Hệ thống quản lý doanh nghiệp càng ngày càng đòi hỏi sự chặt chẽ và khoa học cao. Để làm được điều đó, rất nhiều nhà quản trị đã phải đau đầu và mất nhiều công sức để xây dựng lên. Tuy nhiên, sai sót trong quá trình xây dựng hệ thống là không tránh khỏi dẫn đến những khó khăn nhất định. Vậy những khó khăn đó là gì? Doanh nghiệp nên làm gì để giải quyết những vấn đề đó và hoàn thiện hệ thống?
Nội dung bài viết
Những khó khăn liên quan tới hệ thống quản lý doanh nghiệp
Hệ thống quản lý doanh nghiệp từ lâu được biết tới là hệ thống hỗ trợ các nhà quản trị nắm bắt, kiểm soát được tổng thể tình hình doanh nghiệp. Chính vì vậy, hệ thống này vô cùng quan trọng và tác động trực tiếp tới sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thực tế, trước, trong và sau khi xây dựng hệ thống này, các nhà quản trị đều gặp rất nhiều khó khăn. Một số vấn đề thường gặp gồm:
Do hệ thống quản lý doanh nghiệp không có sự chặt chẽ dẫn đến việc nhà quản trị khó để nắm bắt được toàn bộ nguồn lực doanh nghiệp. Việc khó nắm bắt nguồn lực khiến cho sự phân bổ không đồng đều, hợp lý, những vị trí cần nhiều nguồn lực nhưng lại thiếu và ngược lại. Vấn đề này dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong sử dụng nguồn lực doanh nghiệp, làm giảm khả năng sinh lời. Đôi lúc, sự phân bổ sai còn khiến cho chi phí tăng, doanh thu và lợi nhuận giảm, doanh nghiệp rơi vào tình trạng bất ổn.
Khó quản lý đồng bộ
Do hệ thống không chặt chẽ, quy trình quản lý bị rời rạc dẫn đến sự không đồng nhất về dữ liệu giữa các phòng ban, chi nhánh. Doanh nghiệp vẫn có thể thu thập đầy đủ số liệu cần thiết, tuy nhiên, để làm được điều đó cần rất nhiều thời gian và công sức. Chính vì vậy, sự đồng nhất ngay từ những công đoạn bắt đầu là điều vô cùng quan trọng.
Để đạt được sự đồng nhất ngay từ ban đầu, người quản trị cần siết chặt quản lý, giám sát, người nhân viên cần có sự linh hoạt, nhanh nhẹn và thông minh trong công việc. Tuy nhiên, không phải nguồn nhân sự nào trong doanh nghiệp cũng có thể làm tốt được việc đó.
Một hệ thống quản lý doanh nghiệp không phù hợp sẽ khó để kiểm soát được nguồn nhân lực, nhất là với những công ty có nhiều nhân viên. Nếu một hệ thống quản lý không chặt chẽ và một phương pháp quản lý thủ công chắc chắn sẽ gây ra mất kiểm soát tình hình nhân sự. Do đó, nhà quản trị cần để mắt nhiều hơn đến các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực tại doanh nghiệp hơn các yếu tố khác.
Hệ thống quản lý phù hợp, phương pháp quản lý chặt chẽ cũng không thể chắc chắn vấn đề quản lý doanh nghiệp sẽ phát triển. Chính vì vậy, một công cụ quản lý tiên tiến, tối ưu là yếu tố rất cần thiết với doanh nghiệp. Các công cụ phổ biến dành cho quản lý gồm: phần mềm quản lý doanh nghiệp, các thiết bị thông minh, máy quét mã vạch,…. Với những công nghệ tân tiến, đa năng, chắc chắn sẽ không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí trong quản lý mà còn giúp tăng tốc toàn bộ quy trình.
Một trong những phương pháp giúp hóa giải các vấn đề một cách toàn diện và phổ biến nhất hiện nay đó là sử dụng phần mềm ERP hỗ trợ quản trị tổng thể. Phần mềm có thể giải quyết được các vấn đề nhân sự, tài chính, kho hàng,…..và đưa các dữ liệu vào cùng một hệ thống theo thời gian thực. Nói cách khác, toàn bộ dữ liệu doanh nghiệp sẽ được quản lý đồng bộ và luôn được cập nhật theo thời gian.
Phần mềm được đánh giá là công cụ hỗ trợ lập hệ thống quản lý doanh nghiệp tốt nhất hiện nay bởi nó giúp giải quyết được hầu hết các bài toán doanh nghiệp gặp phải. Đây cũng là giải pháp quản trị doanh nghiệp được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng. Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp muốn tìm kiếm một phần mềm ERP, xin liên hệ với chúng tôi qua Cloudify.vn để được tư vấn miễn phí.
Xem thêm
Cloud ERP và SaaS ERP có gì khác biệt? Đâu là giải pháp phù hợp?
ERP thông minh và những ứng dụng thực tế trong thời đại 4.0
Phần mềm quản lý kho online và những rào cản đầu tư
Tại sao doanh nghiệp nên chuyển sang sử dụng hệ thống ERP?