Phần mềm quản trị doanh nghiệp nói chung hiện nay đang được sử dụng phổ biến tại các tổ chức từ quy mô nhỏ đến vừa và lớn, từ các cửa hàng tới các công ty. Đối với các nhà máy và phân xưởng nói riêng thì phần mềm quản lý sản xuất là một công cụ thiết yếu được doanh nghiệp tin dùng để mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, trên thị trường những năm gần đây dường như đang bị bão hòa với các phần mềm đại trà. Và doanh nghiệp thường tìm đến sự tiện lợi và linh động cho mình nhất, và phần mềm quản lý sản xuất trực tuyến là một sự lựa chọn phù hợp. Vậy phần mềm quản lý sản xuất có những ưu điểm gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Nếu không sự hỗ trợ của phần mềm quản lý, doanh nghiệp sản xuất có thể gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động, cụ thể như:
Xem thêm: Top 6 lợi ích của phần mềm CRM cho ngành sản xuất
Phần mềm quản lý sản xuất trực tuyến
Phần mềm quản lý sản xuất ra đời nhằm hỗ trợ doanh nghiệp quản lý hiệu quả trình sản xuất của mình. Một số lợi ích của phần mềm có thể kể đến như:
Sự chính xác, tập trung trên 1 hệ thống, tự động và nhanh chóng là nhiều điều mà excel khó có thể làm được. Nhưng lại dễ dàng với một phần mềm quản lý sản xuất hiện đại.
Phần mềm quản lý sản xuất cho phép hoạch định kế hoạch sản xuất, quản lý tiến độ, định mức nguyên vật liệu,… Dữ liệu được lưu trữ trên một hệ thống, tự động liên kết với các bộ phận có liên quan, có thể lên báo cáo theo thời gian thực làm cơ sở cho việc đánh giá quá trình thực thi sản xuất.
Quản lý kho hiệu quả sẽ tạo sự cân bằng giữa sản xuất và bán hàng. Doanh nghiệp cần duy trì một định mức tồn kho phù hợp, không quá cao sẽ tốn chi phí dự trữ hay không quá thấp sẽ thiếu hàng khi cần tới. Vì vậy, để có được một lượng hàng tồn kho ở mực hợp lý, điều quan trọng chính là dữ liệu. Các thông số về số lượng và chất lượng nguyên liệu đầu vào( Bao gồm số lượng hiện có và chuẩn bị nhập về), số lượng đơn hàng hay kế hoạch sản xuất, ngân sách,..Những thông tin này đều có ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh. Số liệu càng chính xác thì hiệu quả quản lý càng cao.
Với phần mềm quản lý sản xuất, dữ liệu sẽ được tập trung trên một hệ thống, tự động chuyển dữ liệu cho các phòng ban có liên quan, góp phần giảm thiểu sai sót so với nhập liệu thủ công. Phần mềm còn thông báo tới người dùng khi có đơn hàng sắp tới hạn hay cần phải nhập thêm nguồn nguyên liệu…Từ đó, nhà quản trị chủ động đưa ra các quyết định điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp.
Phần mềm cho phép người dùng truy cập cập tức thì trên các thiết bị thông minh như máy tính hay điện thoại,..Nhà quản lý có thể xem báo cáo theo thời gian thực, theo dõi tiến độ sản xuất bất cứ lúc nào mà không cần nhân viên tổng hợp dữ liệu từ bộ phận sản xuất. Đồng thời nhân viên chủ động điều chỉnh, bổ sung dữ liệu theo tình hình thực tế.
Bên cạnh đó, dữ liệu trên phần mềm sẽ được phân quyền quy cập, điều này đảm bảo chỉ người có thẩm quyền mới có thể xem được những dữ liệu mật của công ty, tránh tình trạng rò rỉ dữ liệu ra bên ngoài, ảnh hưởng tới doanh nghiệp.
Xem thêm: Cloud ERP – Phần mềm quản lý hiệu quả dành cho doanh nghiệp
Lợi ích của phần mềm quản lý sản xuất trực tuyến
So với các phần mềm sản xuất offline chỉ sử dụng trên máy văn phòng, nhân viên và nhà quản lý chỉ có thể nhập dữ liệu và thực hiện các thao tác trên phần khi có mặt ở công ty. Điều đó gây khó khăn cho những nhân viên làm việc ngoài văn phòng hay lãnh đạo đi công tác, không quản lý được công việc từ xa dẫn tới xử lý sự cố chậm trễ.
Để cải thiện vấn đề trên, phần mềm quản lý sản xuất trực tuyến có những tính năng nổi bật giúp quản lý công việc sản xuất hiệu quả. Ngay cả khi không có mặt ở văn phòng, người dùng vẫn có thể truy cập vào phần mềm xem dữ liệu theo thời gian thực chỉ với điện thoại hay máy tính có kết nối internet. Mọi hoạt động vẫn diễn ra theo tiến độ, dữ liệu được cập nhật thường xuyên, nhà quản lý vẫn kiểm soát được công việc và có cơ sở đánh giá được hiệu quả của quá trình sản xuất.
Có thể nói, sử dụng phần mềm quản lý sản xuất trực tuyến đem lại nhiều sự tiện lợi và linh động cho doanh nghiệp. Nếu quý doanh nghiệp còn thắc mắc về phần mềm hay có nhu cầu về phần mềm quản lý sản xuất trực tuyến, liên hệ ngay tại đây để được tư vấn miễn phí.
Xem thêm
Bán hàng D2C – Xu hướng mới của doanh nghiệp
Phần mềm quản lý nhân viên thị trường có những chức năng gì?
Phần mềm ERP – có nên áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ?
ƯU – Nhược điểm của phần mềm bán hàng online mà bạn chưa biết