fbpx

Cách phân biệt Barcode và QR Code đơn giản nhất hiện nay

  1. Thảo Lê
    Người viết Thảo Lê

Phân biệt Barcode và QR Code đơn giản nhất hiện nay

Đối với doanh nghiệp các thuật ngữ liên quan đến mã Barcode và QR Code chắc hẳn không còn xa lạ. Ngày nay, 2 loại mã này được sử dụng trong hầu hết các sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lầm tưởng 2 loại này giống nhau. Trong bài viết này, Cloudify chia sẻ cho bạn cách phân biệt Barcode và QR Code đơn giản nhất hiện nay.   

Tổng quan về Barcode và QR Code

Barcode, QR Code là các loại mã được sử dụng nhiều trên hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ để truy xuất thông tin cũng như hỗ trợ việc quản lý trở nên dễ dàng hơn. 

Barcode là gì?

Barcode hay còn gọi là mã vạch là một phương thức thể hiện dữ liệu, thông tin dưới dạng hình ảnh. Mã vạch xuất hiện lần đầu vào năm 1952, bởi 2 nhà phát minh người Mỹ là Norman J. Woodland và Bernard Silver. Mã vạch tạo thành từ một dãy các đường có độ rộng khác nhau. 

Barcode là gì?

Barcode là gì?

Cấu tạo của mã vạch gồm các khoảng trắng và các vạch đen ( khoảng trắng có kích thước khác nhau, các vạch đen có độ dày khác nhau). Thông thường, mã vạch cũng đi kèm với một dãy số. Trong trường hợp mã vạch không thể đọc được thì vẫn có thể nhập số theo cách thủ công. Mã vạch ghi nhận thông tin một chiều (chiều ngang) vì thế nó còn hay được gọi với cái tên khác là mã 1D.

Barcode thường được sử dụng để biểu thị thông tin của sản phẩm, dịch, vụ liên quan đến thương hiệu, sản xuất tại đâu, lô hàng, kích thước sản phẩm, thông tin kiểm định…

Những lợi ích khi sử dụng Barcode 

  • Chi phí đầu tư tương đối rẻ
  • Quản lý hàng tồn kho chính xác
  • Thao tác đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả
  • Giảm chi phí lao động thủ công
  • Cải thiện kiểm soát hàng tồn kho
  • Tăng tốc chuỗi cung ứng

QR code là gì? 

QR code là gì? 

QR code là gì? 

Mã QR được phát triển vào năm 1994. QR Code là cụm từ viết tắt của Quick response code (mã phản hồi nhanh) hay còn gọi là mã vạch ma trận (matrix-barcode). Đây là dạng mã vạch thế hệ mới được đọc bởi một máy đọc mã vạch hay smartphone (điện thoại thông minh) có chức năng chụp ảnh (camera) để quét mã vạch.

QR Code là một ma trận được tạo bởi hỗn hợp các hình vuông và các chấm màu đen, trắng. Không giống như mã vạch, mã QR là hai chiều, tức là nó chứa thông tin theo cả chiều dọc và chiều ngang. Bên trong chứa các thông tin liên quan đến sản phẩm, trang web, thông tin sự kiện, thông tin liên hệ, tin nhắn, hoặc cả một đoạn văn bản vị trí thông tin địa lý, miền website, facebook, zalo,… 

Lợi ích khi sử dụng QR Code

  • Tính linh hoạt; có thể mã hóa hầu hết các loại dữ liệu, ví dụ như số, bảng chữ cái, đặc biệt và nhị phân
  • Quét cực nhanh
  • Mã QR có khả năng chịu lỗi tốt; nếu một phần của mã bị hỏng, thông tin vẫn có thể được giải mã từ mã
  • Lưu trữ lượng lớn thông tin

Xem thêm: Phần mềm quản lý mã vạch mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Điểm giống nhau giữa Barcode (mã vạch) và QR code

Xét về chức năng Barcode hay QR Code đều có chức năng cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ. Chính nhờ sự tiện lợi này hầu như doanh nghiệp đều sử dụng 2 hình thức mã này trong kinh doanh. Mục đích cuối cùng để giảm tải các công đoạn quản lý thủ công, kiểm soát hàng hóa chặt chẽ, bảo vệ thương hiệu và khách hàng. 

