Cách quản lý doanh nghiệp nhỏ hiện nay tuy phổ biến nhưng vẫn khiến rất nhiều nhà quản trị phải đau đầu vì không biết đó có phải giải pháp phù hợp hay không. Doanh nghiệp nhỏ có ưu điểm là linh hoạt, do đó dễ dàng thay đổi phương pháp quản lý nếu nhà quản trị cảm thấy không phù hợp. Trong bài viết chúng tôi chia sẻ dưới đây, 3 phương pháp quản lý dành cho doanh nghiệp nhỏ phổ biến nhất hiện nay sẽ là cơ sở giúp nhà quản trị lựa chọn một phương pháp thích hợp cho doanh nghiệp của mình.
Nội dung bài viết
3 cách quản lý doanh nghiệp nhỏ phổ biến
Cách quản lý doanh nghiệp nhỏ có tác động rất lớn đến tình hình và kết quả kinh doanh dù cho với quy mô nhỏ. Chính vì vậy, nhà quản trị doanh nghiệp với mọi quy mô đều cần phải lựa chọn phương pháp phù hợp với doanh nghiệp và các yếu tố xoay quanh doanh nghiệp của mình sao cho hiệu quả mà tiết kiệm nhất có thể. 3 phương pháp phổ biến mà chúng tôi muốn chia sẻ tới doanh nghiệp gồm:
Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ hiện nay rất nhiều bởi các ưu điểm và đặc tính của nó. Đối với các doanh nghiệp nhỏ có phạm vị hoạt động ở các tỉnh, xã,…. phương pháp này rất phổ biến và dễ nhận thấy.
Ưu điểm: phương pháp quản lý qua sổ sách giấy tờ thường ít tốn kém, lưu trữ được lâu dài và là phương pháp quen thuộc với các doanh nghiệp từ trước đến nay, không mất thời gian làm quen.
Nhược điểm: không thể sao lưu dữ liệu do đó không thể khôi phục, tốn không gian lưu trữ, tốn thời gian tính toán, viết lách, dễ gây nhầm lẫn.
Một trong những cách quản lý doanh nghiệp nhỏ đó là sử dụng excel. Excel là phần mềm tính toán miễn phí được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Đây cũng là phần mềm được hầu hết mọi doanh nghiệp biết đến và ứng dụng trước khi xuất hiện các giải pháp công nghệ mới.
Ưu điểm: phần mềm này hoàn toàn miễn phí, luôn được cài đặt sẵn trên máy tính, thao tác không quá phức tạp, dễ làm quen, là phần mềm quen thuộc nên không tốn thời gian đào tạo nhân viên mới.
Nhược điểm: bảo mật chưa cao do file có thể tự ý chỉnh sửa, truyền tay nhau, phần mềm không có lịch sử chỉnh sửa, không giúp sao lưu nên khó nắm bắt và cũng không thể khôi phục được dữ liệu nếu gặp bất kỳ biến cố nào.
Phương pháp này cũng đang dần phổ biến đối với các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam bởi các phần mềm hiện nay có chi phí không quá cao mà còn hỗ trợ tối ưu cho quản trị doanh nghiệp.
Ưu điểm: phần mềm quản trị doanh nghiệp hỗ trợ kiểm soát tổng thể, đồng bộ, theo thời gian thực dựa vào nguồn lực của doanh nghiệp, đồng thời nó còn tích hợp nhiều phần mềm, phân hệ cùng lúc như: tài chính, kế toán, bán hàng, sản xuất,….nhà quản trị có thể nắm bắt từ xa, quản lý nguồn nhân sự dù không có mặt tại doanh nghiệp, hỗ trợ báo cáo, ra quyết định nhanh chóng, giao diện trực quan, lưu toàn bộ lịch sử hoạt động,….
Nhược điểm: mất phí là yếu tố đầu tiên gây trở ngại trong việc đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ, ngoài ra, nhiều công ty cung cấp phần mềm chưa tối ưu được hệ thống an ninh cho dữ liệu của doanh nghiệp.
Cách quản lý doanh nghiệp nhỏ hiệu quả nào phù hợp với doanh nghiệp?
Qua 3 phương pháp quản lý nêu trên, doanh nghiệp muốn chọn được giải pháp phù hợp cần dựa vào một số yếu tố như:
Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp: lớn, vừa hay nhỏ? Nếu doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi rất nhỏ, sổ sách và excel là những phương pháp phù hợp bởi ít gây tốn kém, lượng dữ liệu cũng không quá nhiều, vẫn có thể kiểm soát được. Ngược lại, nếu doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi, quy mô thì nên ứng dụng phần mềm quản trị.
Nhu cầu mở rộng quy mô: các doanh nghiệp nhỏ nếu muốn mở rộng quy mô, giai đoạn đầu có thể không cần đến phần mềm, tuy nhiên về sau sẽ rất khó khăn nếu doanh nghiệp không có một công cụ hỗ trợ.
Ngoài các yếu tố trên, doanh nghiệp có thể xét đến: sản phẩm, thị trường, khách hàng mục tiêu,…để lựa chọn phương pháp cho phù hợp nhất. Qua bài viết, nếu nhà quản trị lựa chọn cách quản lý doanh nghiệp nhỏ bằng phần mềm, xin liên hệ với chúng tôi qua Cloudify.vn để được tư vấn miễn phí.
Xem thêm
Quản trị doanh nghiệp bằng phần mềm ERP có gì khác biệt?
App quản lý đơn hàng – Giải pháp bán hàng di động cho doanh nghiệp
Giải pháp ERP đám mây phù hợp cho doanh nghiệp nào?
Tổng hợp 8 chức năng tối ưu của phần mềm quản lý online