fbpx

So sánh ERP và CRM: Đâu là giải pháp tối ưu dành cho doanh nghiệp?

  1. Thảo Lê
    Người viết Thảo Lê

So sánh phần mềm ERP và CRM

ERP và CRM đều là phần mềm hỗ trợ chia sẻ thông tin và lưu trữ dữ liệu, từ đó phối hợp mọi hoạt động của các phòng ban. Tuy nhiên 2 phần mềm này sở hữu những chức năng và đặc điểm riêng biệt. Vậy ERP và CRM, phần mềm nào sẽ là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp của bạn?

Định nghĩa về ERP

ERP được viết tắt bởi cụm từ Enterprise Resource Planning với ý nghĩa là Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Đây là một giải pháp giúp doanh nghiệp tự kiểm soát các nguồn tài nguyên của mình thông qua việc quản lý các hoạt động chủ chốt. Bao gồm: kế toán, phân tích tài chính, quản lý mua hàng, hoạch định và quản lý sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý nhân sự, theo dõi đơn hàng, quản lý bán hàng…

ERP hỗ trợ quản lý kho, bán hàng, sản xuất và các khâu khác

ERP tập trung vào việc liên kết, đồng bộ dữ liệu; chuẩn hóa và tự động hóa quy trình giữa toàn bộ phòng ban, tổng công ty, các chi nhánh. Từ đó, giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quan về toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp để đưa ra chiến lược phát triển phù hợp nhất. Một hệ thống ERP có thể bao gồm các phần mềm:

  • Kế toán
  • Quản lý tài chính
  • Quản lý nhân sự, tiền lương
  • Quản lý dây chuyền sản xuất
  • Quản trị kho
  • Quản lý nhà cung cấp, đối tác
  • Quản trị khách hàng
  • Quản trị dự án công ty

Xem thêm: 8 phần mềm ERP cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Định nghĩa về CRM

CRM là cụm từ viết tắt của Customer Relationship Management – được hiểu là Quản trị tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến khách hàng. CRM tập trung vào việc hỗ trợ khách hàng, hỗ trợ bán hàng, tạo ra sự gắn kết giữa khách hàng với doanh nghiệp từ đó đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu.

CRM tập trung chính vào việc quản lý quan hệ khách hàng

Mục tiêu của CRM là xây dựng, duy trì và củng cố mối quan hệ với khách hàng cũ, khách hàng mới và khách hàng tiềm năng. Một hệ thống CRM bao gồm các chức năng như:

  • Lưu trữ thông tin khách hàng như: tên, tuổi, số điện thoại,…
  • Hỗ trợ chăm sóc khách hàng
  • Hỗ trợ bán hàng
  • Đo lường mức độ tương tác với khách hàng
  • Hỗ trợ cho các chiến dịch marketing
  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng

CRM là một trong những giải pháp hữu ích hỗ trợ quản trị khách hàng, CRM đang ngày càng được ưa dùng bởi định hướng của tư tưởng quản trị 4.0 đó là lấy con người làm trọng tâm trong thời đại số. Đồng nghĩa với việc khách hàng cũng là một yếu tố trung tâm cần phải quan tâm và quản lý tốt.

Thông qua khái niệm về ERP và CRM, chúng ta hoàn toàn có thể thấy được sự khác biệt giữa 2 phần mềm này. 

So sánh sự khác biệt giữa ERP và CRM

Dựa vào khái niệm về ERP và CRM ta có thể nhận thấy, tính năng của ERP rộng hơn CRM. Bởi CRM chỉ chuyên trách nhiệm vụ quản trị và chăm sóc khách hàng, còn ERP mang tính gắn kết toàn bộ hoạt động vận hành của doanh nghiệp. Vậy ERP và CRM có những điểm chung và khác nhau như thế nào?

Xem thêm: So sánh 3 giải pháp ERP phổ biến dành cho doanh nghiệp hiện nay

ERP và CRM khác nhau như thế nào?

Giống nhau

ERP và CRM đều là nền tảng công nghệ có chung mục đích nhằm tăng trưởng doanh thu, hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa mọi quy trình liên quan tới quản lý và vận hành doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cả hai đều giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí để tăng trưởng doanh thu vững mạnh.

