Khi nhắc đến hệ thống ERP, rất nhiều chuyên gia đã cho rằng nó như bí quyết giúp quản lý doanh nghiệp. Trong thực tế, số doanh nghiệp hiểu chuyên sâu về giải pháp này không nhiều. Cũng vì thế mà còn rất nhiều doanh nghiệp cảm thấy hoang mang, chưa sẵn sàng đầu tư vào nó. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ thêm về những vai trò của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp.
Nội dung bài viết
Vai trò của hệ thống ERP mà doanh nghiệp nên biết
Không một giải pháp nào là không có vai trò cụ thể và ERP cũng không ngoại lệ. Đây được coi là hệ thống quản trị doanh nghiệp tối ưu nhất trong thời đại 4.0 hiện nay. Chắc hẳn không ít người đã từng nghe đến khái niệm, chức năng của phần mềm ERP. Tuy nhiên, vai trò của hệ thống này lại ít được nhắc đến hoặc không rõ ràng. Một hệ thống ERP thường sẽ có các vai trò sau:
ERP là một hệ thống các phần mềm hỗ trợ quản trị tổng thể dựa vào nguồn lực. Điều đó cũng có nghĩa là ERP có thể quản lý toàn bộ doanh nghiệp trên cùng một hệ thống. Từ các phòng ban, chi nhánh, đến phân xưởng, nhà máy,… đều được thu thập nguồn dữ liệu và đưa lên cùng một hệ thống.
Một giải pháp ERP sẽ liên kết toàn bộ dữ liệu trong doanh nghiệp, bao gồm cả thông tin sản phẩm, kho hàng, nhân viên, khách hàng, tỉ lệ sản phẩm hư hỏng,….Bên cạnh đó, nó cũng giúp liên kết con người trong doanh nghiệp bằng cách tương tác với nhau qua phần mềm.
Việc ứng dụng ERP vào hoạt động quản trị chính là công đoạn vận dụng nguồn lực và biến chúng thành tài nguyên cho doanh nghiệp. Cụ thể hơn, mọi phòng ban trong doanh nghiệp đều phải có khả năng khai thác nguồn lực phục vụ cho mục đích chung. Đồng thời, giúp hoạch định, xây dựng lịch trình khai thác nguồn lực, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận.
Phần mềm luôn cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, chính xác về tình trạng nguồn lực của doanh nghiệp. Từ đó, nó sẽ hỗ trợ thiết lập các quy trình khai thác nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Hay nói cách khác, ERP giúp tối ưu việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực.
Trên hết, ERP là giải pháp hỗ trợ tổng thể, đồng nghĩa với hỗ trợ ban lãnh đạo trong công tác quản lý doanh nghiệp của mình. Hệ thống ERP cần có giao diện trực quan, dễ sử dụng không chỉ để việc thao tác, làm việc của nhân viên được thuận tiện mà còn giúp nhà quản trị dễ theo dõi tình hình.
Trong thời đại 4.0 hiện nay, các giải pháp ERP cần hỗ trợ quản trị từ xa trên nhiều thiết bị. Nhà quản lý 4.0 ưu tiên sự di động, nhanh nhẹn, đa năng, thông minh. Chính vì vậy, ERP đám mây được coi là giải pháp phổ biến nhất hiện nay khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đó. Việc ra quyết định, chỉ đạo từ xa cũng quan trọng không kém, đòi hỏi hệ thống ERP có các chức năng hỗ trợ tương tác như nghe, gọi, nhắn tin, gọi video,….
Hệ thống ERP như thế nào là phù hợp với doanh nghiệp?
Rất khó để nói ra các tiêu chuẩn cho một giải pháp ERP bởi quy mô, ngành nghề, lĩnh vực của mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Tuy nhiên, cũng không khó để đánh giá mức độ phù hợp của giải pháp này dựa vào những tiêu chí cơ bản sau:
Trên đây là tổng quan về vai trò của hệ thống ERP trong doanh nghiệp mà nhà quản trị nên nắm được. Qua bài viết, nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm kiếm một giải pháp ERP, nhất là ERP đám mây, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Cloudify.vn để được tư vấn miễn phí.
Xem thêm
Cloud ERP cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Có nên sử dụng hay không?
ERP online là gì? Doanh nghiệp có nên sử dụng ERP online?
ERP Web và những điều doanh nghiệp thường ngộ nhận
SaaS ERP và những thông tin cơ bản doanh nghiệp cần biết