Quản lý doanh nghiệp, đặc biệt đối với các SMEs gặp không ít khó khăn về cả vốn và chuẩn hóa quy trình quản lý. Thực tế các doanh nghiệp này đã quản trị doanh nghiệp như thế nào và những sai lầm thường gặp là gì? Cùng Cloudify tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Top 4 sai lầm khi quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ
Thử kiểm nghiệm xem doanh nghiệp bạn có những dấu hiệu sau hay không: Một kiến nghị đề xuất mất nhiều ngày để thông qua? Nhân viên tốn hàng giờ đồng hồ để làm báo cáo? Hay giám đốc phải tham gia các cuộc họp thừa thãi và dành thời gian để xử lý các công việc không liên?,…
Nếu thấy công ty đang tồn tại các dấu hiệu trên chắc chắn quản lý doanh nghiệp đang có vấn đề. Dưới đây là một số sai lầm các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ mắc phải mà Cloudify tổng hợp.
Hạn chế về khả năng tài chính là một điểm yếu của các SMEs.
Vốn điều lệ của doanh nghiệp vừa và nhỏ được thống kê là dưới 5 tỷ đồng. Vốn ít do gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Nguồn vốn chủ yếu đến từ gia đình, người thân hoặc vay ngân hàng.
Vốn ít nhưng sai lầm của nhà quản trị đó là việc quản lý tài chính không hiệu quả. Tình trạng chi bội thu thường xuyên xảy ra do không được tối ưu hóa chi phí trong việc sử dụng nguyên liệu, nhân viên,chi phí mua sắm,…Lỏng lẻo trong quản lý dòng vốn là nguyên nhân trực tiếp cản trở doanh nghiệp mở rộng thị trường, thậm chí mất đi khả năng chi trả cho công ty và dẫn tới thua lỗ, phá sản.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không coi trọng công tác lập kế hoạch. Nhân viên xử lý các công việc phát sinh theo cảm tính mà không có sự ưu tiên. Dẫn tới, những công việc quan trọng không được xử lý, những công việc chưa cần thiết phải xử lý ngay lại dành nhiều thời gian cho nó. Sau cùng, tồn đọng quá nhiều nhiệm vụ, hiệu quả công việc theo đó mà giảm đi.
Việc lập kế hoạch, phân bổ công việc…sẽ giúp doanh nghiệp có thể chuẩn bị các biện pháp để xử lý rủi ro phát sinh. Tuy nhiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại chưa chú trọng. Do đó, đây cũng là một sai lầm phổ biến thường gặp ở doanh nghiệp.
Quản trị nhân sự tại doanh nghiệp SMEs thường chưa tuân theo một quy chuẩn nhất định. Một số doanh nghiệp với quy mô nhỏ, dưới 50 nhân viên thường bỏ qua các quy định lao động do suy nghĩ các cơ quan quản lý sẽ không rà soát. Từ đó dẫn tới tình trạng thực thi luật chưa nghiêm, thiếu kỷ luật.
Một điều đáng chú ý trong công tác nhân sự tại SMEs đó là tuyển dụng người nhà. Nếu như họ có năng lực thật sự thì không bàn cãi. Tuy nhiên nếu người nhà của ban quản lý không đáp ứng kỹ năng cũng như trình độ sẽ khiến công việc kém hiệu quả. Nhà quản trị cũng khó xử khi sa thải và ảnh hưởng đến mối quan hệ của mình.
Thời đại công nghệ lên ngôi, doanh nghiệp không áp dụng sẽ bị rơi vào tình thế lạc hậu và tụt lại phía sau. Các SMEs thường ngại đầu tư vào công nghệ, một phần do thiếu vốn, khả năng tài chính hạn chế. Mặt khác là do trình độ nhân viên chưa cao và họ khó thích nghi với công nghệ.
Tuy nhiên, công nghệ lại là chìa khóa thúc đẩy hiệu năng công việc. Bởi khi áp dụng công nghệ, doanh nghiệp sẽ có thể giảm bớt khối lượng công việc chân tay, kiểm soát dữ liệu thống nhất và chính xác hơn. Tự động hóa quy trình quản lý và nâng cao năng suất.
Giải pháp để xây dựng một hệ thống quản lý hiệu quả cho doanh nghiệp vừa và nhỏ?
Ngay từ khi mới thành lập với quy mô nhỏ, doanh nghiệp cần xây dựng một quy trình quản lý thống nhất để đưa doanh nghiệp vào hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả. Một số lưu ý cho doanh nghiệp khi xây dựng quy trình quản lý:
Quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng phần mềm vui lòng để lại thông tin Tại đây để được tư vấn miễn phí.
Xem thêm
Cloud ERP – Phần mềm quản lý hiệu quả dành cho doanh nghiệp
SaaS ERP và những thông tin cơ bản doanh nghiệp cần biết
Top 3 phần mềm Cloud ERP phổ biến nhất hiện nay
Intelligent ERP – Giải pháp mới cho doanh nghiệp Việt