fbpx

ERP và MRP: Doanh nghiệp nên chọn phần mềm nào tối ưu nhất?

  1. Thảo Lê
    Người viết Thảo Lê

ERP và MRP đều là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất cũng như tiết kiệm thời gian, chi phí trong các hoạt động vận hành. Tuy nhiên, nhiều người sử dụng đôi khi vẫn nhầm lẫn 2 phần mềm này bởi tính năng của chúng khá giống nhau.

Vậy sự khác biệt giữa ERP và MRP là gì? Giữa ERP và MRP đâu mới là lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp? Chúng ta hãy cùng nhau giải đáp thắc mắc đó qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về hệ thống MRP

MRP (Material Requirement Planning) là phần mềm quản lý & hoạch định nguồn lực sản xuất toàn diện, được tích hợp đầy đủ các phân hệ trong hoạt động sản xuất như: Lập kế hoạch sản xuất, thiết lập định mức sản phẩm, dự báo nhu cầu vật tư, kế toán giá thành, thực hiện lệnh sản xuất, quản lý kho nguyên vật liệu, kho thành phẩm và bán thành phẩm theo từng công đoạn sản xuất,…

Hệ thống MRP là gì?

MRP được phát triển vào những năm 1940 và 1950 và sử dụng máy tính để phân tích thông tin từ hóa đơn nguyên vật liệu, cung cấp kế hoạch mua hàng và lịch trình sản xuất tổng thể để sản xuất gia công hay hoàn thiện thành phẩm. Nhưng đến những năm 1980, MRP được gọi là hoạch định nguồn lực sản xuất – cũng đã kết hợp nhiều module khác nhau và được gọi là MRP II. Lúc này, hệ thống mang lại nhiều lợi ích hơn MRP trước đó và dần trở thành công cụ đắc lực cho các doanh nghiệp sản xuất.

Xem thêm: ERP và CRM: Sự khác nhau giữa 2 phần mềm này là gì?

Tổng quan về hệ thống ERP

ERP là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp đa chức năng (Enterprise Resource Planning), liên kết mọi hoạt động của tổ chức từ lập kế hoạch, thống kê, kiểm soát đến việc hỗ trợ đưa ra các báo cáo phân tích chuyên sâu, giúp cho nhà điều hành hoặc các bộ phận phối hợp với nhau hiệu quả.

Hệ thống ERP là gì?

Ưu điểm nổi bật nhất của ERP so với các phần mềm riêng lẻ khác như kế toán, quản lý nhân sự, quản lý kho…là sự tích hợp. ERP giúp theo dõi, quản lý, làm chất keo gắn kết các quá trình giúp doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả.

ERP ra đời vào những năm 1990 nhằm mở rộng các khả năng của hệ thống MRP. ERP cho phép quản lý hàng tồn kho, đơn đặt hàng và lập kế hoạch sản xuất. Nhưng hệ thống mới này được phát triển không phải là để thay thế cho MRP mà là một hệ thống cung cấp nhiều tính năng hơn so với phần mềm quản lý sản xuất truyền thống.  Có thể nói, MRP hiện nay đã phát triển thành ERP.

Các mô-đun trong hệ thống ERP bao gồm: kế toán – tài chính, bán hàng và tiếp thị, quản lý nguồn nhân lực, quản lý quan hệ khách hàng và một số mô-đun khác tương tự có trong MRP.

Xem thêm: 8 phần mềm ERP tốt nhất dành cho doanh nghiệp

Sự khác nhau giữa phần mềm ERP và phần mềm MRP

Dựa trên những thông tin trên, phần nào chúng ta đã thấy được sự khác biệt giữa chức năng của 2 phần mềm ERP và MRP. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ bóc tách từng vấn đề để thấy được sự khác biệt của 2 sản phẩm này.

ERP và MRP khác nhau điểm nào?

Về mục tiêu

Mục tiêu chủ yếu của hầu hết các hệ thống ERP là tạo thuận lợi cho việc quản lý và báo cáo tài chính. Thông thường, mọi quy trình được xây dựng xung quanh mô-đun kế toán.

Còn mục tiêu trọng tâm của hệ thống MRP là tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát sản xuất, lên kế hoạch và báo cáo. Mọi quy trình được xây dựng xung quanh các mô-đun lập kế hoạch sản xuất và quản lý hàng tồn kho.

