fbpx

Kinh nghiệm chuyển đổi số của các thương hiệu trên thế giới

  1. Thảo Lê
    Người viết Thảo Lê

Kinh nghiệm chuyển đổi số của các thương hiệu trên thế giới

Chuyển đổi số không còn là câu chuyện xa lạ của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa sẵn sàng để tiến hành quá trình chuyển đổi này. Để nhà lãnh đạo có cái nhìn rõ hơn về chuyển đổi số và cách nó thay đổi các doanh nghiệp trên thế giới Cloudify đã tổng hợp một vài kinh nghiệm chuyển đổi số của các thương hiệu trên thế giới trong bài viết dưới đây. 

Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số (digital transformation) là việc ứng dụng công nghệ vào việc thay đổi mô hình doanh từ đó tạo ra giá trị tốt hơn cho doanh nghiệp, tăng trưởng doanh thu, cải thiện hiệu quả kinh doanh. Để là được việc này doanh nghiệp phải áp dụng các công nghệ hiện đại như điện toán đám mây (Cloud), dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật (IOT), … Với tác động của các công cụ quản lý hiện đại, nhà lãnh đạo và nhân viên sẽ thay đổi thói quen làm việc của mình, thay vì cách thức truyền thống thì giờ đây sẽ là phương pháp hiện đại nhờ các nền tảng quản lý.

Mỗi doanh nghiệp theo quy mô khác nhau sẽ vận hành tổ chức theo cách khác nhau nên quy trình chuyển đổi số cũng sẽ có sự khác biệt. Nhưng yếu tố chủ chốt vẫn là doanh nghiệp thay đổi, tái cơ cấu mô hình hoạt động kinh doanh hiện tại.  

Chuyển đổi số

Chuyển đổi số

Câu chuyện chuyển đổi số của các thương hiệu trên thế giới

Hiện nay 90% doanh nghiệp đã bắt đầu tiếp cận với chuyển đổi số thông qua các hoạt động tìm hiểu, áp dụng trực tiếp. Một số thương hiệu trên thế giới đã đạt được hiệu quả đáng kể từ việc thay đổi này. 

Xem thêm: Chuyển đổi số dành cho công ty khởi nghiệp cần chuẩn bị những gì?

Ford

Ford là đơn vị đã có lâu đời nhưng từ năm 2006 thương hiệu này mới bắt đầu có những bước phát triển mạnh mẽ. Thời điểm Ford bắt đầu ứng dụng chuyển đổi số là khi doanh nghiệp này có sự thay đổi về vận hành, khối trung tâm kinh doanh khu vực và khối công nghệ phân rẽ. Từ đó, phương châm đơn giản hóa về sản phẩm, đẩy mạnh số lượng và chất lượng được đặt lên hàng đầu. 

Ngay sau đó, Ford đã cắt 30% ngân sách dành cho công nghệ thông tin thay vì đó là dùng các nền tảng công nghệ hiện đại. Việc này không chỉ để tiết kiệm chi phí mà còn là bước đệm để thay đổi phương thức vận hành doanh nghiệp nhờ áp dụng nguồn lực có sẵn.

Sau khi thay đổi, Ford đã có những cải thiện tích cực, hoạt động ổn hơn, dòng vốn duy trì ổn định và mở rộng đầu tư vào những dự án đột phá như Ford SYNC và MyFord Touch.

Câu chuyện chuyển đổi số của Nike

Sau những ngày thụt lùi của việc kinh doanh, Nike đã bắt đầu những sự thay đổi đầu tiên trong quy trình vận hành, tổ chức doanh nghiệp. Đồng thời Nike cũng đã có những hoạt động để tái cấu trúc thương hiệu và hệ thống phân phối. 

Sau khi thay đổi nhân viên của hãng đã có thể đơn giản hóa quy trình làm việc, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động. Tiếp theo đó, Nike bắt đầu xây dựng hệ thống bán lẻ của riêng mình thay vì cung cấp sản phẩm thông qua các đại lý như trước đây. Từ đó đến nay, Nike đã có sự phát triển vượt bậc trong quá trình kinh doanh trên khắp thế giới.

Chuyển đổi số trong thời đại công nghệ 4.0

Chuyển đổi số trong thời đại công nghệ 4.0

Amazon Business

Amazon là ví dụ điển hình trong việc ứng dụng công nghệ trong bán hàng. Nhờ công nghệ, Amazon đã xây dựng được hệ thống bán hàng B2B online được nhiều khách hàng mong đợi. 

