fbpx

Quản trị doanh nghiệp bằng phần mềm ERP có gì khác biệt?

  1. Thảo Lê
    Người viết Thảo Lê

Quản trị doanh nghiệp bằng phần mềm ERP có gì khác biệt?

Khi doanh nghiệp phát triển, mở rộng quy mô, việc quản lý sẽ trở nên phức tạp, khó khăn hơn rất nhiều. Lúc này, họ không thể sử dụng các phương pháp quản lý truyền thống nữa mà cần một giải pháp khác hiệu quả hơn. Và phần mềm ERP là lựa chọn của nhiều nhà lãnh đạo. Vậy phần mềm này có gì khác biệt? Lợi ích của nó mang lại cho doanh nghiệp là gì? Độc giả hãy cùng chúng tôi khám phá qua bài viết sau.

Làm thế nào để quản lý doanh nghiệp hiệu quả?

Làm thế nào để quản lý doanh nghiệp hiệu quả?

Làm thế nào để quản lý doanh nghiệp hiệu quả?

Hoạch định chiến lược rõ ràng, cụ thể

Nhà lãnh đạo phải xác định những mục tiêu kinh doanh, lên kế hoạch một cách rõ ràng, chi tiết. Chỉ khi có mục tiêu, có kế hoạch thì người quản lý mới dễ dàng truyền đạt những việc phải làm đến cho nhân viên. Nó sẽ trở thành “kim chỉ nam”  giúp doanh nghiệp không đi sai hướng.

Toàn bộ nhân viên, các cấp quản lý sẽ theo dõi và bám sát chiến lược này để thực hiện công việc của mình một cách kỷ luật, chặt chẽ, đảm bảo đạt được mục tiêu chung, sứ mệnh chung cho toàn doanh nghiệp.

Tổ chức và phân công công việc cho các bộ phận, nhân viên một cách hợp lý

Mỗi nhân viên sẽ có điểm mạnh, điểm yếu riêng. Một nhà quản trị tài ba phải là người hiểu rõ nhân viên của mình để phân chia công việc cho hợp lý. Từ đó, giúp nhân viên phát huy hết khả năng của mình. Không phải cứ ôm hết mọi việc mới là nhà lãnh đạo giỏi. Công ty chỉ có thể phát triển khi những nguồn lực từ con người đến thiết bị phát huy tối đa năng lực của mình.

Tuy nhiên sau khi trao quyền, lãnh đạo cũng cần theo dõi và đánh giá kết quả làm việc, báo cáo của các nhân viên để có thể kiểm soát chặt chẽ hoạt động công việc của họ.Nắm bắt và kiểm soát chặt chẽ các thông tin trong doanh nghiệp

Kiểm soát tài chính

Tài chính có thể coi là “máu” đẻ doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động. Vì thế, kiểm soát tài chính là vấn đề vô cùng quan trọng của mỗi công ty. Chỉ khi kiểm soát tốt vấn đề này, việc kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra trơn tru và thông suốt. Quản lý tài chính hiệu quả còn là tiền đề, cơ sở để đưa ra những quyết định quan trọng, những chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.

Kiểm soát nhân sự

Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công trong mỗi tập thể, tổ chức.  Kiểm soát tốt nhân sự thể hiện ở việc nắm rõ tình hình biến động nhân sự tại doanh nghiệp, thực hiện tốt các nghiệp vụ liên quan đến nhân sự, từ quá trình tuyển dụng, tiếp nhận nhân viên cho đến quản lý thông tin nhân viên….

Kiểm soát tồn kho

Không kiểm soát hàng tồn kho hiệu quả sẽ ảnh hưởng lớn đến vấn đề tài chính của doanh nghiệp, kéo theo đó là những hệ lụy khác. 

Bởi vậy, doanh nghiệp cần phải kiểm soát tối đa lượng hàng trong kho, bao gồm các thông tin liên quan đến: số lượng, mẫu mã, hạn dùng,…. Tránh tình trạng phải tiêu hủy hàng tồn kho do quá hạn.

Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho còn giúp cho lãnh đạo có chính sách nhập hàng phù hợp, tránh tình trạng không có đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu khách hàng, hạn chế tồn đọng vốn.

Những lợi ích của phần mềm ERP đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Những lợi ích của phần mềm ERP đối với sự phát triển của doanh nghiệp

  1. Quản trị nguồn nhân lực tối ưu với phần mềm ERP

Để quản lý hàng chục, hàng trăm nhân sự cùng một lúc không phải là điều dễ dàng, nhất là với những doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, con số này có thể nâng lên rất nhiều. Với phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP, công tác quản lý nhân sự sẽ trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Người quản lý hoàn toàn có thể nắm được khung giờ làm việc, khối lượng và chất lượng công việc của nhân viên để có thể điều chỉnh mức lương và chính sách đãi ngộ sao cho phù hợp nhất.