Khác nhau

Mặc dù vậy, ERP và CRM cũng có những điểm khác biệt quan trọng mà chủ doanh nghiệp cần lưu ý để sử dụng hiệu quả nhất: 

Tiêu chí ERP CRM
Mục đích Tăng hiệu quả kinh doanh thông qua hoạch định và tối ưu quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp   Tạo ra lợi nhuận nhờ tìm kiếm, quản lý và chăm sóc khách hàng
Mục tiêu
  • Tăng lợi nhuận
  • Tối ưu hóa và cải thiện quy trình quản lý, hoạch định nguồn lực để các bộ phận hoạt động hiệu quả hơn
  • Tăng khả năng quản lý, đưa ra chiến lược phát triển phù hợp
  • Tăng hiệu suất, giảm chi phí phát sinh
  • Tăng lợi nhuận
  • Tối ưu hóa quá trình bán hàng
  • Tự động hóa lực lượng bán hàng
  • Tăng độ trung thành của khách hàng
  • Giảm chi phí chốt sales và tìm kiếm khách hàng
Cấu trúc Bao gồm các phân hệ:

  • Kế toán
  • Quản lý tài chính
  • Quản lý nhân sự, tiền lương
  • Quản lý dây chuyền sản xuất
  • Quản trị kho
  • Quản lý nhà cung cấp, đối tác
  • Quản trị khách hàng
  • Quản trị dự án công ty
  • Quản lý bán hàng, mua hàng
Bao gồm các chức năng:

  • Lưu trữ thông tin khách hàng như: tên, tuổi, số điện thoại…
  • Hỗ trợ chăm sóc khách hàng
  • Hỗ trợ bán hàng
  • Đo lường mức độ tương tác với khách hàng
  • Hỗ trợ cho các chiến dịch marketing
  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Đối tượng quản lý Quản lý tất cả các bộ phận phòng ban trong doanh nghiệp:

  • Sản xuất: quản lý toàn bộ quá trình sản xuất
  • Kho hàng: quản lý các hoạt động trong kho
  • Nhân sự: quản lý thông tin  nhân viên, ngày phép, chấm công, tuyển dụng
  • Kế toán: Tính lương, thưởng, dòng tiền ra vào
  • Quản lý dự án, lập kế hoạch doanh nghiệp
  • Bán hàng, mua hàng: quản lý hoạt động bán hàng, mua hàng
Chủ yếu tập trung vào khách hàng, bộ phận bán hàng, Marketing và Chăm sóc khách hàng với những đối tượng chính:

  • Thông tin khách hàng: hỗ trợ tìm kiếm, lưu trữ và quản lý
  • Chăm sóc khách hàng: trước bán, trong quá trình bán hàng và sau bán
  • Hỗ trợ nghiệp vụ bán hàng, telesales, telemarketing
  • Đánh giá quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng 
  • Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu
Chi phí Chi phí cao Chi phí thấp hơn
Mô hình doanh nghiệp Thích hợp với các mô hình doanh nghiệp vừa và lớn có từ 3 phòng ban trở lên  Áp dụng được hầu hết các mô hình doanh nghiệp bởi mục tiêu hướng đến khách hàng

Doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP hay CRM?

Tùy theo từng nhu cầu hay các vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải mà nhà quản trị cần lựa chọn ERP, CRM hoặc cả hai phần mềm. Việc lựa chọn cả hai phần mềm không hẳn là biện pháp tốt mà ngược lại còn gây ra tốn kém nguồn vốn đầu tư. Do vậy, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ trước khi đưa ra lựa chọn.

Vậy thông qua sự khác biệt giữa ERP và CRM, doanh nghiệp nên chọn giải pháp nào cho phù hợp?

Đối với doanh nghiệp mới

Các doanh nghiệp mới thường hay gặp khó khăn trong việc lựa chọn các phần mềm quản trị. Nhiều người cho rằng vì là doanh nghiệp mới nên cần cả hai phần mềm để chuẩn hóa quy trình ngay từ những ngày đầu. Tuy nhiên, trong thực tế, doanh nghiệp mới thường là có quy mô nhỏ, không có nhiều vốn và lượng dữ liệu cũng còn rất ít. Do đó, đầu tư cho cả hai phần mềm là việc không nên.

Khi mới ra mắt, điều doanh nghiệp cần quan tâm là doanh thu và khách hàng, bán được càng nhiều sản phẩm càng tốt. Vì thế, trong giai đoạn này, doanh nghiệp nên sử dụng CRM trước để thúc đẩy bán hàng, chăm sóc khách hàng, từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận.

Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn sử dụng công nghệ để thúc đẩy doanh thu, tăng hiệu suất và chuẩn hóa quy trình hoạt động ngay từ ban đầu thì vẫn nên ứng dụng ERP. 

