Odoo ERP có lẽ là một khái niệm còn khá xa lạ với các nhà quản trị và doanh nghiệp. Khác với Cloud ERP hay On-premise ERP, từ khóa này ít được biết đến và thường phổ biến tại nước ngoài hơn Việt Nam. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ tới doanh nghiệp và các nhà quản trị về những thông tin cơ bản của giải pháp này.
Nội dung bài viết
Odoo ERP là phần mềm mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ lập trình Python. Trong đó, ERP – Enterprise Resource Planning có thể được hiểu là một hệ thống tích hợp các thành phần để quản lý doanh nghiệp tổng thể như quản lý kho, quản lý bán hàng, quản lý nhân viên, điểm bán hàng (POS),…. Còn Python là ngôn ngữ lập trình cộng đồng rất phổ biến và không chịu sự kiểm soát của bất kỳ hãng nào.
ERP là giải pháp mà mọi doanh nghiệp đều muốn tối ưu và Odoo ERP là một trong những phần mềm ra đời nhằm mục đích đó. Do Odoo là phần mềm ứng dụng mã nguồn mở nên nhà phát triển có thể lập trình thêm các phân hệ theo nhu cầu sử dụng của người dùng, nhà cung cấp sẽ cần phải lập trình theo framework mà Odoo cung cấp.
Odoo được viết và phát triển bởi Fabien Pinckaers, tên gọi trước đây là TinyERP sau đó đổi thành OpenERP, từ phiên bản 8.0 cho đến nay được đổi tên thành Odoo ERP. Đối với những người từng tìm kiếm thông tin hoặc hiểu biết về mã nguồn mở, chắc hẳn những cái tên như: Odoo, Opentaps, Openbravo,….đều quen thuộc. Những giải pháp này đều cung cấp cho người dùng nền tảng để triển khai ERP dựa vào đặc thù riêng và yêu cầu của doanh nghiệp. Trong đó, Odoo ERP được biết đến với tên gọi trước đây là OpenERP.
Không có một giải pháp nào là hoàn hảo 100% cho doanh nghiệp dù là giải pháp miễn phí hay trả phí. Tuy nhiên, Odoo được đánh giá cao cả trong nước và nước ngoài bởi khả năng linh hoạt, tùy chỉnh và xử lý của nó.
Odoo ERP có thể làm được gì cho doanh nghiệp?
Odoo được đánh giá là giải pháp phổ biến, phù hợp cho đa số các doanh nghiệp hiện nay. Cụ thể, Odoo ERP có thể cung cấp những lợi ích như:
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu quy mô doanh nghiệp là vừa và nhỏ. Điều đó dẫn đến mức độ cạnh tranh là rất cao. Với số lượng doanh nghiệp, ngành nghề, lĩnh vực lớn, mỗi doanh nghiệp lại có nhu cầu về sử dụng khác nhau nên một giải pháp mã nguồn mở như Odoo là cực kỳ phù hợp. Ngoài ra, nhờ yếu tố mã nguồn mở, nhiều công ty tin học nhỏ tại nước ta có thể cung cấp và triển khai, phát triển bổ sung các phân hệ phụ trợ cho doanh nghiệp trong nước.
Chi phí trung bình của việc triển khai ERP trong 5 năm (2010 – 2014) là khoảng 6,1 triệu USD (theo Paranoma). Với mức chi phí này, Odoo ERP hoàn toàn phù hợp cho rất nhiều doanh nghiệp có nguồn vốn hạn hẹp, nhất là đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam với nguồn vốn đầu tư thấp và khó cạnh tranh.
Bên cạnh đó, khác với các giải pháp SAP, Oracle với chi phí phần cứng cao, Odoo dễ cài đặt, vận hành được trên nhiều nền tảng. Đối với phiên bản Odoo miễn phí, các học viên, thực tập về tin học, phần mềm có thể tải để nghiên cứu.
Một xu hướng ERP hiện nay đó là ERP online có tích hợp dịch vụ đám mây. Chính vì thế, rất nhiều nhà cung cấp đã chọn triển khai ERP online ứng dụng công nghệ đám mây và cho người dùng thuê. Odoo ERP hoàn toàn giải quyết được nhu cầu của các đơn vị cung cấp khi có thể triển khai dịch vụ đám mây, doanh nghiệp sẽ dựa vào số module, users,….để thanh toán cho nhà cung cấp.
Odoo ERP tuy vẫn là một định nghĩa mới lạ đối với các doanh nghiệp trong nước, nhưng nó vẫn là một trong những giải pháp phổ biến và nổi tiếng nhất trên thế giới. Qua bài viết, chúng tôi hy vọng doanh nghiệp có thêm thông tin về Odoo. Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi qua Cloudify.vn.
Xem thêm
Cloud ERP – Phần mềm quản lý hiệu quả dành cho doanh nghiệp
SaaS ERP và những thông tin cơ bản doanh nghiệp cần biết
Top 3 phần mềm Cloud ERP phổ biến nhất hiện nay
Intelligent ERP – Giải pháp mới cho doanh nghiệp Việt