fbpx

OKRS là gì? Quản trị mục tiêu giúp doanh nghiệp bứt phá thời Covid

  1. Trung Thành
    Người viết Trung Thành

OKRS là gì? Quản trị mục tiêu giúp doanh nghiệp bứt phá thời Covid

Tốc độ phát triển xã hội hay thị trường đều đang nhanh tới mức chóng mặt. Những hình thức quản trị cũng cần phải có sự thay đổi để phù hợp thị hiếu. Và phương pháp quản trị ORKs được tạo ra để giúp các doanh nghiệp tránh được tình trạng mất kiểm soát trước tốc độ phát triển nhanh chóng này. Trong bài viết hôm nay, Cloudify xin chia sẻ tới các bạn về phương pháp OKRs – quản trị mục tiêu giúp doanh nghiệp bứt phá thời Covid.

OKRs là gì?

OKRs là viết tắt của từ Objectives and Key Results, tạm dịch là phương pháp Quản trị theo mục tiêu và kết quả then chốt. Phương pháp này đang được nhiều doanh nghiệp ứng dụng vào quá trình quản trị bởi đó là công cụ đơn giản nhưng đặc biệt hữu ích bởi chúng xoay quanh các mục tiêu chính có thể đo lường rõ ràng.

Trước khi phương pháp OKRs thị thường thì phương pháp MBO (Management By Objectives – quản trị theo mục tiêu) được phổ biến rộng rãi. Hay nói chính xác hơn, OKRs đã được  Andy Grove phát triển dựa trên nguyên gốc MBO. Vậy điểm khác biệt giữa MBO và OKRs là gì?

  • OKRs khắc phục được 2 yếu điểm của MBO là: nhân viên thiếu tính sáng tạo và tình trạng hạ thấp mục tiêu, làm giảm hiệu suất làm việc.
  • OKRs có điểm nổi trội là các mục tiêu cần gắn với kết quả chính.

Thời gian đầu mới xuất hiện, nhiều doanh nghiệp chưa thực sự hiểu OKRs là gì, nên việc áp dụng còn cứng nhắc và chưa đạt được hiệu quả tốt. Nhưng tới thời điểm hiện tại, phương pháp này đều đang được các công ty rất lớn như Google, Amazon, Uber …. sử dụng chứng tỏ độ hữu dụng của nó.

Lợi ích khi áp dụng OKRs 

Những lợi ích của OKRs là gì, Cloudify xin phép liệt kê những lợi ích lớn mà phương pháp quản trị bằng mục tiêu và kết quả chính mang lại

  • Tập trung: Giới hạn số lượng mục tiêu, bạn sẽ thật sự cân nhắc đâu mới là mục tiêu quan trọng nhất và liên quan tới mục tiêu lớn. 
  • Tăng khả năng phối hợp: Khi có mục tiêu rõ ràng, việc kết hợp giữa các bộ phận trở nên dễ dàng hơn, không bị rơi vào tình thế bị động và đổ lỗi khi kết quả không hoàn thành.
  • Cam kết: Đưa ra mục tiêu với những kết quả đo lường được sẽ làm tăng tính tránh nhiệm của mỗi cá nhân đối với mục tiêu.
  • Theo sát: Việc đưa các mục tiêu nhỏ hướng tới mục tiêu chính sẽ tránh được 3 loại rủi ro là rủi ro cuối kỳ, rủi ro bất chợt và rủi ro lệch mục tiêu. Làm được điều này vì phương pháp OKRs mục tiêu được chia nhỏ theo thời gian ngắn nhất định và thường xuyên được kiểm tra.

Đọc thêm: KPI là gì? Tặng bạn “bí kíp” xây dựng bộ KPI cho nhân viên

Lợi ích khi áp dụng OKRs 
Lợi ích khi áp dụng OKRs

Nguyên tắc trong OKRs là gì

Phương pháp quản trị mục tiêu theo kết quả chính có những nguyên tắc bất di bất dịch. Nhà quản lý khi áp dụng vào doanh nghiệp của mình cần có áp dụng linh hoạt những nguyên tắc để đạt hiệu quả tối đa.

  • Giới hạn số mục tiêu

Những mục tiêu nhỏ (kết quả chính) không vượt quá số lượng 3-5 để phục vụ cho 1 mục tiêu lớn. Điều này áp dụng cho toàn bộ bộ máy cũng như mỗi thành viên trong doanh nghiệp. Mục đích của việc này để đảm bảo mỗi mục tiêu có được sự tập trung tốt nhất.

