Quản trị tài chính doanh nghiệp không phải là công việc dễ dàng. Là chủ của một doanh nghiệp đòi hỏi luôn phải tìm ra cách tốt nhất để ứng phó với tình huống bất ngờ xảy ra làm tài chính đi xuống, phải nắm các con số trong doanh nghiệp và theo dõi sát sao. Khi tìm được nguyên nhân gây hao hụt ngân sách doanh nghiệp ở đâu từ đó có đưa ra kế hoạch chi tiêu hợp lý và tối ưu hóa dòng tiền của mình.
Khi doanh nghiệp đã phân phối các sản phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng thì dòng tiền và lợi nhuận nằm ở công nợ khách hàng chưa được thu hồi đúng thời hạn hoặc bị lãng quên. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không có tiền để chi cho các khoản đã đến hạn cần phải thanh toán. Vấn đề này thường làm cho chủ doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng với dòng tiền doanh nghiệp, thậm chí là chính dòng tiền của cá nhân mình nữa.
Hạng mục tiếp theo phải kể đến gây ra sự hao hụt dòng tiền là doanh nghiệp bị quá tải hàng tồn kho. Việc sản xuất hoặc đặt mua quá nhiều hàng hóa mà không được lưu thông xử lý đầu ra sẽ đưa doanh nghiệp vào tình trạng “chôn tiền” trong kho. Rõ ràng tiền doanh nghiệp không biến mất, chỉ là nó đang tồn đọng trên hàng hóa trong kho. Và việc cần làm đó là tìm biện pháp giải phóng hàng tồn kho
Xem thêm: Cloud ERP – Phần mềm quản lý hiệu quả dành cho doanh nghiệp
Một khía cạnh ảnh hưởng đến lợi nhuận đó là chi phí dành cho cơ sở vật chất. Muốn tăng năng suất thì doanh nghiệp cần đầu tư vật chất kỹ thuật mới, tốt hơn và lớn hơn. Và dĩ nhiên, chi phí bỏ ra cũng không hề nhỏ. Ví dụ, nếu doanh nghiệp không đầu tư hợp lý cho tài sản cố định thì thay vào đó sẽ phải bỏ ra một khoản tiền để bảo trì và sửa chữa những máy móc kỹ thuật cũ với một chi phí không hề nhỏ, thậm chí là ngang bằng với việc mua một chiếc máy mới hiện đại hơn, năng suất cao hơn. Vấn đề đặt ra, chủ doanh nghiệp cần đầu tư chi phí cho tài sản cố định hợp lý để trong dài hạn có thể đem lại doanh thu bù lại cho phần chi phí đã bỏ ra.
Hao hụt ngân sách do có nhiều tài sản cố định
Khủng hoảng dòng tiền không chỉ do các khoản phải thu của khách hàng mà còn do việc doanh nghiệp trả tiền cho chủ nợ quá sớm. Thường thì người đứng đầu doanh nghiệp nghĩ rằng nên trả luôn các khoản nợ khi có sẵn tiền trong tài khoản ngân hàng hoặc có đủ tiền mặt để không bị làm phiền bởi chủ nợ. Nhưng liệu rằng tình huống khách hàng của doanh nghiệp sẽ trả tiền đúng hạn? Đừng vội vàng thanh toán tiền nợ, hãy chờ đến hạn thanh toán, ít nhất thì vẫn có tiền trong tài khoản hơn là chuyển vào túi người khác và làm mất cân đối dòng tiền của doanh nghiệp.
Xem ngay: Top 3 phần mềm ERP Việt Nam doanh nghiệp nên lựa chọn
Trộm cắp có thể xảy đến bất cứ lúc nào trong doanh nghiệp xuất phát từ khách hàng cho đến nhân viên của doanh nghiệp. Thực tế điều này ảnh hưởng rất nhiều đến dòng tiền khi nhân viên trộm sản phẩm của doanh nghiệp. Đặc biệt, nếu hành vi này xảy ra với sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận thấp khoảng 10% thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải bán thêm ít nhất 10 sản phẩm tương đương mới có thể hòa vốn.
Một nguyên ngân rõ ràng nhất khiến dòng tiền thâm hụt đó là chủ sở hữu đã rút ra quá nhiều tiền của doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ việc chủ doanh nghiệp phải thanh toán các khoản vay hoặc thế chấp ngoài ngân hàng. Nhưng cũng có thể do trục lợi cá nhân vì lối sống xa hoa của chủ doanh nghiệp. Thực tế, số tiền bị thâm hụt thường khó có thể đong đếm chính xác. Việc rút tiền của doanh nghiệp dành cho việc chi tiêu cá nhân sẽ gây ảnh hưởng đến dòng tiền và hành vi này là hoàn toàn bất hợp pháp.
Hao hụt nguồn tiền doanh nghiệp
Quản lý dòng tiền thực sự rất khó khăn và phức tạp. Mặc dù chúng ta thường bắt gặp những con số lợi nhuận hào nhoáng của doanh nghiệp trên các báo cáo nhưng thực tế thì không như vậy, chủ doanh nghiệp đang phải vật lộn để thanh toán các hóa đơn và đóng các khoản thuế. Sẽ thật may mắn nếu cho đến cuối cùng, doanh nghiệp tìm ra được tiền lợi nhuận đang nằm ở đâu và đã được chi trả cho những hạng mục nào. Ít nhất việc nắm được các con số này cũng giúp doanh nghiệp lên được kế hoạch chi tiêu phù hợp và tối ưu hóa dòng tiền trong tương lai.
Hy vọng bài viết có thể cung cấp kiến thức bổ ích về quản lý dòng tiền và giúp doanh nghiệp đưa ra những giải pháp phù hợp nhất để tối ưu hóa ngân sách.
Xem thêm
Bán hàng D2C – Xu hướng mới của doanh nghiệp
Phần mềm quản lý nhân viên thị trường có những chức năng gì?
Phần mềm ERP – có nên áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ?
ƯU – Nhược điểm của phần mềm bán hàng online mà bạn chưa biết