fbpx

Quy chế tính lương theo KPI và các công thức liên quan

  1. Phạm Anh
    Người viết Phạm Anh

Quy chế tính lương theo LPI

Ngay từ khi xuất hiện, KPI đã được các nhà quản trị tin dùng bởi yếu tố khen thưởng công bằng và chính xác mà thuật ngữ này mang lại. Theo đó, công tác tính lương theo KPI đã trở thành xu hướng phổ biến để doanh nghiệp trả lương xứng đáng cho những người giỏi. Thậm chí, trong các cơ quan, tổ chức nhà nước cũng sử dụng hình thức đánh giá này.

Quy tắc tính lương KPI theo từng vị trí

Với cách tính lương theo KPI, định nghĩa lương cơ bản đang dần trở nên mờ nhạt. Thay vào đó, cả nhân viên lẫn lãnh đạo sẽ chú trọng vào hiệu quả công việc, lấy đó làm cơ sở để thúc đẩy bảng lương ở mức cao hơn. Như vậy, tình trạng đi làm chỉ để tính công sẽ không còn tồn tại.

Tuy nhiên, phương pháp này không có một tiêu chí tổng quan cho toàn bộ phòng ban, mà từng vị trí sẽ có những chỉ số khác nhau. Do đó, trước khi ứng dụng cách thức tính lương theo KPI doanh nghiệp phải xác định rõ nhiệm vụ của từng trường hợp. Dưới đây là các tiêu chí cơ bản cho từng ngành nghề mà Cloudify đã tổng hợp lại.

Đối với Agency hoặc Freelancer

  • Chỉ số KPI trong social: số lượng fans, tỷ số tương tác…
  • Lượng thảo luận được tạo ra trong mỗi chiến dịch
  • Tổng số lượng thảo luận của khách hàng giữa thương hiệu so với đối thủ
  • Tương quan giữa số lượng thảo luận theo 3 chiều hướng Tích cực, Tiêu cực và Trung lập

Bộ phận sản xuất

  • Số lượng sản phẩm làm ra
  • Nhịp độ sản xuất và chất lượng sản phẩm được tạo ra
  • Tỷ lệ hàng lỗi
  • Thời gian để hoàn thành một sản phẩm
  • Thời gian máy móc ngừng hoạt động
  • Hiệu quả sản xuất tổng thể

Nhân viên kinh doanh

  • Số lượng khách hàng mà nhân viên phục vụ
  • Số lượng sản phẩm nhân viên đã bán được
  • Doanh thu trung bình cho mỗi hóa đơn
  • Tỷ lệ khách hàng quyết định mua so với số lượng khách đã tiếp xúc
  • Thời gian trung bình để nhân viên giao tiếp với khách hàng
  • Mức độ hài lòng của khách hàng đối với nhân viên

Cách tính lương theo KPI cơ bản

Thông thường, để tính được số tiền cuối cùng mà nhân viên có thể nhận được chúng ta cần dựa vào 3 yếu tố chính bao gồm: vị trí, năng lực cá nhân và KPI (hay còn được gọi là 3P).

  • P1 – Vị trí: khung lương tối thiểu mà vị trí công việc được hưởng
  • P2 – Năng lực cá nhân: xếp bậc lương theo từng cấp bậc nhân sự 
  • P3 – KPI hay kết quả công việc: phản ánh năng lực làm việc thực tế của từng nhân viên

Như vậy,  P1 và P2 là khung lương cơ bản mà nhân viên có thể được hưởng, còn hệ số P3 có tác động cuối cùng tới kết quả lương… Tùy vào từng vị trí mà doanh nghiệp sẽ điều chỉnh tỷ trọng của các P sao cho vừa phù hợp với quỹ lương, vừa thúc đẩy khả năng làm việc của nhân sự lên tối đa nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Hệ thống tính lương 3P - Quy chế tính lương theo KPI

Có nên sử dụng phần mềm tính lương theo KPI không?

Mặc dù chỉ số KPI được biểu thị bằng những con số rõ ràng, phản ánh đúng hiệu quả công việc của cá nhân/phòng ban cũng như hoạt động kinh doanh tổng thể của công ty. Tuy nhiên nếu không quản lý và đưa ra các chỉ số KPI không chính xác, minh bạch thì những con số này có thể sẽ trở nên vô nghĩa. Do vậy, sự ra đời của phần mềm tính lương theo KPI sẽ tối ưu hiệu quả công việc tính lương cho doanh nghiệp và năng suất làm việc của nhân viên.

Những lợi ích khi triển khai phần mềm tính lương

  • Phản ánh các dữ liệu, chỉ số về KPI nhanh nhất và chính xác nhất.
  • Mọi chỉ tiêu, tỷ lệ hoàn thành công việc… đều được hiển thị dưới dạng biểu đồ, cho từng nhân sự.
  • Tự động cập nhật các chỉ số mới hoặc điều chỉnh mục tiêu sao cho phù hợp theo từng giai đoạn của doanh nghiệp.
  • Thay thế hoàn toàn những tính năng vốn có của Excel, đồng thời cung cấp dữ liệu nhanh nhất, chính xác của từng chỉ số KPI theo từng cá nhân/phòng ban. Tra cứu dữ liệu chỉ với một lượt click chuột.
  • Xóa bỏ hoàn toàn những hoạt động nhập số liệu, tính toán thủ công.
  • Thiết lập công thức tính lương, phản ánh đúng năng lực, biết khen biết phạt cho mọi trường hợp.

Bên cạnh đó, nếu bạn sử dụng phần mềm tính lương của Cloudify, toàn bộ dữ liệu của công ty sẽ được đồng bộ hóa cùng các ứng dụng. Như vậy, toàn bộ công tác liên quan đến nhân sự như lưu trữ hồ sơ, chấm công, kiểm soát hồ sơ… đều được hoàn thành chính xác trong thời gian ngắn nhất, tối giản mọi chi phí thừa thãi. Mặt khác, người quản lý có thể theo dõi, điều hành công việc từ xa chỉ với chiếc máy tính có kết nối internet. Do vậy, giảm thiểu áp lực đáng kể cho nhân viên, những người vốn đã có nỗi sợ mang tên “sếp”.

Lời kết

Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến hình thức tính lương theo KPI dành cho doanh nghiệp. Để biết chi tiết hơn mời bạn liên hệ với đội ngũ Cloudify và để lại thông tin, đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất.

0/5 (0 Reviews)

Bài liên quan

Nên lựa chọn phần mềm nhân sự trả phí hay miễn phí?
Nên lựa chọn phần mềm nhân sự trả phí hay miễn phí?

Quản lý đội ngũ nhân sự chưa bao giờ là dễ dàng và luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp ưu tiên hàng

Phần mềm quản lý nhân sự miễn phí
Doanh nghiệp có nên sử dụng phần mềm quản lý nhân sự miễn phí?

Các công ty lớn và vừa hầu hết đã áp dụng các phần mềm quản lý để tăng tốc quy trình, tiết kiệm chi

Tại sao nhân viên không thích phần mềm quản lý tổng thể?
Tại sao nhân viên không thích phần mềm quản lý tổng thể?

Trong mỗi doanh nghiệp đều có những điều bất cập từ đội ngũ nhân sự mà người quản lý khó lòng nắm bắt được.

Tòa nhà Dolphin Plaza – Tầng 2 số 28 Trần Bình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng HCM

169 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

© 2019 - 2024 Cloudify ERP.
0/5 (0 Reviews)
  • Đăng ký thông tin

Hơn 3,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:1900 866 695 (24/7)