fbpx

No code – Xu hướng lập trình của tương lai cho doanh nghiệp

  1. Trung Thành
    Người viết Trung Thành

No code - Xu hướng lập trình của tương lai của doanh nghiệp

Kinh doanh số ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu rất lớn về việc lập trình web, xây dựng các ứng dụng trên app điện thoại, máy tính. Lập trình lên ngôi nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng cần tới đội ngũ IT và coder chuyên nghiệp. Vì vậy mà no code ra đời. Hãy cùng Cloudify tìm hiểu về xu hướng lập trình mới này trong bài viết ngày hôm nay nhé.

Định nghĩa no code

No code (tên gọi khác: nền tảng lập trình không mã) được hiểu ngắn gọn là “lập trình không cần viết code”, là một công cụ cho phép người dùng xây dựng web dễ dàng mà không cần viết code. Như vậy khi một doanh nghiệp cần phát triển web hay ứng dụng để phục vụ việc kinh doanh có thể dễ dàng tạo lập một cách nhanh chóng, đuổi kịp xu hướng phát triển số.

Đọc thêm: MPS là gì? Cách lập lịch trình sản xuất đơn giản nhất

Phân biệt no code với low code

Cùng xuất hiện với no code còn có low code. Hai thuật ngữ này khác nhau nhưng khá dễ nhầm lẫn. Low code là hình thức giảm tối đa việc code thủ công bằng cách kéo thả những mã code sẵn có vào quy trình làm việc. Như vậy sự khác nhau giữa hai thuật ngữ này là: no code thì ko yêu cầu kỹ năng lập trình, còn low code thì cần ít nhất hiểu và nắm bắt được những điều cơ bản trong lập trình. Vì low code vẫn phải thao tác lập trình ít nhất một phần hoặc toàn bộ quá trình.

Phân biệt no code và low-code
Phân biệt no code và low-code

Ưu và nhược điểm của nền tảng không mã

Việc sử dụng nền tảng không mã cũng như các giải pháp công nghệ khác sẽ đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Để có thể sử dụng công cụ này một cách tốt nhất, người dùng cần tìm hiểu kỹ những đặc điểm của công cụ .

Ưu điểm

  • Nhanh chóng: Thao tác với công cụ lập trình không mã rất đơn giản. Bạn chỉ cần kéo thả những module được tạo sẵn. Như vậy việc xây dựng web hay ứng dụng sẽ rất nhanh, không tốn thời gian. 
  • Chi phí thấp: Thuê lập trình viên hay tự xây dựng đội ngũ IT riêng tốn số tiền không hề ít. Nếu như bạn không có yêu cầu quá cao siêu và đặc thù, no code vẫn có thể đáp ứng ổn thỏa với chi phí thấp hơn
  • Năng suất cao: Trên giao diện của công cụ lập trình không mã đã có sẵn những mã code đơn giản nhất. Vì thế đội ngũ lập trình có thể tận dụng, tập trung vào xây dựng những chi tiết quan trọng hơn, yêu cầu độ khó cao hơn
  • Dễ thay đổi: Không giống như tự viết code, khi đã hoàn thành rồi bạn sẽ rất khó thay đổi phần nào đó trong trình tự. Bởi lúc này bạn không hiểu hoặc chưa có kiến thức vững chắc về lập trình. Nhưng với công cụ lập trình không mã, bạn chỉ cần mất một chút thời gian thao tác logic trên giao diện là có thể thay đổi theo ý mình.

Nhược điểm

  • Người dùng phải hiểu rõ nhu cầu mình muốn và tìm hiểu xem các tính năng no code đem lại có đáp ứng đúng và đủ hay không: Việc không có nền tảng code đồng nghĩa với việc các tính năng của công cụ này không thể phát triển hoặc sửa chữa. Yếu điểm này sẽ lộ rõ hơn nếu sử dụng sản phẩm lập trình không mã thời gian dài trong tương lai, khi tất cả mọi thứ phát triển còn web của bạn thì không.
  • Hạn chế mẫu web: Vì công cụ này cung cấp sẵn các module tính năng không thể phát triển thêm nên bạn khó có thể xây dựng được trang web thật sự ưng ý. Các mẫu web, ứng dụng sẽ bị bó buộc thiếu tính sáng tạo, thiếu tính năng…
  • Tính bảo mật an ninh ko đảm bảo tuyệt đối: Một web được xây dựng bởi công cụ lập trình không mã thì quyền kiểm soát web không phải thuộc về người xây dựng mà thuộc về công ty cung cấp công cụ lập trình. Cũng vì lẽ đó mà vấn đề rò rỉ thông tin của bạn hoàn toàn có khả năng xảy ra. Các công ty cung cấp công cụ lập trình không mã có quyền truy cập dữ liệu của bạn.
  • Phụ thuộc vào nhà cung cấp: Khi sử dụng lập trình không mã rồi thì bạn rất khó để thay đổi nhà cung cấp công cụ. Như vậy, các ứng dụng của bạn có ổn định và phát triển trong tương lai hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nhà cung cấp đó.

Lưu ý 

Dù không cần có kiến thức về lập trình, nhưng bạn cần có kiến thức căn bản về trải nghiệm người dùng (UI/UX, design, back-end, front-end) để có thể xây dựng ứng dụng, web… tốt nhất khi làm việc bằng công cụ lập trình không mã.

Đọc thêm: 5 lời khuyên dành cho doanh nghiệp khi triển khai Omnichannel

Ứng dụng no code

Vì tính bảo mật không cao, nên thường lập trình không mã được sử dụng cho hệ thống nội bộ đơn giản nhiều hơn là cho hệ thống thông tin khách hàng hay các dữ liệu quan trọng. Nhưng dù sao thì đây cũng là một sự lựa chọn song song với low code khi doanh nghiệp của bạn cần gấp xây dựng web, ứng dụng.

Lời kết

Xu hướng no code đang trở nên phổ biến hơn bởi sự tiện lợi của nó. Doanh nghiệp mới thành lập hay các doanh nghiệp bán lẻ, vừa và nhỏ có thêm sự một lựa chọn để cân bằng trong bài toán kinh phí. Bạn đừng quên thường xuyên cập nhập Cloudify.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác cho doanh nghiệp của mình nhé 

0/5 (0 Reviews)

Bài liên quan

AWS là gì? Tất cả thông tin bạn cần biết về Amazon Web Services

Được ra mắt vào năm 2006, AWS đã trở thành nền tảng đám mây được rất nhiều doanh nghiệp lớn và chính phủ sử

GPP là gì? Hướng dẫn thành lập nhà thuốc đạt chuẩn
GPP là gì? Hướng dẫn thành lập nhà thuốc đạt chuẩn

Chuẩn GPP là yếu tố cần thiết của bất kỳ nhà thuốc nào trong thời đại hiện nay. Để thành lập một nhà thuốc

5 bước tạo mã QR Code sáng tạo độc đáo năm 2021

Một thiết kế mã QR sáng tạo nhanh chóng được tạo ra bằng cách sử dụng trình tạo mã QR Code với nhiều tính

Tòa nhà Dolphin Plaza – Tầng 2 số 28 Trần Bình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng HCM

169 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

© 2022 Cloudify ERP.
0/5 (0 Reviews)
  • Đăng ký thông tin

Hơn 2,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:1900 866 695 (24/7)