Ứng dụng ERP từ đầu giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro khi doanh nghiệp bước vào giai đoạn tăng trưởng như: số lượng nhân viên bắt đầu tăng lên, quy trình vận hành cũng trở nên phức tạp và có nhiều vấn đề cần giải quyết hơn, quản lý bằng thủ công đã không còn phù hợp, mọi hoạt động trở nên chậm trễ, chi phí ngày càng gia tăng.

Đối với doanh nghiệp hoạt động ổn định

Không ít doanh nghiệp muốn phát triển hơn nữa khi đã có một lượng khách hàng và tình hình kinh doanh ổn định. Để phát triển vững mạnh, ngoài các chiến lược kinh doanh, nhà quản trị cần phải biết rõ doanh nghiệp đang cần gì. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể cân nhắc khi áp dụng cả hai hệ thống ERP và CRM để hỗ trợ nhau, tăng hiệu quả quy trình quản lý.

Tuy nhiên, không nên áp dụng cả hai phần mềm một cách “bừa bãi” khi chưa xác định được các yếu tố như: nhu cầu, nhà cung cấp, chi phí… Vì chi phí và thời gian triển khai ERP rất lớn nên doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định đầu tư.

Cloudify ERP – Phần mềm quản lý All-in-one dành cho doanh nghiệp

Trong thời đại số hóa hiện nay, ERP ngày càng khẳng định được vai trò của mình. Một phần mềm quản lý phù hợp sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển nhanh chóng trong tương lai. 

Cloudify ERP – Phần mềm quản lý All-in-one dành cho doanh nghiệp

Cloudify ERP là phần mềm quản lý All-in-one dành cho doanh nghiệp, tích hợp nhiều phân hệ chỉ trên một nền tảng, ở đó doanh nghiệp có thể quản lý tất cả hoạt động ở bất cứ đâu và bất kỳ thời điểm nào. Không chỉ vậy, dữ liệu đều được đồng nhất và kế thừa xuyên suốt giữa các bộ phận, các chi nhánh nhưng vẫn được bảo mật tuyệt đối. 

Hơn nữa, báo cáo trực quan, cập nhật theo thời gian thực chính là yếu tố cần thiết giúp chủ doanh nghiệp kịp thời phát hiện các chỉ số đi lên hay đi xuống, các vấn đề nguy hại cho hoạt động của doanh nghiệp; từ đó, đưa ra được những chiến lược quản lý rủi ro hay phát triển phù hợp nhất. Cloudify ERP là nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu chi phí, cải thiện hiệu suất lao động để tăng doanh thu bền vững và nâng cao vị thế trên thị trường Việt Nam.

Lời kết

Dựa vào bài so sánh giữa CRM và ERP ta có thể thấy rằng trong khi CRM tập trung vào việc tối ưu tăng doanh thu thì ERP lại hướng tới việc quản lý chi phí hiệu quả. Cả 2 đều hướng tới mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là gia tăng lợi nhuận. Mỗi ứng dụng sẽ đem đến những lợi ích khác nhau và mang đến sự ổn định cho doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp của mình thì hãy tham khảo Cloudify – đơn vị uy tín đi đầu về nền tảng quản trị vận hành doanh nghiệp.

5/5 (1 Review)

Bài liên quan

6 nguyên nhân gây thất bại khi triển khai phần mềm quản trị doanh nghiệp

Chúng ta đang sống trong thời đại số, thời đại của cách mạng 4.0. Lẽ dĩ nhiên, công nghệ đã trở thành trợ thủ

CMECH Việt Nam C-Asia tăng tốc chuyển đổi số ngành nhôm kính, trở thành nhà phân phối phụ kiện kim khí hàng đầu Việt Nam

Để đạt được tầm nhìn trở thành một trong những nhà phân phối phụ kiện kim khí hàng đầu tại Việt Nam, Ban lãnh

NatureX đồng hành cùng Cloudify chuyển đổi số chinh phục thị trường ngành du lịch nghỉ dưỡng

Hình thành trong thời điểm đại dịch Covid-19 diễn ra căng thẳng, NatureX chịu nhiều ảnh hưởng, vì vậy khi trở lại giai đoạn

Tòa nhà Dolphin Plaza – Tầng 2 số 28 Trần Bình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng HCM

Tòa nhà VCC Building – Tầng 4 số 69 Đường Nguyễn Gia Trí, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. HCM

© 2022 Cloudify ERP.
0/5 (0 Reviews)
  • Đăng ký thông tin

Hơn 2,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:1900 866 695 (24/7)