Intelligent ERP hay ERP thông minh chắc hẳn là một từ khóa được nghe đến rất nhiều khi doanh nghiệp muốn tìm kiếm một giải pháp quản trị tổng thể. Thực tế, có thể ví ERP thông minh như một làn gió mới cho nền kinh tế của Việt Nam bởi tính đa năng, di động của nó. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ quan điểm và những hiểu biết của mình về Intelligent ERP.
Nội dung bài viết
Intelligent ERP – Yếu tố then chốt trong chuyển đổi số
Intelligent ERP hay ERP thông minh là một từ khóa phổ biến, nhưng ý nghĩa thực sự của nó là gì? Chúng tôi có thể tóm tắt ý nghĩa của từ khóa này trong hai từ đó là “Sự kết nối” và “Cơ hội”.
Theo IDC, ERP thông minh là các ứng dụng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, phân tích nâng cao được xây dựng trên một nền tảng dữ liệu lớn, được sắp xếp để dự báo, theo dõi, tìm hiểu, định tuyến, phân tích, báo cáo và quản lý về các nguồn lực và quy trình kinh doanh. ERP thông minh được ví như là “xương sống” của chuyển đổi kỹ thuật số và nó đã, đang và sẽ vận hành các doanh nghiệp trong một thế giới kỹ thuật số ngày càng phát triển.
Intelligent ERP – Yếu tố then chốt trong chuyển đổi số
Chuyển đổi số hóa là quá trình doanh nghiệp sẽ trở thành một doanh nghiệp kỹ thuật số cùng các ứng dụng thông minh. Các mô hình kinh doanh hiện tại đang thay đổi và doanh nghiệp cần luôn trong tư thế sẵn sàng. Không chỉ để tận dụng những lợi ích chuyển đổi số mang lại mà còn vì doanh nghiệp sẽ có nguy cơ bị loại khỏi chuỗi cung ứng.
Những công nghệ góp phần hình thành Intelligent ERP như: điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo,…. đều cung cấp cho công ty khả năng thay đổi mô hình kinh doanh để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới trong nền kinh tế kỹ thuật số. Những công nghệ kỹ thuật số cùng các công cụ hỗ trợ này đang tác động đến tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp, xã hội và văn hóa cũng như cuộc sống hàng ngày.
Điện toán đám mây là một thuật ngữ chung để chỉ việc cung cấp các dịch vụ được lưu trữ trên internet. Điện toán đám mây cho phép các công ty sử dụng tài nguyên máy tính, chẳng hạn như máy chủ ảo thay vì phải xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng điện toán trong nhà. Điện toán đám mây là một trong những yếu tố chủ chốt trong Intelligent ERP.
Công nghệ di động là công nghệ được sử dụng cho tương tác di động. Nó đã phát triển vượt bậc từ điện thoại di động ban đầu đến điện thoại thông minh và dần dần đến các thiết bị trong máy móc. Nói cách khác, công nghệ này giúp việc giao tiếp với hệ thống ERP dễ dàng hơn. Người dùng có thể dễ dàng sử dụng ERP qua nhiều thiết bị di động thông minh khác nhau ở bất cứ đâu.
Siêu dữ liệu là tổng hợp toàn bộ dữ liệu gồm dữ liệu có cấu trúc (Cơ sở dữ liệu SQL), bán cấu trúc (dữ liệu truyền từ cảm biến) và phi cấu trúc (tập tin tài liệu). Siêu dữ liệu có ba đặc điểm chính: Khối lượng – thường tính bằng terabyte, có thể lên đến exabyte; Sự đa dạng và Tốc độ xử lý. Đây là một trong những yếu tốt không thể thiếu trong Intelligent ERP.
IoT hay Internet vạn vật là một mạng lưới các đối tượng vật lý như xe cộ, máy móc, thiết bị, thiết bị gia dụng,…. sử dụng các cảm biến và API để kết nối và trao đổi dữ liệu qua internet. Nói cách khác, IoT chính là một mạng lưới giúp cho mọi sự vật có khả năng kết nối và trao đổi thông qua internet.
Trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép các ứng dụng phần mềm trở nên chính xác hơn trong việc dự đoán kết quả mà không cần được lập trình rõ ràng. Bằng cách xây dựng các thuật toán có thể nhận diện dữ liệu đầu vào và sử dụng hệ thống phân tích thống kê để dự đoán đầu ra, AI đang dần trở nên phổ biến không chỉ trong nền kinh tế mà còn trong cả đời sống.
Nhà máy thông minh là một cơ sở sản xuất được kết nối và số hóa hầu hết nhằm giúp việc sản xuất thông minh. Đây là phương pháp tiếp cận dựa trên công nghệ sử dụng máy móc được kết nối internet để theo dõi quá trình, công đoạn sản xuất, giúp đảm bảo chất lượng đầu ra.
Qua những chia sẻ về Intelligent ERP, chúng tôi hy vọng doanh nghiệp có thể nắm được các ý cơ bản về một trong những giải pháp tân tiến nhất hiện nay. Mọi thắc mắc về ERP thông minh, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Cloudify.vn
Xem thêm
ERP online là gì? Doanh nghiệp có nên sử dụng ERP online?
ERP Web và những điều doanh nghiệp thường ngộ nhận
SaaS ERP và những thông tin cơ bản doanh nghiệp cần biết
Phần mềm ERP và 10 sự thật doanh nghiệp có thể chưa biết