fbpx

Phần mềm quản lý xưởng sản xuất còn tồn tại những hạn chế nào?

  1. Phạm Thu Hà
    Người viết Phạm Thu Hà

    Chuyên gia kinh tế

Phần mềm quản lý xưởng sản xuất còn tồn tại những hạn chế nào?

Để đạt kết quả tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, người quản lý ngoài nắm bắt được chất lượng sản phẩm, quy trình, công đoạn sản xuất còn phải đặc biệt chú ý đến xưởng sản xuất. Ngày nay, có rất nhiều phần mềm quản lý xưởng sản xuất ra đời, nhưng những vấn đề trong quản lý kho, xưởng vẫn không được giải quyết triệt để. Nguyên nhân có thể do doanh nghiệp chưa có chiến lược quản lý, sự chuẩn bị chưa được tốt,….Một trong số đó là do các phần mềm hiện nay chưa được thực sự tối ưu. Vậy các phần mềm còn tồn tại những hạn chế gì?

Những hạn chế của phần mềm quản lý xưởng sản xuất

Những hạn chế của phần mềm quản lý xưởng sản xuất

Những hạn chế của phần mềm quản lý nhà xưởng

Quản lý xưởng sản xuất đồng nghĩa với nhà quản trị phải bao quát đầy đủ về trang thiết bị, không gian, vệ sinh, nhân sự, bảo trì máy móc định kỳ,…. Với một lượng công việc lớn như vậy, các phần mềm quản lý xưởng sản xuất được ra đời. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại, phần mềm vẫn còn tồn tại những hạn chế như:

Chi phí và thời gian triển khai

Đây dường như là vấn đề tiên quyết của mọi doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Nhà quản trị cần chuẩn bị rất nhiều nguồn lực như thời gian, công sức, đội ngũ nhân sự triển khai, tiền bạc,… nếu có ý định đầu tư vào phần mềm quản lý xưởng sản xuất. Bên cạnh đó, các phần mềm ngày nay đều ứng dụng công nghệ đám mây, chi phí sẽ thanh toán theo định kỳ thay vì thanh toán một lần như trước đây. Các vấn đề và chi phí phát sinh chắc chắn sẽ khiến nhà quản trị ngần ngại mặc dù phần mềm có mang lại lợi ích trong quản trị phân xưởng.

Ngoài ra, để quản lý bao quát toàn bộ xưởng sản xuất, doanh nghiệp sẽ cần bổ sung thêm một số phân hệ phụ như quản lý hao mòn, lịch trình bảo dưỡng trang thiết bị, máy móc,….. Với bất kỳ phân hệ nào được thêm vào, doanh nghiệp có thể sẽ phải trả phí cho các phân hệ đó.

Không thể đem lại lợi ích tức thời

Sau khi triển khai phần mềm, doanh nghiệp sẽ chưa thể nhìn thấy ngay những lợi ích mà nó mang lại mà phải sau một khoảng thời gian. Khi mọi dữ liệu và quy trình đã đi vào khuôn, lúc ấy nhà quản trị mới có thể đánh giá được liệu đầu tư cho phần mềm có đạt được hiệu quả hay lãng phí.

Với tỉ lệ doanh nghiệp triển khai thất bại, nhà quản trị sẽ càng cảm thấy ngần ngại khi đầu tư vào giải pháp này hơn. Tuy nhiên, nếu lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp và có một kế hoạch chi tiết, doanh nghiệp có thể giảm tối đa các rủi ro, gia tăng tỉ lệ thành công.

Yêu cầu về đào tạo cao

Hầu hết nhân viên trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ đều đã quen với sổ sách, excel. Do đó, khi tiếp cận với những công nghệ mới sẽ dễ gây ra sai sót. Doanh nghiệp cần xem xét và có thể sẽ phải bỏ chi phí để đào tạo nhân viên. Nhân viên cũng là yếu tố giúp đánh giá hiệu quả thành công triển khai. Chính vì vậy, công tác đào tạo càng cần phải chú trọng và cẩn thận hơn, tránh trường hợp nhân viên chống đối, miễn cưỡng trong sử dụng phần mềm.

Nên chọn phần mềm quản lý xưởng sản xuất như thế nào?

Nên chọn phần mềm quản lý xưởng sản xuất như thế nào?

Nên chọn phần mềm quản lý xưởng sản xuất như thế nào?

Với những hạn chế trên, nhà quản trị nên chọn phần mềm quản lý xưởng sản xuất như thế nào cho phù hợp? Thực tế, mọi giải pháp quản trị đều tồn tại những rủi ro và khó khăn nhất định. Các phần mềm quản lý cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên để những khó khăn đó làm ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bởi lợi ích mà phần mềm mang lại là rất lớn. Để hạn chế những thách thức, doanh nghiệp có thể chọn phần mềm theo các tiêu chí như:

  • Nhu cầu và nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp
  • Thương hiệu và sự uy tín của nhà cung cấp
  • Chất lượng dịch vụ và thái độ chăm sóc khách hàng của nhà cung cấp
  • Các chi phí phát sinh và dịch vụ hậu mãi

Với những tiêu chí chọn phần mềm, chúng tôi hy vọng doanh nghiệp có thể tránh được các hạn chế của phần mềm quản lý xưởng sản xuất. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng hoặc cần thêm thông tin về giải pháp này, nhà quản trị liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 866 695 hoặc website Cloudify.vn để được tư vấn miễn phí.

Xem thêm

Tại sao doanh nghiệp nên chuyển sang sử dụng hệ thống ERP?
Phần mềm quản lý kho online – Giải pháp cho doanh nghiệp 4.0
Vòng đời sản phẩm và những điều doanh nghiệp cần biết
ERP Web và những điều doanh nghiệp thường ngộ nhận

0/5 (0 Reviews)

Bài liên quan

Nhà quản lý sản xuất
“Thước đo” tiêu chuẩn để trở thành nhà quản lý sản xuất tài ba

Quản lý sản xuất có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh. Vậy làm thế nào để hoạt đó

Tiêu chí chọn phần mềm quản lý sản xuất cho doanh nghiệp
Tiêu chí chọn phần mềm quản lý sản xuất cho doanh nghiệp

Để việc quản lý sản xuất được chặt chẽ, khoa học hơn, các phần mềm về quản lý sản xuất đã ra đời. Tuy

Phần mềm quản lý sản xuất trực tuyến mang lại lợi ích gì?
Phần mềm quản lý sản xuất trực tuyến mang lại lợi ích gì?

Phần mềm quản trị doanh nghiệp nói chung hiện nay đang được sử dụng phổ biến tại các tổ chức từ quy mô nhỏ

Tòa nhà Dolphin Plaza – Tầng 2 số 28 Trần Bình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng HCM

169 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

© 2022 Cloudify ERP.
0/5 (0 Reviews)
  • Đăng ký thông tin

Hơn 2,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:1900 866 695 (24/7)