Điểm giống nhau giữa Barcode (mã vạch) và QR code

Điểm giống nhau giữa Barcode (mã vạch) và QR code

Ngoài ra, Barcode hay QR Code còn đem lại lợi ích cho doanh nghiệp như sau: 

  • Bảo vệ hàng hóa khỏi hàng giả, hàng nhái.
  • Khách hàng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
  • Bảo vệ thương hiệu sản phẩm.
  • Giúp quản lý giá cả.
  • Doanh nghiệp dễ dàng quản lý vấn đề bảo hành sản phẩm.
  • Hỗ trợ hoạt động truyền thông, hoạt động marketing.
  • Doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt tâm lý, tương tác với người tiêu dùng hiệu quả hơn.

Phân biệt Barcode (mã vạch) và QR Code

Tuy có cùng mục đích sử dụng nhưng Barcode và QR Code cũng có những điểm khác nhau. Trong phần này của bài viết, Cloudify cung cấp cho bạn một số điểm để phân biệt Barcode và QR Code.

Tính chính xác

Mã vạch: Mã vạch thường xảy ra lỗi khi quét mã sản phẩm, tình trạng này bạn dễ dàng gặp phải khi đi mua hàng ở siêu thị. Nhân viên siêu thị phải mất nhiều thời gian để chọn vị trí quét mã để máy quét ghi nhận chính xác nhất. Nhiều khi máy không đọc được mã, nhân viên phải mất thời gian để nhập số seri sản phẩm, việc này sẽ mất nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, để quét mã Barcode bạn cần phải đầu tư máy quét mã vạch chuyên dụng chứ không thể quét trên điện thoại. Đây sẽ là một phần chi phí phát sinh cho doanh nghiệp. 

Mã QR: So với mã Barcode thì QR Code sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm thời gian lẫn chi phí mà vẫn đảm bảo được độ chính xác cao nhất. QR Code có thể quét bằng các ứng dụng trên điện thoại thay vì phải đầu tư một máy quét chuyên dụng như quét mã Barcode. Nhờ đó, bạn có thể tiết kiệm được chi phí đầu tư máy móc phức tạp. Ngoài ra, quét mã QR Code hầu như sẽ có độ chính xác tuyệt đối.

Hình thức

Về mặt hình thức, Barcode và QR Code khác nhau hoàn toàn về thiết kế: 

Mã vạch: Được tạo bởi các đường và khoảng trống có độ rộng song song khác nhau. Barcode được thiết kế tuyến tính, ghi nhận thông tin một chiều.

Mã QR: Mã vạch được thiết kế ma trận hiện đại ghi nhận thông tin 2 chiều. Về cấu tạo, QR Code được thể hiện bằng một số hình chữ nhật, dấu chấm, hình lục giác và các mẫu hình học khác.

Khả năng nắm giữ thông tin

Mã vạch:  Một mã vạch có thể chứa từ 8-20 ký tự, ở định dạng Aphabet và số. Khi thông tin tăng lên, kích thước của mã vạch cũng sẽ lớn hơn. Thông tin mã vạch có thể lưu trữ là mô tả, nhận dạng mặt hàng, giá cả, thông tin theo dõi,…

Mã QR:  Mã QR có thể chứa từ 1-7.000 ký tự dữ liệu được mã hóa dưới dạng chữ tượng hình, số, các ký tự đặc biệt. Thông tin mà mã QR có thể lưu trữ là theo dõi hàng tồn kho, đăng ký bán hàng, quản lý chuỗi cung ứng, tiếp thị di động và hậu cần,…  

Ngoài ra, mã QR còn có thêm khả năng mã hóa hình ảnh hoặc liên kết miền website, tên facebook, zalo,… Có nghĩa là nếu mã vạch chỉ quét ra thông tin sản phẩm thì mã QR có thể cung cấp cho bạn nhiều dữ liệu hơn. Ví dụ như bạn có thể quét QR để thanh toán, để dẫn về website, facebook doanh nghiệp,…

Khả năng nắm giữ nguồn thông tin của từng loại mã

Khả năng nắm giữ nguồn thông tin của từng loại mã 

Sửa lỗi

Mã vạch: Mã vạch có đặc thù truy xuất dữ liệu  một chiều, khi có lỗi phát sinh sẽ khó sửa chữa.   

