Nhà quản lý hay chủ doanh nghiệp thường là những người “đàn anh” được nhân viên học hỏi theo. Tuy nhiên vẫn có một số nhà quản lý gặp tình trạng giao việc nhưng nhân viên không làm theo hoặc làm không đúng theo hướng dẫn. Chính vì vậy nhà quản lý cần có nghệ thuật giao việc để phân bổ công việc cho nhân viên hợp lý và hiệu quả. Vậy những yếu tố nào tạo nên nghệ thuật giao việc cho nhân viên?
Nội dung bài viết
Trong cuốn sách cột mốc của mình “Tại sao nhân viên lại không làm theo những gì họ nên làm và Chúng ta phải làm gì đây”, nhà tư vấn và nhà văn Ferdinand Fournies đề cập nguyên nhân chính là do nhân viên không biết họ nên làm gì.
Thông thường, mỗi nhân viên khi chọn làm việc cùng một nhà quản lý không chỉ để phục vụ nhu cầu cuộc sống mà còn để học tập, trau dồi kinh nghiệm. Nhà quản lý cũng xác định rõ vai trò của mình không chỉ làm tố việc của mình mà còn là người “dẫn lối” cho nhân viên. Nếu nhà quản lý không giải thích, hướng dẫn cho nhân viên biết họ nên làm gì thì công việc sẽ không được triển khai như mong đợi. Đồng thời, nhân viên cũng mất đi động lực làm việc.
Giao việc cho nhân viên không phải là việc đơn giản mà nó là một sự thấu hiểu hay còn gọi là nghệ thuật giao việc cho nhân viên. Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhà lãnh đạo gặp vấn đề trong việc phân bổ công việc, vậy nguyên nhân là gì?
Những sai lầm khi giao việc của sếp
Tâm lý của nhà quản lý là việc đó họ có thể làm tốt và làm nhanh nên có xu hướng tự giải quyết mà không phân bổ cho viên. Việc sếp cứ bằng lòng chịu áp lực dẫn đến công việc của họ ngày càng nhiều trong khi nhân viên lại ỷ lại và không có tinh thần chủ động làm việc.
Có những người sếp chưa sẵn sàng giao việc cho nhân viên vì chưa có sự đánh giá năng lực một cách khách quan. Một người sếp đúng nghĩa phải có năng lực, tầm nhìn bao quát và đánh giá được năng lực của nhân viên theo đúng người, đúng việc.
Một trong những sai lầm thông thường của sếp khi giao việc chính là giao cho nhân viên thân cận, những người có kinh nghiệm. Đây có thể là bước đi thông minh trong thời gian đầu vì những nhân viên có kinh nghiệm sẽ giải quyết vấn đề nhanh hơn. Nhưng xét về lâu dài thì đây lại là vấn đề lớn đối với nội bộ nhân viên.
Dù đó là nhân viên mới hay nhân viên có kinh nghiệm thì việc công tâm trong quá trình giao việc cũng là điều kiện tiên quyết. Việc nhân viên mới không có quá nhiều việc để làm sẽ gây cảm giác chán nản và nảy sinh tâm lý muốn nghỉ việc. Trong khi đó nhân viên cũ bị quá tải và không có người hỗ trợ. Vậy nên mỗi người sếp phải xây dựng cho nghệ thuật giao việc cho nhân viên riêng.
Mỗi nhân viên đều có đặc trưng riêng, có người mạnh về chuyên môn nhưng có người lại giỏi kỹ năng. Việc của người sếp là phát huy được khả năng của mỗi người và giao cho họ công việc phù hợp để họ đi đúng hướng và thể hiện khả năng một cách tốt nhất.
Việc chọn sai người thực hiện công việc sẽ tạo ra những lỗ hổng lớn. Giao việc không đúng khả năng của nhân viên, giao tiếp một cách mơ hồ, chưa thống nhất,.. tất cả sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị chân chính của doanh nghiệp.
Các biện pháp để giao việc cho nhân viên hiệu quả
Mỗi nhà lãnh đạo hay người sếp đều là những người có kinh nghiệm, vậy nên hãy là những người hướng dẫn đúng nghĩa. Hãy làm gương cho nhân viên của mình thông qua những việc làm nhỏ nhất.
Để nhân viên thực hiện công việc hiệu quả, nhà quản lý khi giao việc nên có mô tả cụ thể kèm theo hướng dẫn ban đầu. Việc này vừa hạn chế việc mất thời gian vừa giúp nhân viên học tập theo.
Hãy thiết lập các mục tiêu cụ thể cho từng nhân viên, bộ phận và cả công ty để triển khai công việc một cách hiệu quả. Việc tạo ra các mục tiêu sẽ giúp nhân viên thực hiện một cách chủ động và hiệu quả hơn.
Trao đổi với nhân viên nhiều hơn để tạo được mối liên kết và hiểu rõ những vấn đề nhân viên đang gặp phải. Việc thấu hiểu hiểu những vấn đề và đưa ra định hướng cho nhân viên sẽ giúp họ cảm thấy được đồng hành và truyền lửa để tiếp tục “dấn thân”
Chính điều này cũng quyết định đến khả năng đồng hành của một nhân viên. Vì vậy, hãy cố gắng tạo nên cảm giác đồng hành với nhân viên. Nhà lãnh đạo có thể ứng dụng lý thuyết tháp nhu cầu Maslow để hiểu thêm về những mong muốn của nhân viên mình. Nếu thấu hiểu nhân viên và tạo được sợi dây kết nối thì bạn là nhà lãnh đạo tài tình..
Là một người quản lý, một người sếp, bạn không nên chỉ giao việc cho xong. Nhân viên luôn có những thắc mắc cần bạn giải đáp. Nhân viên luôn mong muốn nhận được lời khuyên bạn. Nếu là một nhà quản lý giỏi, bạn nên giải thích vấn để để giúp họ có trải nghiệm tốt nhất với công việc.
Cung cấp những thông tin giúp nhân viên nắm rõ chi tiết vấn đề. Nó còn giúp giảm thiểu những rào cản phát sinh. Từ đó, họ thực hiện công việc theo đúng với định hướng đề ra. Cũng từ đó mà đảm bảo được hiệu suất công việc một cách tốt nhất. Ngoài ra, nếu nhân viên gặp những vấn đề khó khăn, nhà quản lý cần giúp đỡ họ. Nhà quản lý có thể chỉ ra những điều thú vị trong nhiệm vụ/công việc mà nhân viên đang đảm nhận. Đó là cách kích thích động lực làm việc của họ; hạn chế đi tình trạng chán nản có thể xảy ra.
Giao việc cho nhân viên là một nghệ thuật đòi hỏi nhà lãnh đạo phải lưu tâm. Để giao việc hiệu quả người sếp phải trực tiếp đồng hành và thấu hiểu nhân viên của mình. Đôi khi để công việc tiến hành hiệu quả, nhà quản lý cũng nên tiếp cận các phương pháp mới trong quản trị nhân sự nói chung và giao việc nói riêng. Một trong các phương pháp đó chính là áp dụng những tiến bộ từ công nghệ. Tìm hiểu ngay tại website của Cloudify nhé!
Xem thêm
Intelligent ERP – Giải pháp mới cho doanh nghiệp Việt
Cloud ERP và SaaS ERP có gì khác biệt? Đâu là giải pháp phù hợp?
ERP đám mây thời đại 4.0 đang là xu hướng triển khai của doanh nghiệp
ERP Web và những điều doanh nghiệp thường ngộ nhận