Mọi công tác liên quan đến quản lý nhân sự như: quản lý hồ sơ nhân viên, quản lý hợp đồng lao động, chấm công, lương, thưởng, bảo hiểm xã hội,…. cũng đều được cập nhật tự động hóa. Từ đó, giúp cho việc tra cứu, kiểm soát và giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự trở nên nhanh chóng và dễ dàng.

  1. Giảm chi phí hoạt động

Chi phí hoạt động là một trong những vấn đề sống còn của mọi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bằng cách sử dụng ERP, thống nhất các luồng dữ liệu, hạn chế tối đa các đầu việc thủ công, phân công công việc hợp lý, kiểm soát hiệu quả năng suất làm việc của nhân viên, họ có thể cắt giảm tối đa chi phí hoạt động để có vốn đầu tư cho những thương vụ lớn hơn trong tương lai.

  1. Lưu trữ dữ liệu

Không chỉ đem lại thông tin mà ERP còn là công cụ hiệu quả cho quá trình lưu trữ và phân tích dữ liệu. Lợi ích từ hoạt động này có thể kể đến như:

    • Lưu lại toàn bộ nghiệp vụ của doanh nghiệp chi tiết nhất
    • Truy xuất lịch sử hoạt động nhanh chóng
    • Phối hợp, phân tích và khai thác thông tin từ dữ liệu đã lưu trữ để có phương án kinh doanh phù hợp
    • Khả năng bảo mật dữ liệu cao

Với khả năng bao quát, quản lý toàn diện như vậy các hệ thống ERP đã và đang là công cụ hỗ trợ đắc lực trong công tác quản trị doanh nghiệp. Nhờ việc giảm thiểu tối đa các chi phí trong khâu vận hành, triển khai, hệ thống ERP giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí cũng như nguồn lực trong quá trình hoạt động.

  1. Bảo mật thông tin

Một hệ thống ERP tốt giúp nhân viên dễ dàng quản lý các quy trình phổ biến như nhập đơn hàng, giao hàng và nhận hàng. Nhưng trong khi phần mềm thường cung cấp cho nhân viên toàn quyền truy cập vào hồ sơ kế toán và biên chế nhạy cảm của bạn thì hệ thống ERP cho phép người quản lý hạn chế tài khoản của nhân viên chỉ với các quy trình có liên quan đến vai trò của họ. Loại bảo mật dựa trên vai trò này có nghĩa là doanh nghiệp có thể vừa mở rộng quyền truy cập vừa giữ quyền bị khóa để họ chỉ có thể truy cập những gì cần thiết.

  1. Phần mềm ERP giúp kiểm tra chất lượng, quản lý dự án

Phần mềm ERP sẽ giúp doanh nghiệp kiểm tra và theo dõi chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp doanh nghiệp lên kế hoạch, phân bổ nguồn lực một cách hợp lý. Với phần mềm ERP, doanh nghiệp có thể nắm được toàn bộ khối lượng công việc mà các thành viên trong dự án đang làm, từ đó có thể tự động gán các thành viên có khả năng vào những công việc phù hợp nhất.

Hy vọng với những chia sẻ bên trên, doanh nghiệp sẽ tìm cho mình được giải pháp phù hợp. Mọi thắc mắc xin gửi về website Cloudify.vn để được tư vấn và biết thêm chi tiết.

Xem thêm

Cloud ERP cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Có nên sử dụng hay không?
ERP online là gì? Doanh nghiệp có nên sử dụng ERP online?
ERP Web và những điều doanh nghiệp thường ngộ nhận
SaaS ERP và những thông tin cơ bản doanh nghiệp cần biết
Intelligent ERP – Giải pháp mới cho doanh nghiệp Việt

0/5 (0 Reviews)

Bài liên quan

Quản lý sai cách doanh nghiệp chịu nhiều tổn thất không nên có
Quản lý sai cách doanh nghiệp chịu nhiều tổn thất không nên có

Quản lý doanh nghiệp, đặc biệt đối với các SMEs gặp không ít khó khăn về cả vốn và chuẩn hóa quy trình quản

Cloud ERP – Khi “Điện Toán Đám Mây” Là Xu Thế Quản Trị Hàng Đầu Của Mọi Doanh Nghiệp

Khủng hoảng từ đại dịch COVID-19 đã buộc các doanh nghiệp phải có những quyết định chuyển mình nhanh chóng trong cách thức quản

B2B2C
B2B2C trên nền tảng ERP- Lấy khách hàng làm trung tâm

Chúng ta đã không còn xa lạ với các mô hình kinh doanh như B2C, B2B hay B2G nhưng với mô hình B2B2C thì

Tòa nhà Dolphin Plaza – Tầng 2 số 28 Trần Bình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng HCM

169 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

© 2022 Cloudify ERP.
0/5 (0 Reviews)
  • Đăng ký thông tin

Hơn 2,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:1900 866 695 (24/7)