Sự tích hợp

ERP là một phần mềm quản lý doanh nghiệp tổng thể. Nó được tự động hóa và tích hợp tất cả các phần mềm khác nhau trên một nền tảng duy nhất. Hệ thống ERP bao gồm tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp từ quản lý đơn hàng, quản lý nhân sự, tính toán thu chi…Thêm vào đó, ERP cũng hỗ trợ xác định các quy trình kinh doanh và đảm bảo chúng được tuân thủ trong suốt chuỗi cung ứng.

Các phân hệ trong ERP

Ngược lại, MRP là một phần mềm chuyên biệt. Hệ thống này không bao gồm tính năng quản lý tài chính hay tính năng của phần mềm CRM. Nó tập trung vào các hoạt động sản xuất chứ không tích hợp toàn diện như phần mềm ERP.

Về giá cả

Chi phí triển khai là điểm khác biệt quan trọng giữa ERP và MRP. ERP là một hệ thống quản lý doanh nghiệp toàn diện, có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau vào cùng một hệ thống nên giải pháp này thường tốn kém hơn. 

Khác với ERP, MRP chỉ là một phần mềm riêng lẻ với các tính năng chuyên biệt để quản lý hoạt động sản xuất. Chính vì thế, MRP thường có giá thành rẻ hơn nhiều so với hệ thống ERP.

Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, các nhà cung cấp liên tục cho ra các giải pháp ERP đám mây với giá thành tương đối, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giải pháp ERP đám mây đã dần thay thế với hệ thống ERP tại chỗ truyền thống, vừa tối ưu được các hoạt động vận hành doanh nghiệp, vừa tiết kiệm chi phí.

Xem thêm: Cloud ERP – Phần mềm quản lý hiệu quả dành cho doanh nghiệp

Phạm vi sử dụng

Như đã đề cập ở trên, ERP và MRP khác nhau vì phạm vi tính năng mà chúng cung cấp. MRP là một giải pháp đơn giản hơn ERP. Phần mềm này chỉ tập trung vào các quy trình sản xuất, trong khi ERP chứa một loạt các giải pháp nhằm hỗ trợ nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau như kế toán và nhân sự. Trong một vài hệ thống, MRP có thể là mô – đun riêng của ERP.

Nếu công ty đang tìm kiếm một giải pháp bao gồm một loạt các quy trình kinh doanh, thì ERP chắc chắn là sự lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, nó là không cần thiết đối với các công ty chỉ đơn thuần cần một giải pháp sản xuất.

Doanh nghiệp nên chọn dùng phần mềm ERP hay MRP?

Không có một tiêu chuẩn rõ ràng nào là ERP hay MRP sẽ tốt hơn. Một phần mềm phù hợp phụ thuộc vào các yếu tố như quy trình kinh doanh, ngân sách và số lượng người dùng…Vì thế, khi quyết định triển khai một trong hai giải pháp này, doanh nghiệp nên tự đặt ra những câu hỏi sau:

Doanh nghiệp nên dùng ERP hay MRP?

1. Mục tiêu sử dụng mà doanh nghiệp hướng đến là gì?

Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm một giải pháp để hỗ trợ các quy trình sản xuất của mình, thì hệ thống MRP có thể phù hợp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đang muốn sử dụng phần mềm để tự động hóa nhiều quy trình khác nhau như kế toán hoặc quản lý nhân sự, doanh nghiệp, kết hợp với quản lý sản xuất thì nên xem xét đến hệ thống ERP.

Hệ thống ERP có điểm mạnh là dễ tích hợp các mô-đun khác và chứa nhiều tính năng hơn một hệ thống MRP độc lập, do đó, nếu nhà quản lý đang tìm kiếm một giải pháp có nhiều công cụ hơn là chỉ sản xuất thì nên cân nhắc việc hợp tác với một nhà cung cấp ERP.

Hệ thống ERP có điểm mạnh là tích hợp các mô-đun khác vào cùng một nền tảng dễ dàng, cung cấp được nhiều tính năng hơn so với một hệ thống MRP độc lập. Do đó, nếu nhà quản trị cần một giải pháp quản lý doanh nghiệp toàn diện hơn thay vì chỉ quản lý khâu sản xuất thì nên cân nhắc việc hợp tác với một nhà cung cấp ERP.

