fbpx

Những sai lầm không nên có của nhà quản lý trong quản trị doanh nghiệp

  1. Thảo Lê
    Người viết Thảo Lê

Những sai lầm không nên có của nhà quản lý trong quản trị doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp không dành cho những nhà quản trị thiếu bản lĩnh và không ngừng cố gắng. Chỉ những bước đi sai của nhà quản lý sẽ đưa doanh nghiệp của mình đến bờ vực của sự thua lỗ thậm chí là phá sản. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành doanh nghiệp, nhà lãnh đạo sex khó tránh khỏi việc mắc sai lầm. Việc lặp đi lặp lại những sai lầm là điều không thể chấp nhận. Do đó, quản lý nên tránh mắc những sai lầm sau đây trong quản trị doanh nghiệp.

Làm tất cả mọi việc, việc gì cũng muốn đích thân mình “góp mặt”

Nhà quản trị có khả năng tiếp nhận, xử lý vấn đề một cách nhanh chóng, hiệu quả. Chính vì vậy khi có bất kỳ công việc phát sinh họ cũng muốn chính bản thân mình xử lý. Tuy nhiên, để làm nên sự thành công của doanh nghiệp cần có sự góp mặt của tất cả thành viên. Hay để nhân viên san sẻ “núi” việc mà nhà lãnh đạo cần xử lý. 

Vai trò của nhà quản lý trong doanh nghiệp là đưa ra hoạch định chiến lực và phân chia công việc cho toàn thể nhân viên chứ không phải thực thi. Việc “tự tay” giải quyết hết công việc sẽ làm cho cấp dưới cảm thấy khó chịu và ỷ lại. Xét về lâu dài, việc này sẽ mang đến điểm tiêu cực cho cả doanh nghiệp.

Làm tất cả mọi việc, việc gì cũng muốn đích thân mình “góp mặt”

Làm tất cả mọi việc, việc gì cũng muốn đích thân mình “góp mặt”

Với một doanh nghiệp nhỏ, xử lý từng việc sẽ đỡ mất thời gian. Nhưng một doanh nghiệp vừa là lớn, việc xử lý tất cả mọi thứ sẽ chiếm toàn bộ thời gian của nhà quản lý và họ không có thời gian để làm những việc vĩ mô.

Giải pháp: Nhà quản lý phân chia công việc hợp lý. Những công việc thường nhật của nhân viên chỉ cần giao việc và kiểm tra kết quả. Đối với các công việc phức tạp, quản lý có thể hướng dẫn các bước và nhân viên tự thực hiện. Cách này cũng sẽ giúp nhân viên tự phát huy khả năng của bản thân nhiều hơn.

Quản trị doanh nghiệp theo kiểu giao việc không có thời gian cụ thế 

Một trong những cụm từ được nhân viên “than thở” nhiều nhất hiện nay chính là thời hạn làm việc hay còn gọi là deadline. Giao việc không kèm theo thời gian hoàn thành cụ thể chính là nhà quản trị đang cho phép nhân viên của mình được nhây lười. Cùng một công việc nếu bạn kèm theo deadline cụ thể nhân viên của bạn sẽ hoàn thành theo kế hoạch. Nếu không có thời gian, nhân viên sẽ nhây lười, kéo dài thậm chí thêm đến vài ngày. Điều này sẽ làm giảm sút năng suất làm việc của họ theo thời gian. 

Giải pháp: Giao việc kèm theo deadline cụ thể, có chính sách phạt hợp lý cho trường hợp trễ hạn giao việc. Điều này sẽ giúp quản lý dễ dàng theo dõi công việc cũng như phát huy tốt năng suất làm việc của nhân viên. 

Làm việc mọi lúc, mọi nơi

Hình ảnh nhà quản lý ngập trong núi việc dường như rất quen thuộc ở các doanh nghiệp Việt Nam. Sai lầm này đến từ những sai lầm ở các mục phía trên, chính vì sự tham việc và không có kế hoạch cho công việc cụ thể dẫn đến nhà quản lý bị dồn việc, quá tải công việc. 

Đây không phải là tín hiệu tốt vì sẽ khiến họ quên đi những công việc quan trọng khác cần được giải quyết, phá vỡ mối quan hệ cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.

Giải pháp: Nhà quản lý cần phải lên kế hoạch cho tất cả công việc diễn ra trong ngày, trong tuần. Đồng thời, công việc nên được kiểm soát chặt chẽ để theo kịp tiến độ tránh tình trạng ứ đọng. Một giải pháp khác hầu hết các doanh nghiệp hiện nay hay áp dụng là sử dụng phần mềm quản lý. Phần mềm cho phép nhà quản lý kiểm soát và giao việc một cách tự động, kefmt heo cả chú thích, thời gian hoàn thành và nhắc lịch hoàn thành công việc.