Không chỉ vậy, Amazon cũng tích hợp các tiện ích trên hệ thống của mình như giao hàng miễn phí trong hai ngày đối với đơn đặt hàng từ $49 trở lên, chiết khấu giá riêng, hàng trăm triệu sản phẩm, tích hợp hệ thống mua hàng, mua hàng miễn thuế cho khách hàng tiềm năng, chia sẻ phương thức thanh toán, quy trình phê duyệt đơn đặt hàng và báo cáo đơn hàng nâng cao cùng nhiều tính năng tuyệt vời khác.

Theo đó, Amazon đã mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng của mình và ngày càng được nhiều người ủng hộ.

Xem thêm: Giải pháp Cloud ERP ngày nay có gì khác biệt so với ERP xưa?

Ge Solution

Trang trại điện gió của GE là một hệ sinh thái năng lượng gió kết hợp các tuabin với cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cung cấp nguồn năng lượng cho ngành năng lượng gió. 

GE sử dụng công nghệ Wind PowerUp, được lắp đặt cho 4.000 tổ máy. Nhờ đó, hiệu suất tuabin được đẩy lên tới 5%, tăng 20% lợi nhuận cho mỗi tuabin; công nghệ Trang trại điện gió mới hứa hẹn cải thiện hiệu suất 20%, có thể giúp tạo ra giá trị ước tính lên tới 50 tỷ đô la cho ngành năng lượng.

Tại sao năm 2021 nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp ngày càng cao? 

Nhu cầu của khách hàng thay đổi liên tục 

Khách hàng chính là trung tâm của doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng hành hóa, dịch vụ của khách hàng cũng có nhiều thay đổi. Khách hàng hiện nay rất thích cá nhân hóa những sản phẩm mình sở hữu. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải có các chiến dịch chăm sóc khách hàng theo kiểu cá nhân hóa thay vì các chương trình hàng loạt như trước đây. Để làm được điều này thì doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ số trong quá trình vận hành, kinh doanh. 

Tính cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt

Công nghệ được áp dụng ngày càng nhiều trong các doanh nghiệp. Nhờ sự phát triển của internet, AI,… các doanh nghiệp tận dụng điều này làm lợi thế để phát triển mô hình vận hành và kinh doanh chuyên nghiệp. Đây có thể coi là bước đầu của quá trình chuyển đổi số. Gần như tất cả doanh nghiệp đều đạt được lợi thế sau khi áp dụng công nghệ vào quản lý. Chính vì thế, để rút ngắn khoảng cách và tăng tính cạnh tranh nhiều doanh nghiệp sẽ tham gia vào “cuộc đua” chuyển đổi số. 

Covid thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhanh hơn 

Sự xuất hiện của đại dịch Covid đã khiến cho doanh nghiệp phải thay đổi cách thức vận hành. Làm việc từ xa, bán hàng trên các trang thương mại là hai xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Điều này bắt buộc doanh nghiệp phải số hóa và đưa công nghệ vào việc vận hành, quản lý và kinh doanh của mình.  

Xem thêm: SaaS ERP và những thông tin cơ bản doanh nghiệp cần biết

Tuyệt chiêu chuyển đổi số thành công cho doanh nghiệp

Chuyển đổi số doanh nghiệp phải làm gì?

Chuyển đổi số doanh nghiệp phải làm gì?

Để chuyển đối số thành công, doanh nghiệp phải xây dựng được quy trình và các bước triển khai cụ thể.

Xác định mục tiêu 

Trước khi triển khai bất kỳ giải pháp chuyển đổi số nào thì doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu của mình. Mỗi doanh nghiệp có đặc thù, điều kiện, mô hình quản lý riêng nên mục tiêu triển khai cũng sẽ khác nhau. Một số mục tiêu doanh nghiệp hướng tới khi triển khai chuyển đổi số như: 

  • Mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng nhằm xây dựng lòng trung thành, cải thiện doanh thu
  • Ứng dụng chuyển đổi số vào quy trình sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí.
  • Minh bạch và đơn giản hóa quy trình quản lý, xử lý tốt các vấn đề phát sinh, kiểm soát và bảo vệ tài sản tối ưu.
  • Tối ưu hóa cơ sở hạ tầng và cải thiện tốc độ kinh doanh, tối ưu chi phí.
  • Sử dụng ứng dụng công nghệ để cập nhật thông tin,phân tích, đánh giá chuyên sâu nhằm sớm nắm bắt những cơ hội mới, nâng cao khả năng cạnh tranh và giành vị thế cao hơn trước đối thủ.

