Trong thời đại 4.0, một hệ thống ERP kém linh hoạt sẽ là bức tường cản trở quá trình chuyển đổi, số hóa toàn diện doanh nghiệp. Vì vậy, phần mềm ERP không chỉ cần bắt kịp các xu hướng mới nhất mà còn phải phù hợp và đem lại lợi ích gia tăng cho người dùng. Chình vì vậy, qua bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ về 3 xu hướng triển khai ERP 2021 dành cho nhà quản trị.
Nội dung bài viết
Tầm quan trọng của xu hướng triển khai ERP 2021
ERP là một giải pháp toàn cầu hỗ trợ doanh nghiệp quản lý chặt chẽ và giải quyết hầu hết các bài toán mà doanh nghiệp còn đang gặp phải. Chính vì vậy, khi ứng dụng ERP, người lãnh đạo nên cân nhắc thật kỹ lưỡng và cần có sự tìm hiểu, nghiên cứu về giải pháp này. Nhất là khi càng ngày xu hướng triển khai ERP càng phát triển.
Khoảng những năm 2000, việc triển khai ERP còn rất hạn chế. Doanh nghiệp ứng dụng ERP thời đó thường là các doanh nghiệp lớn, có nguồn vốn đầu tư đáp ứng điều kiện. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn theo phương pháp quản lý cũ. Cho đến vài năm gần đây, tốc độ phát triển của công nghệ thông tin tăng mạnh, các nhà cung cấp ERP cũng bắt đầu hướng đến những giải pháp tinh gọn, di động hơn để phù hợp với thời đại 4.0 và những doanh nghiệp có nguồn vốn thấp.
3 xu hướng triển khai ERP 2021 nhà quản trị cần biết
Nếu doanh nghiệp chưa từng ứng dụng ERP, việc nắm được xu hướng triển khai ERP 2021 là điều cực kỳ cần thiết. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp theo kịp thời đại mà còn giúp doanh nghiệp nắm trước được xu hướng để có các chiến lược triển khai phù hợp hơn. Với 3 xu hướng triển khai mà chúng tôi chia sẻ, hy vọng nhà quản trị có thể lựa chọn được phương hướng triển khai cho phù hợp.
Cloud ERP không hẳn là xu hướng mới năm 2021, nhưng nếu xét theo số doanh nghiệp đã, đang triển khai thì có thể coi ERP đám mây chưa hoàn toàn phổ biến ở nước ta. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiên về lựa chọn giải pháp đám mây khi muốn triển khai phần mềm ERP khiến SaaS ERP đang dần có chỗ đứng trong thị trường.
Trước đây, hầu như ERP On-Premise hầu như là giải pháp duy nhất, các dữ liệu được lưu trữ trên server vật lý của doanh nghiệp. Điều này dẫn tới phát sinh các khoản chi phí như chi phí thuê server, chi phí nhân sự IT,…. gây ra tốn kém. Đó cũng là lý do vì sao doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu như không thể tiếp cận với giải pháp này.
Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp các giải pháp ERP được tích hợp sẵn các tính năng, người dùng có thể sử dụng dữ liệu và phân tích thông tin một cách dễ dàng hơn. AI và các công nghệ thông minh còn giúp kiểm soát quy trình làm việc, tự động tìm ra các lỗi sai, rút ngắn thời gian xử lý thông tin, tự động hóa hầu hết các quy trình phức tạp. Nhờ đó, phần mềm giúp giải phóng thời gian, tiết kiệm công sức của doanh nghiệp. Nhân viên có thể sử dụng thời gian tiết kiệm được vào các công việc khác giúp đem lại giá trị cao hơn.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn có sự linh hoạt nhất định, nhất là trong thời đại 4.0, sự di động được đề cao và ưu tiên hơn so với trước đây. Do đó, xu hướng triển khai ERP 2021 sẽ tiếp tục phổ biến khi triển khai giải pháp ERP trên đa thiết bị, đa nền tảng và hệ điều hành. Bên cạnh đó, các quyết định kinh doanh hiệu quả thường bắt nguồn từ thông tin chính xác và kịp thời. Chính vì vậy, một hệ thống ERP với khả năng cập nhật và đồng bộ dữ liệu từ các bộ phận liên quan theo thời gian thực chắc chắn sẽ mang đến sự hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp hơn.
Với 3 xu hướng triển khai ERP 2021, chúng tôi hy vọng doanh nghiệp sẽ lựa chọn được một phần mềm đáp ứng và phù hợp với mình. Nếu nhà quản trị cần tư vấn thêm về các xu hướng ERP hoặc muốn tìm hiểu thêm về giải pháp này, xin liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 866 695 hoặc website Cloudify.vn.
Xem thêm
Top 3 phần mềm ERP Việt Nam doanh nghiệp nên lựa chọn
Phần mềm ERP – có nên áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ?
Cloud ERP cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Có nên sử dụng hay không?
ERP Web và những điều doanh nghiệp thường ngộ nhận