Không xử lý triệt để mâu thuẫn trong nội bộ công ty 

Mâu thuẫn giữa các nhân viên là điều dễ xảy ra ở bất kỳ các doanh nghiệp nào. Nếu nhà quản lý không kịp thời phát hiện và giải quyết triệt để thì những mâu thuẫn này sẽ lớn dần và trở thành rắc rối trong cả công ty. Thậm chí, doanh nghiệp có thể mất đi những nhân sự giàu kinh nghiệm, tài giỏi vì vấn đề không nên xảy ra này.

Một mâu thuẫn nhỏ có thể bùng lên thành một trận lớn bất kỳ lúc nào nếu không được xử lý kịp thời. Kết quả cuối cùng chỉ có doanh nghiệp chịu thiệt, về cả nhân sự lẫn hoạt động kinh doanh, tăng trưởng.

Giải pháp: Hãy để tất cả nhân viên của mình nói lên được ý kiến, nguyện vọng của họ. Nhà quản lý cũng nên tổ chức các buổi trò chuyện gắn kết mọi người, đặc biệt phải thật minh bạch các chính sách thưởng, phạt.

Không cởi mở, tiếp thu những điều mới trong quản trị doanh nghiệp

Đôi khi cái tôi của một nhà quản lý chính là điều ngăn cản họ tiếp thu những bài học mới hỗ trợ cho công việc của họ. Việc giữ cái tôi cá nhân quá lớn ảnh hưởng xấu đến những phẩm chất cần thiết khác bao gồm lắng nghe và thấu hiểu, tôn trọng đồng nghiệp, cẩn thận trước những vấn đề và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. 

Không cởi mở, tiếp thu những điều mới trong quản trị doanh nghiệp

Không cởi mở, tiếp thu những điều mới trong quản trị doanh nghiệp

Đôi khi, chính sự không cởi mở của bản thân nhà quản lý đã khiến cho cả doanh nghiệp tụt lùi lại so với các đối thủ. 

Giải pháp: Quyền lực chỉ phát huy khi bạn đặt bản thân vào vị trí của người khác để kiềm chế cái tôi và có những thay đổi phù hợp. Cởi mở học hỏi thêm những điều mới từ nhân viên, đối tác cũng là một trong những cách giúp doanh nghiệp của bạn ngày càng phát triển.

Không có các chính sách khen, chê nhân viên hợp lý 

Bất kỳ nhân viên nào cũng đều mong muốn được đánh giá đúng đắn và công nhận năng lực. Chính vì vậy các hoạt động khen, chê, đánh giá năng lực bắt buộc phải có trong doanh nghiệp.

Tùy vào đặc thù công việc, cấp bậc mà sẽ có từng quy chuẩn để đánh giá khác nhau. Thông qua việc khen thưởng, khích lệ nhân viên sẽ có thêm động lực để hoàn thành công việc tốt hơn.

Giải pháp: Hãy đối xử công bằng với tất cả cấp dưới, công nhận thành tựu và khuyến khích khen thưởng khi họ làm tốt nhiệm vụ của mình. Đây cũng chính là cách để giúp tạo ra sự tin tưởng và trung thành tuyệt đối dành cho doanh nghiệp.

Bất kỳ nhà quản lý nào cũng sẽ gặp những sai lầm trong quản trị doanh nghiệp. Để những sai lầm đó không lặp lại, nhà quản lý phải thật sự hiểu được vai trò và công việc của mình. Đừng quên cải tiến bản thân và doanh nghiệp thông qua việc tiếp cận các giải pháp quản lý mới. Bởi vì công nghệ sẽ giúp nhà quản trị đơn giản hóa mọi thứ và vận hành tốt hơn!

Xem thêm

Cloud ERP – Phần mềm quản lý hiệu quả dành cho doanh nghiệp
SaaS ERP và những thông tin cơ bản doanh nghiệp cần biết
Top 3 phần mềm Cloud ERP phổ biến nhất hiện nay
Intelligent ERP – Giải pháp mới cho doanh nghiệp Việt

0/5 (0 Reviews)

Bài liên quan

Colavi thúc đẩy năng suất và bứt phá nhờ “cú huých” chuyển đổi số cùng Cloudify ERP

Vừa qua, Công ty Cổ phần Cơ khí và Lắp máy Việt Nam (Colavi) đã chính thức công bố triển khai chuyển đổi số

Microsoft Power BI: So sánh toàn diện với Tableau, Data Studio & QlikView 2024

Phân tích chuyên sâu về Microsoft Power BI và so sánh với Tableau, Google Data Studio, QlikView. Tìm hiểu ưu nhược điểm và cách

King Jim Việt Nam “bắt tay” Cloudify chuyển đổi số trong sản xuất, giải phóng sức lao động công nhân viên

Mới đây, công ty TNHH King Jim Việt Nam đã chính thức khởi động dự án quản trị sản xuất chuyên sâu trên nền

Tòa nhà Dolphin Plaza – Tầng 2 số 28 Trần Bình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng HCM

169 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

© 2019 - 2024 Cloudify ERP.
0/5 (0 Reviews)
  • Đăng ký thông tin

Hơn 3,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:1900 866 695 (24/7)