Lên chiến lược cụ thể 

Để đạt được kết quả tốt nhất, doanh nghiệp phải có quá trình triển khai từng bước. Doanh nghiệp không nên triển khai vội vàng, gấp rút để tránh tình trạng kết quả không được như mong đợi. Lên chiến lược triển khai chuyển đổi số phải phụ thuộc vào tình hình doanh nghiệp hiện tại như thế nào. Các bộ phận, phòng ban, hay quy trình nào cần cải thiện, lộ trình triển khai và chi phí cũng nên được tính toán và xem xét kỹ lưỡng.

Nghiên cứu và lựa chọn công cụ chuyển đổi số phù hợp 

Công nghệ ngày càng phát triển đa dạng, nên khi triển khai doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, tìm hiểu về các yếu tố cần thiết cũng như ứng dụng của nó vào trong thực tế. Việc tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học phù hợp giúp doanh nghiệp triển khai quá trình chuyển đổi số nhanh hơn và có tỷ lệ thành công cao hơn. 

Mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn công cụ chuyển đổi số riêng dựa vào đặc thù, mục tiêu và hướng đi của mình. Do đó, mỗi doanh nghiệp phải dựa vào tình hình cụ thể của mình mà lựa chọn và ứng dụng giải pháp cho phù hợp. Để có kết quả tốt nhất, doanh nghiệp nên căn cứ vào mục tiêu ban đầu, tùy vào từng mục tiêu mà lựa chọn công cụ chuyển đổi số cho phù hợp, tối ưu nhất.

Xem thêm: Ngân sách triển khai ERP như thế nào để phù hợp với doanh nghiệp?

Đào tạo nhân viên và tích hợp công nghệ tiên tiến trong chuyển đổi số

Để quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh và hiệu quả, doanh nghiệp phải có các hoạt động đào tạo để nhân viên làm quen, thích ứng và vận hành trơn tru trên các nền tảng công nghệ đó.

Ngoài ra, trên thị trường luôn có các phiên bản, công cụ giúp doanh nghiệp nâng cấp, cải thiện hiện đại. Ví dụ như các phần mềm quản lý doanh nghiệp tổng thể. Thay vì sử dụng các giải pháp riêng lẻ thì chỉ cần phần mềm tổng thể thì doanh nghiệp đã hoạt động hiệu quả. 

Trên đây là chia sẻ của Cloudify về quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin trên đây bạn và doanh nghiệp của mình sẽ thành công với quá trình số hóa. Cloudify là nền tảng quản lý doanh nghiệp tổng thể, đây là giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp trong thời đại 4.0. Để có thêm thông tin chi tiết liên hệ ngay với chúng tôi qua website Cloudify.vn hoặc hotline 1900 866 695 để được tư vấn chi tiết và tham khảo nhiều chương trình ưu đãi mới nhất

Xem thêm

Top 3 phần mềm ERP Việt Nam doanh nghiệp nên lựa chọn
SaaS ERP và những thông tin cơ bản doanh nghiệp cần biết
Cloud ERP – Phần mềm quản lý hiệu quả dành cho doanh nghiệp
Top các phần mềm quản lý kho tốt nhất hiện nay cho doanh nghiệp

0/5 (0 Reviews)

Bài liên quan

Những thông tin hữu ích về phần mềm hệ thống mà bạn cần biết
Những thông tin hữu ích về phần mềm hệ thống mà bạn cần biết

Rất nhiều người thường hay bị nhầm lẫn giữa phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Thậm chí có người còn cho

Công nghệ 4.0 là gì? 10 xu hướng công nghệ 4.0 hàng đầu hiện nay

Công nghệ 4.0 hay cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang là một trong những chủ đề nóng hổi trong những năm gần đây,

RFID là gì? Ưu, nhược điểm, ứng dụng trong sản xuất
RFID là gì? Ưu – Nhược điểm và ứng dụng trong sản xuất

RFID đang được các doanh nghiệp chuỗi cung ứng trên khắp thế giới sử dụng để cải thiện năng suất của họ. Tuy nhiên,

Tòa nhà Dolphin Plaza – Tầng 2 số 28 Trần Bình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng HCM

169 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

© 2022 Cloudify ERP.
0/5 (0 Reviews)
  • Đăng ký thông tin

Hơn 2,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:1900 866 695 (24/7)