Xem thêm: Giải pháp ERP: Đâu là lựa chọn tối ưu dành cho doanh nghiệp?

2. Doanh nghiệp đang sử dụng những phần mềm đơn lẻ nào?

Số lượng và loại phần mềm mà công ty đang sử dụng cũng sẽ là một yếu tố quan trọng trong quyết định xem nên chọn ERP hay MRP.

Nếu bạn là doanh nghiệp sản xuất và không sử dụng nhiều các phần mềm hỗ trợ quản trị trong các khâu khác (bán hàng, quản lý nhân sự, quản lý khách hàng…) thì có lẽ phần mềm MRP là một sự lựa chọn tối ưu.

Ngược lại, ERP có thể kết nối được các chức năng được kể trên vào chung một nền tảng nên nếu doanh nghiệp bạn đang sử dụng nhiều phần mềm khác nhau (bao gồm cả sản xuất, nhân sự, bán hàng,…) thì có lẽ ERP sẽ là một lựa chọn hoàn hảo.

3. Ngân sách cho phần mềm của doanh nghiệp là bao nhiêu?

Ngân sách là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi lựa chọn phần mềm ERP hay MRP. 

Với ERP, đây là hệ thống có rất nhiều tính năng và “nổi tiếng” là đắt tiền. Hệ thống ERP là sự tích hợp của các mô-đun khác nhau nên việc lưu trữ dữ liệu, tối ưu tính năng dựa trên quy trình hoạt động của doanh nghiệp thường rất tốn kém. Chi phí thông thường để triển khai hệ thống ERP sẽ từ 500 triệu – 2 tỷ VNĐ trở lên (tùy theo quy mô và độ phức tạp của hệ thống).

Tuy nhiên, đó chỉ là hệ thống ERP truyền thống. Hiện nay, giải pháp Cloud ERP giúp việc lưu trữ dữ liệu cũng như thiết kế hệ thống trở nên đơn giản hơn nhiều. Dữ liệu của doanh nghiệp sẽ được lưu trữ trên nền tảng điện toán đám mây, việc tối ưu hóa tính năng bên trong cũng sẽ được nhà cung cấp đảm bảo đầy đủ, nhờ vậy sẽ tối ưu được chi phí rất nhiều. Đây là dạng dịch vụ phần mềm đang rất phổ biến hiện nay (SaaS ERP)

Ngược lại, MRP là phần mềm chuyên về quản trị hoạt động sản xuất, các chức năng trong phần mềm này đều được tối ưu hóa cho hoạt động sản xuất nên chi phí chắc chắn sẽ rẻ hơn ERP rất nhiều. Các tính năng bên trong phần mềm thường được đóng gói và doanh nghiệp chỉ việc chỉnh sửa phù hợp với doanh nghiệp.

Với tình huống này, tổ chức cần phân tích một cách chính xác về chi phí mà doanh nghiệp có thể dành ra cho một hệ thống phần mềm. Hãy chắc chắn rằng doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả cho đến khi hệ thống hoàn thành xong.

Xem thêm: Chi phí triển khai ERP: 5 yếu tố ảnh hưởng đến chi phí triển khai ERP

4. Loại tài nguyên CNTT nào có sẵn tại công ty

Việc triển khai một trong hai công cụ này sẽ yêu cầu đào tạo và tài nguyên CNTT. Tuy nhiên, do sự phức tạp của phần mềm ERP, doanh nghiệp có thể sẽ dành nhiều thời gian và công sức hơn cho việc đào tạo nếu chọn sử dụng hệ thống này. Nếu không được đào tạo thích hợp, giải pháp mà công ty lựa chọn sẽ không đạt được kết quả như mong đợi. Vì vậy điều cần thiết là doanh nghiệp phải có sẵn các nguồn lực thích hợp hoặc lên kế hoạch chi tiết về vấn đề này trước khi triển khai phần mềm.

5. Mức tăng trưởng của công ty được dự đoán là bao nhiêu?

Tốc độ phát triển của công ty có ảnh hưởng rất lớn trong việc lựa chọn hệ thống ERP hay MRP. Nếu công ty đang phát triển nhanh chóng và cần phải tự động hóa nhiều hơn trên các quy trình khác nhau, hãy chọn giải pháp ERP để hỗ trợ sự phát triển đó. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp duy trì ổn định về số lượng nhân viên hoặc năng suất, thì giải pháp MRP là phù hợp hơn.

