Trong bất kỳ hoạt động quản lý nào cũng đều không thể tránh khỏi những vấn đề phát sinh. Nhất là trong thời kỳ hội nhập, 4.0 đang dần phổ biến ở nước ta. Bên cạnh sự phát triển của công nghệ và các doanh nghiệp áp dụng công nghệ, vẫn còn rất nhiều cửa hàng, doanh nghiệp chưa sẵn sàng đổi mới. Trong bài viết sau đây, chúng tôi xin chia sẻ tới các nhà quản lý 7 vấn đề phổ biến trong quản lý bán hàng và cách giải quyết.
Nội dung bài viết
7 vấn đề thường gặp trong quản lý bán hàng
Khi doanh nghiệp, cửa hàng chưa sẵn sàng áp dụng các công nghệ quản lý bán hàng mới của thời đại 4.0, các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động có thể sẽ xảy ra nhiều hơn. Vậy các vấn đề đó là gì?
Tính nhẩm trong đầu, viết ra một mẩu giấy các phép toán rồi đưa cho khách hàng, bấm máy tính bỏ túi,….là các cách tính toán thủ công phổ biến mà chúng ta đều đã gặp ít nhất một lần. Những cách tính toán này có nhược điểm lớn nhất là mất thời gian mà còn dễ bị sai, dễ nhầm lẫn.
Một quy trình tính toán quản lý bán hàng thủ công, dễ gây nhầm lẫn chắc chắn sẽ khiến các khách hàng phải chờ đợi. Không phải khách hàng nào cũng có thời gian để đứng chờ, hoặc kể cả đứng chờ, họ cũng sẽ cảm thấy khó chịu. Từ đó, lượng khách hàng của cửa hàng, doanh nghiệp dễ bị giảm dần.
Tính toán thủ công chắc chắn kiểm kê cũng thủ công. Việc đếm, phân loại một số lượng lớn hàng hóa nhập về, xuất đi gây tốn rất nhiều thời gian, công sức. Và chắc chắn rằng nhầm lẫn trong khi kiểm kê là điều không thể tránh khỏi. Chỉ một sai sót nhỏ, nhân viên sẽ phải thực hiện việc kiểm kê lại từ đầu.
Các quy trình đều được làm thủ công khiến cho mọi công việc đều chậm hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, việc sửa chữa những lỗi sai, nhầm lẫn cũng tốn thời gian không kém do người chủ phải dò tìm nguyên nhân.
Hầu hết các cửa hàng, doanh nghiệp tính toán, vận hành thủ công sẽ không thể quản lý công nợ triệt để. Nguyên nhân là bởi những sai số trong quá trình làm việc, mà tìm ra nguyên nhân để sửa lại thực sự trở thành thách thức lớn.
Cách quản lý cũ yêu cầu người quản lý không được phép lơ là và phải thường xuyên có mặt ở cửa hàng, doanh nghiệp. Có thể nói luôn có mặt ở cửa hàng hoặc doanh nghiệp sẽ tăng cả áp lực cho người quản lý cũng như các nhân viên. Đồng thời làm giảm đi hiệu quả làm việc rất nhiều.
Do toàn bộ quy trình đều là thủ công nên việc đào tạo nhân viên mới đến làm cũng hoàn toàn thủ công mà không có một tài liệu, giáo trình cụ thể nào. Nhân viên mới sẽ mất một khoảng thời gian dài để quen với công việc ở doanh nghiệp.
Làm sao để giải quyết các vấn đề trong quản lý bán hàng?
Không vấn đề nào xảy ra mà không có cách giải quyết. Các phương pháp sau đây mà chúng tôi chia sẻ chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề kể trên.
Một kế hoạch bán hàng bài bản, chi tiết và khả thi chắc chắn sẽ củng cố lại quy trình dù là quy trình thủ công. Tuy nhiên, vận hành thủ công và bám sát kế hoạch chỉ nên áp dụng cho các cửa hàng, doanh nghiệp nhỏ, ít hàng hóa, khách hàng, nhân viên,…
Các công nghệ ứng dụng vào bán hàng phổ biến hiện nay gồm: phần mềm quản lý bán hàng, máy tính tiền, máy quét mã vạch, máy in hóa đơn,…hoặc các máy bán hàng di động cầm tay. Với các ứng dụng ấy, chắc chắn quy trình bán hàng sẽ được tăng tốc và hiệu quả rõ rệt.
Các ứng dụng công nghệ chỉ là một phần. Nếu doanh nghiệp, cửa hàng biết cách sắp xếp hàng hóa bán, hàng trong kho cho khoa học, hợp lý sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí.
Với 7 vấn đề trong quản lý bán hàng cùng 3 cách giải quyết trên, chúng tôi hy vọng doanh nghiệp sẽ tìm và giải quyết được các bài toán của mình. Nếu nhà quản lý gặp khó khăn trong tìm kiếm một phần mềm bán hàng, xin liên hệ với chúng tôi qua Cloudify.vn để được tư vấn miễn phí.
Xem thêm
Bán hàng D2C – Xu hướng mới của doanh nghiệp
Vòng đời sản phẩm và những điều doanh nghiệp cần biết
Phân biệt ERP và CRM – Giải pháp nào cho doanh nghiệp 4.0?
Phần mềm bán hàng B2B có thực sự cần thiết cho doanh nghiệp?
So sánh top 4 phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả nhất hiện nay