Tất cả chúng ta đều biết để quản lý một doanh nghiệp không phải là một câu chuyện dễ dàng. Nó đòi hỏi người quản lý phải giải quyết nhiều công việc khác nhau. Điều này vô tình khiến công việc quản lý vốn vất vả nay càng trở nên khó khăn. Thế nhưng, từ khi phần mềm quản lý ERP ra đời, nó nhanh chóng trở thành xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn? Nguyên do từ đâu? Lợi ích của nó là gì? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Những khó khăn khi quản lý doanh nghiệp
Những khó khăn khi quản lý doanh nghiệp
Không kiểm soát được số lượng công việc của nhân viên
Vì rất nhiều lý do khác nhau khiến hầu hết các doanh nghiệp đều không kiểm soát được số lượng nhân viên và phân bổ công việc cho hợp lý. Người quản lý thường mắc sai lầm khi suy nghĩ rằng sẽ giao nhiều việc cho người có kinh nghiệm với những công việc quan trọng, còn những người ít kinh nghiệm hơn chỉ giao những việc lặt vặt. Điều này đã gây mất cân bằng về khối lượng công việc và thời gian cho mỗi nhân viên. Chính vì sự phân công công việc không đồng đều, có thể làm chậm tiến độ công việc do khối lượng công việc dành cho một người là quá lớn so với khả năng của họ. Chính vì vậy doanh nghiệp cần có một phần mềm quản lý ERP để tự động hóa quản lý nhân viên.
Khó khăn trong việc quản lý thu chi
Tiền bạc, ngân sách là những vấn đề quan trọng, “nhạy cảm” đối với một doanh nghiệp. Nếu không quản lý tốt, doanh nghiệp sẽ phải chịu nhiều tổn thất đến từ vấn đề này. Tuy nhiên, việc quản lý thu chi của một doanh nghiệp quả thật không đơn giản.
Sự phức tạp của bài toán kinh doanh tăng lên đối với mỗi đối tác, nhân viên. Do vậy việc nhận được hỗ trợ quản lý tiền mặt và kế toán sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đảm bảo các vấn đề thu chi luôn rõ ràng, rành mạch.
Quản lý thủ công, rời rạc
Hiện nay, nhiều công ty sản xuất vẫn đang quản lý một cách thủ công qua nhân công, lưu trữ và giao việc bằng các văn bản cứng, các file dữ liệu không tập trung gây ra tình trạng chậm trễ xuất – nhập hàng, tốn nhân lực, thông tin rời rạc, không được cập nhật.
Quản lý đơn hàng sai sót
Với mỗi đơn hàng mới, doanh nghiệp cần phải tính toán vật tư đầu vào, số lượng nhân công, máy móc, chi phí đầu tư,.. Tuy nhiên, nếu tính toán theo phương pháp thủ công, doanh nghiệp cần rất nhiều nhân lực và tốn thời gian để tính toán chưa kể, với việc phải tính toán rất nhiều dữ liệu rất dễ xảy ra sai số, gây tổn thất nặng nề.
Những lợi ích của việc áp dụng phần mềm quản lý ERP
Những lợi ích của việc áp dụng phần mềm quản lý ERP
1.Báo cáo và lập kế hoạch được cải thiện
Cùng với khả năng hiển thị được cải thiện, cái nhìn toàn diện hơn là một lợi thế lớn của phần mềm quản lý ERP. Hệ thống ERP cho phép tổ chức có một bản báo cáo thống nhất, duy nhất cho mọi quy trình. Bằng cách có một nền tảng dữ liệu duy nhất, hệ thống ERP có thể dễ dàng tạo ra các báo cáo và phân tích hữu ích bất cứ lúc nào. Phần mềm này cung cấp cho người quản lý khả năng phân tích và so sánh các chức năng giữa các phòng ban mà không gặp rắc rối với nhiều bảng tính và email.
2.Cải thiện hiệu quả quy trình
Nền tảng ERP loại bỏ các quy trình lặp đi lặp lại và giảm đáng kể nhu cầu nhập thông tin theo cách thủ công. Điều này không chỉ cải thiện năng suất của người dùng mà còn loại bỏ khả năng dữ liệu không chính xác có thể dẫn đến sai lầm.
Phần mềm quản lý ERP cũng sẽ cải thiện các hoạt động kinh doanh hàng ngày bằng cách hợp lý hóa các quy trình kinh doanh, giúp các công ty thu thập dữ liệu dễ dàng và hiệu quả hơn. Hãy coi ERP như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho con người, được thiết kế để giúp doanh nghiệp luôn đi đúng hướng, chú ý đến từng chi tiết và làm cho công việc được chính xác, rõ ràng.
3.Tiết kiệm chi phí
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều muốn tiết kiệm chi phí và tránh những sai lầm không đáng có. Với một nguồn thông tin chính xác, thời gian thực, phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp giúp giảm chi phí hành chính, cho phép doanh nghiệp sử dụng tiền vào các lĩnh vực cần thiết khác. Nó cũng cho phép các nhà sản xuất chủ động quản lý hoạt động, ngăn ngừa sự gián đoạn và chậm trễ, chia nhỏ thông tin và giúp người dùng đưa ra quyết định nhanh chóng hơn. Phần mềm ERP có sẵn để giúp doanh nghiệp trở nên thông minh hơn trong việc tiết kiệm và chi tiêu khi cần thiết.
4.Các quy trình được sắp xếp hợp lý
Khi các nhà sản xuất phát triển, hoạt động của họ ngày càng trở nên phức tạp hơn, điều này không may làm tăng cơ hội cho những sai lầm tốn kém. Phần mềm sản xuất tự động hóa hoạt động kinh doanh giữa các bộ phận, cung cấp thông tin chính xác, theo thời gian thực. Đồng thời, phần mềm giúp loại bỏ thao tác thủ công thường tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến sai sót. Phần mềm quản lý ERP tăng hiệu quả và năng suất bằng cách giúp người dùng điều hướng các quy trình phức tạp, ngăn chặn việc nhập lại dữ liệu và cải thiện các chức năng như sản xuất, hoàn thành đơn hàng và giao hàng. Các quy trình được sắp xếp hợp lý, hiệu quả xuyên suốt.
Hy vọng với những chia sẻ bên trên, doanh nghiệp sẽ tìm cho mình phần mềm quản lý ERP phù hợp. Mọi thắc mắc xin gửi về website Cloudify.vn để được tư vấn và biết thêm chi tiết.
Xem thêm
Cloud ERP cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Có nên sử dụng hay không?
ERP online là gì? Doanh nghiệp có nên sử dụng ERP online?
ERP Web và những điều doanh nghiệp thường ngộ nhận
SaaS ERP và những thông tin cơ bản doanh nghiệp cần biết