Cloudify ERP – Nền tảng Cloud ERP quản trị doanh nghiệp toàn diện

Phần mềm quản trị doanh nghiệp Cloudify ERP là giải pháp ERP đám mây dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cloudify ERP hỗ trợ doanh nghiệp lên kế hoạch, theo dõi tiến độ, đánh giá năng suất, báo giá, thu hồi công nợ,… với quy trình vận hành chuyên nghiệp.

Hệ thống Cloudify ERP xây dựng quy trình vận hành tự động chuyên nghiệp, hỗ trợ việc phân tích dữ liệu, báo cáo dữ liệu theo thời gian thực một cách chính xác, giúp nhà quản trị kịp thời đưa ra chiến lược kinh doanh với các mô-đun khác nhau.

Cloudify ERP báo cáo dữ liệu theo thời gian thực

Trong 5 năm qua, Cloudify đã hợp tác và cung cấp hệ thống ERP đến hơn 2000 doanh nghiệp trên đất nước Việt Nam, gặt được nhiều thành công nhất định trong lĩnh vực như:

  • Top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2021
  • Top 10 thương hiệu Vàng chất lượng Quốc tế 2022
  • Giải thưởng “The Best Solution 2021”
  • Top 10 giải pháp số xuất sắc Make in Vietnam 2021

Điểm khác biệt khi khách hàng sử dụng Cloudify ERP: 

  • Giải pháp chuyên biệt theo ngành: Cloudify ERP được thiết kế và tối ưu dựa trên đặc thù kinh doanh của từng doanh nghiệp, lĩnh vực khác nhau.
  • Bảo mật và làm chủ dữ liệu: Cloudify tuân thủ các chuẩn bảo mật theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo bảo mật dữ liệu của khách hàng an toàn tuyệt đối.
  • Mở rộng & tích hợp API: Hệ thống được nâng cấp theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, mở rộng API tích hợp với các nền tảng khác.
  • Hỗ trợ khách hàng trọn đời: Cloudify cam kết đồng hành cùng với khách hàng trọn đời, kịp thời hỗ trợ & xử lý lỗi phát sinh từ khi triển khai đến lúc vận hành hệ thống.

Để được tư vấn triển khai & nhận demo hệ thống ERP miễn phí, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua thông tin bên dưới hoặc click vào đây:

Cloudify – #1 Đơn vị cung cấp Cloud ERP tại Việt Nam

  • VP Hà Nội: Tầng 2, tòa nhà Dolphin Plaza, số 28 Trần Bình, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
  • VP Hồ Chí Minh: 69/1/3 đường Nguyễn Gia Trí, phường 25, quận Bình Thạnh, TPHCM.
  • Hotline: 1900 866 695
  • Email: [email protected]

Lời kết

ERP và MRP tuy khác nhau về mục tiêu nhưng đều là công cụ hỗ trợ quản trị doanh nghiệp đắc lực không thể thiếu. Hy vọng sau bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về 2 phần mềm này cũng như lựa chọn được giải pháp phù hợp.

5/5 (1 Review)

Bài liên quan

6 công ty cung cấp phần mềm ERP cho doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam

Phần mềm ERP đang dần trở nên phổ biến và được nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn để hỗ trợ quản lý vận

Phần mềm Cloudify
Phần mềm Cloudify là gì? Hệ thống quản trị tổng thể doanh nghiệp

Phần mềm Cloudify là gì? Đây là một hệ thống tích hợp đầy đủ chức năng, phân hệ, đáp ứng mọi ngành nghề và

chi phí phần mềm erp
Chi phí phần mềm ERP – yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư

Phần mềm erp đang ngày càng phổ biến bởi sự tiện lợi và chuyên nghiệp mà nó mang lại. Các phần mềm erp của

Tòa nhà Dolphin Plaza – Tầng 2 số 28 Trần Bình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng HCM

169 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

© 2019 - 2024 Cloudify ERP.
0/5 (0 Reviews)
  • Đăng ký thông tin

Hơn 3,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:1900 866 695 (24/7)