Mã QR:  Ưu điểm vượt trội của mã QR so với mã vạch là biên độ sai số dao động từ 7-30%. Mã QR có khả năng sửa lỗi và có thể khôi phục dữ liệu nếu mã bị lỗi hoặc bị hỏng. 

Khả năng đọc

Mã vạch: Mã vạch chỉ chứa vài chục ký tự để máy quét có thể đọc được mã theo chiều ngang. Biên độ của mã vạch dao động từ 4 đến 24 inch thì máy mới có thể quét chính xác nhất. 

Mã QR:  Mã QR có thể chứa nhiều dữ liệu hơn mã vạch, tức là lên đến 7000 ký tự và vẫn có thể quét dễ dàng. Máy quét mã QR có thể đọc mã từ khoảng cách hơn 3 mét, giúp người dùng linh hoạt hơn trong việc sử dụng. Ngoài ra, kích thước QR Code cũng thay đổi linh hoạt để phù hợp với kích thước của sản phẩm.

Xem thêm: Bí quyết thành công cho doanh nghiệp bán lẻ: Quản lý kho hàng hiệu quả

Nên chọn Barcode hay QR Code?

Nên lựa chọn loại mã nào?

Nên lựa chọn loại mã nào?

Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn nên chọn Barcode hay QR Code. Khi bạn chỉ cần lưu trữ mã số nhận dạng mặt hàng hoặc kết nối với thông tin trong cơ sở dữ liệu về sản phẩm hoặc mặt hàng thì Barcode là một lựa chọn phù hợp.

Nhưng khi bạn cần lưu trữ lượng dữ liệu lớn thì mã QR là một công cụ phù hợp hơn. Khi bạn muốn thêm các tài liệu hướng dẫn, thông số kỹ thuật sản phẩm, quy trình nhưng không đủ không gian trên sản phẩm thì hãy dùng mã QR.

Mỗi loại mã vạch sẽ phù hợp với đặc thù sản phẩm và thông tin bạn muốn truyền đạt trên đó. Barcode thường được sử dụng cho các loại dữ liệu có đặc thù thay đổi thường xuyên, ví dụ về giá cả và số lượng mặt hàng. Trong khi đó, mã QR được sử dụng khi không gian hạn chế nhưng bạn lại muốn thể hiện một lượng lớn thông tin.

Mong rằng những kiến thức trên đây, Cloudify đã giúp bạn phân biệt Barcode và QR Code. Hiện nay có rất nhiều hệ thống quản lý doanh nghiệp được tích hợp chức năng quét mã vạch Barcode, QR Code trên thiết bị di động. Cloudify là đơn vị đã tích hợp chức năng này trên nền tảng quản lý doanh nghiệp tổng thể ERP của mình. Nếu bạn đang quan tâm về chủ đề này có thể liên hệ chúng tôi qua website Cloudify.vn hoặc hotline 1900 866 695 để được tư vấn chi tiết. 

Xem thêm

App quản lý kho cho doanh nghiệp có đặc điểm gì nổi bật?
Quản lý kho thông minh với phần mềm quản lý kho Cloudify
Top 3 phần mềm Cloud ERP phổ biến nhất hiện nay
Phần mềm quản lý kho online – Giải pháp cho doanh nghiệp 4.0

0/5 (0 Reviews)

Bài liên quan

Doanh nghiệp mùa dịch covid 19 cần chuẩn bị những gì?

Dịch covid 19 đến bất ngờ và lan rộng nhanh chóng khiến nền kinh tế cả thế giới rơi vào khủng hoảng, Việt Nam

Phần mềm là gì? Các loại phần mềm phổ biến nhất hiện nay
Phần mềm là gì? Các loại phần mềm phổ biến nhất hiện nay

Công nghệ ngày càng phát triển, nhiều thiết bị, công nghệ thông minh ra đời. Đi kèm đó, các thuật ngữ phần mềm cũng

bảng giá phần mềm erp
Bảng giá phần mềm ERP thế nào là phù hợp với doanh nghiệp?

Ngày nay, hệ thống ERP đã, đang và sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực nhất dành cho doanh nghiệp. Và cũng bởi

Tòa nhà Dolphin Plaza – Tầng 2 số 28 Trần Bình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng HCM

169 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

© 2022 Cloudify ERP.
0/5 (0 Reviews)
  • Đăng ký thông tin

Hơn 2,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:1900 866 695 (24/7)