  • Minh bạch và thông suốt

Những mục tiêu được công khai, để các thành viên, bộ phận trong công ty đều được nhìn thấy. Việc nhìn thấy nhau đang làm gì, hiểu được việc làm của người khác và chính bản thân mình có ích lợi gì cho mục tiêu chung sẽ làm tăng tính trách nhiệm và tinh thần đoàn kết nội bộ.

  • Cá nhân hoá trách nhiệm

Như đã nói, mỗi cá nhân đều biết được bộ mục tiêu của mình OKRs là gì và gồm những đầu việc nào. Vì vậy mỗi người sẽ phải tự chịu trách nhiệm trong việc hoàn thành bộ kết quả chính đó. Mở rộng hơn, người chịu trách nhiệm với bộ OKRs của toàn bộ tổ chức là CEO, bộ OKRs của nhóm thì trưởng nhóm là người chịu trách nhiệm. Việc này là hình thức thúc đẩy cùng nhau làm việc, mọi người cùng kiểm tra lẫn nhau và đưa ra được kết quả hoàn thành tốt nhất.

  • Tự lập mục tiêu

Bí quyết để kích thích tư duy, sáng tạo và năng lượng của mỗi thành viên của phương pháp OKRs là gì? Phương pháp này để mỗi cá nhân tự đưa ra mục tiêu của bản thân, cấp trên lắng nghe và góp ý, không có sự áp đặt. 

  • Trao quyền

Quyền lực được trao đi trong phương pháp quản trị mục tiêu theo kết quả chính mang lại những hiểu quả rất bất ngờ. Không có những tình huống tiêu cực xảy ra, trái lại mỗi thành viên có được sự tự chủ và chủ động trong mọi vấn đề.

  • Sự ghi nhận

OKRs không dùng để đánh giá nhân viên. Đây là phương pháp của sự ghi nhận đóng góp của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận. Vì vậy doanh nghiệp cần chú ý không áp đặt sự khen thưởng tiền bạc, hoa hồng khi sử dụng phương pháp này.

Xem ngay: Phần mềm quản trị công việc và mục tiêu Cloudify HRM

Ứng dụng trong thời đại Covid

Dù OKRs là gì thì mục đích chính của nó vẫn là giúp đỡ các doanh nghiệp quản trị một cách tốt hơn. Đặc biệt trong bối cảnh thời đại dịch bệnh, cách hoạt động của doanh nghiệp buộc phải thay đổi trong thời gian ngắn. Việc quản trị nguồn nhân lực trong bối cảnh Covid gặp nhiều khó khăn khi các nhân viên phải làm việc từ xa, nhà quản lý khó theo sát được mục tiêu hoàn thành nếu vẫn áp dụng những nguyên tắc quản trị cũ. Phương pháp quản trị mục tiêu theo kết quả then chốt là sự lựa chọn tốt nhất cho các doanh nghiệp hiện nay.

Lời kết

Cloudify hi vọng với bài viết này, các bạn đã hiểu hơn OKRs là gì. Nhiều bài viết của Cloudify chia sẻ về vấn đề quản trị nhân lực và ứng dụng các giải pháp phần mềm công nghệ đang được cập nhật hàng ngày trên trang web chính thức. Các bạn đừng quên ghé thăm website Cloudify.vn thường xuyên để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích cho doanh nghiệp mình nhé.

0/5 (0 Reviews)

Bài liên quan

Cloudify ERP vinh danh tại lễ trao giải Best Solutions Award 2023
Cloudify ERP vinh danh tại lễ trao giải Best Solutions Award 2023

Cloudify được vinh danh Giải thưởng Best Solution Awards 2023 (BSA 2023) với giải pháp quản lý doanh nghiệp tổng thể Cloudify ERP ở

Xu hướng áp dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam
Xu hướng áp dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam

Xu hướng áp dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam đã, đang và sẽ luôn là một trong những đề tài

Webinar “Chuyển đổi số bằng ERP – Biến “nguy” thành “cơ” cho các doanh nghiệp sản xuất”

Hiện nay trước những sức ép về lạm phát cùng làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ tại Việt Nam, đòi hỏi các doanh

Tòa nhà Dolphin Plaza – Tầng 2 số 28 Trần Bình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng HCM

169 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

© 2019 - 2024 Cloudify ERP.
0/5 (0 Reviews)
  • Đăng ký thông tin

Hơn 3,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:1900 866 695 (24/7)