Ngày nay, ngành y tế của nước ta rất phát triển, số lượng bệnh viện lớn, nhỏ, bao gồm cả các trạm xá ở huyện, xã,…đều mở ra rất nhiều phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Cũng chính vì thế mà lượng thiết bị y tế sản xuất luôn được tiêu thụ hết. Các doanh nghiệp sản xuất thiết bị y tế thành lập ngày càng nhiều. Nhưng trong thực tế, rất ít doanh nghiệp nắm được phương pháp quản lý sản xuất thiết bị y tế cho chặt chẽ.
Nội dung bài viết
Những khó khăn trong quản lý sản xuất thiết bị y tế
Thiết bị y tế có rất nhiều loại, nhiều kích thước, chỉ số,…Do đó, doanh nghiệp thường sẽ phải phân ra nhiều lô hàng với những mã hàng riêng biệt. Với số lượng khổng lồ, việc quản lý hàng hóa chặt chẽ quả là một thách thức lớn. Việc kiểm kê, vận chuyển và giao, nhận hàng cũng khó khăn hơn với mỗi đơn hàng lớn.
Do số lượng hàng hóa quá nhiều, người quản lý không thể nào đủ thời gian để kiểm tra từng công đoạn sản xuất. Dẫn đến chất lượng sản phẩm cũng bị ảnh hưởng không kém. Ngoài ra, trình độ nhân viên, trang thiết bị, máy móc sản xuất cũng là những yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm.
Để xử lý một lượng lớn hàng hóa đòi hỏi nguồn nhân lực lớn. Dù số quản lý không hề ít nhưng cũng khó để giám sát toàn bộ hoạt động của các nhân viên sản xuất. Việc nắm bắt hiệu suất làm việc cũng khó khăn hơn, dẫn đến việc kiểm soát năng suất sản xuất của doanh nghiệp càng khó nắm bắt hơn.
3 cách quản lý thiết bị y tế cho doanh nghiệp
Với số lượng doanh nghiệp sản xuất ngày càng nhiều, quản lý sản xuất thiết bị y tế tốt chính là một cơ hội tăng khả năng cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành. Hiện nay, 3 phương pháp quản lý phổ biến nhất bao gồm:
Đây là cách phổ biến nhất hiện nay với các doanh nghiệp. Sổ sách và excel là những công cụ không thể thiếu cho phương pháp này. Ưu điểm của phương pháp này là không tốn phí và công sức lắp đặt, cài đặt. Tuy nhiên, cách quản lý này có nhiều lỗ hổng, dễ gây ra thất thoát, nhầm lẫn và cực kỳ khó đối với những doanh nghiệp phải sản xuất nhiều, quản lý nhiều sản phẩm, nhân viên. Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ, chuyên sản xuất một hoặc vài loại sản phẩm, ít nhân viên, nguồn vốn nhỏ.
ERP truyền thống đòi hỏi người dùng phải lắp đặt rất nhiều máy móc, thiết bị, phần cứng,…..Cũng vì thế mà chi phí đầu tư cho giải pháp này không hề thấp. Bên cạnh đó, do được cài đặt, thiết lập nội bộ, nên phần mềm có thể sử dụng ngay cả khi không có kết nối internet. ERP truyền thống phù hợp với những doanh nghiệp lớn, cần có sự quản lý tập trung, đồng bộ. Bởi đây là hệ thống phức tạp, nên quy trình quản lý của nó cũng cực kỳ chuyên nghiệp và xử lý nhanh chóng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên cân nhắc thật kỹ trước khi đầu tư cho giải pháp này.
Cloud ERP là giải pháp tiên tiến nhất hiện nay. ERP kết hợp với công nghệ điện toán đám mây giúp lưu trữ, sử dụng phần mềm hoàn toàn không cần lắp đặt thêm các máy chủ vật lý khác. Chi phí đầu tư ban đầu thấp, giao diện trực quan, có thể sử dụng từ xa trên các thiết bị thông minh. ERP đám mây là giải pháp cực kỳ phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi chi phí ban đầu thấp, dễ mở rộng quy mô khi có nhu cầu. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ bắt buộc phải có kết nối internet nếu muốn ứng dụng giải pháp này.
Với 3 cách quản lý sản xuất thiết bị y tế cho doanh nghiệp, chúng tôi hy vọng doanh nghiệp có thể tìm được phương pháp phù hợp với tình hình kinh doanh của mình. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu tìm kiếm một giải pháp ERP đám mây cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, xin liên hệ với chúng tôi qua website Cloudify.vn hotline 1900 866 695 để được tư vấn miễn phí.
Xem thêm
Phần mềm quản lý nhân viên thị trường có những chức năng gì?
Bán hàng D2C – Xu hướng mới của doanh nghiệp
Phần mềm bán hàng B2B có thực sự cần thiết cho doanh nghiệp?
Tổng quan về vai trò của hệ thống ERP trong doanh nghiệp