fbpx

Lập trình viên là gì? Nghề hot nhưng không phải ai cũng biết!

  1. Thu Hiền
    Người viết Thu Hiền

Lập trình viên là gì? Công việc của một lập trình viên là gì?

Công nghệ ngày càng phát triển, đặc biệt trong thời buổi công nghệ 4.0, tất cả các ngành nghề, công việc đều yêu cầu áp dụng công nghệ. Để áp dụng được các công nghệ tốt nhất vào các công việc, quy trình đòi hỏi bạn phải am hiểu hết các kỹ thuật, ngôn ngữ lập trình. Đó là lí do vì sao các doanh nghiệp luôn phải có cho mình một lập trình viên. Vậy lập trình viên là gì? Họ cần có những kỹ năng gì? Làm sao để trở thành một lập trình viên.

1. Lập trình viên là gì?

Đối với ai yêu thích công nghệ, cụm từ lập trình viên không quá xa lạ. Lập trình viên là người tạo ra các chương trình, phần mềm giải quyết các vấn đề cho doanh nghiệp. Họ sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác nhau, các công cụ, nền tảng… để tạo ra các đoạn code giúp thực hiện các chức năng, ứng dụng cho các phần mềm trên máy tính, điện thoại. Không những chỉ thiết kế tạo ra các phần mềm, họ còn có nhiệm vụ bảo trì, sửa lỗi và nâng cấp các phần mềm.

2. Các mảng công việc của lập trình viên là gì? 

Lập trình web

Đây là hình thức lập trình website, cả xây dựng và thiết kế website trên cơ sở dữ liệu và có tương tác với người dùng. Lập trình web có 2 dạng là lập trình front-end và lập trình back-end. Mảng front-end là những gì hiện trên website mà khách hàng thể nhìn thấy. Lập trình viên front-end sẽ đem lại diện mạo cho trang web, họ thường sử dụng JavaScript, HTML, và CSS để làm điều đó. Khác với lập trình front-end thì back-end sẽ lo các lập trình để xử lý máy chủ, server chịu trách nhiệm cho các đoạn code của front-end. Còn người làm cả hai mảng này được gọi là full-stack. 

Lập trình mobile

Đây là công việc viết lập trình cho các ứng dụng trên điện thoại di động. Họ sẽ tạo ra các đoạn code để chạy các chương trình app trên điện thoại. Ngày nay lượng người sử dụng điện thoại càng nhiều do đó đây sẽ là mảng tiềm năng cho lập trình viên. Để thực hiện lập trình dạng này thường sử dụng ngôn ngữ Swift (IOS) và Java, C#, hoặc C/C++ (Android) để viết và sáng tạo các ứng dụng cho điện thoại.

Lập trình embedded

Hay còn gọi là lập trình nhúng. Ngày nay IoT (Internet of Things) ngày càng phát triển, các thiết bị ngày càng được ứng dụng nhiều phần mềm chức năng để hoạt động,… Như các cánh cửa tự động của siêu thị, các thiết bị tivi thông minh, máy giặt thông minh,.. Để hoạt động như thế, nó phải có một lập trình được cài vào. Các lập trình này được các lập trình viên thiết kế, tạo ra, đây được gọi là lập trình embedded.

Lập trình desktop app

Nó giống với lập trình dạng mobile, cũng là viết các đoạn code tạo ra các app, ứng dụng. Tuy nhiên mobile là trên nền tảng điện thoại di động, thì lập trình desktop sẽ trên nền tảng máy tính. Ngày nay càng nhiều các app, ứng dụng trên máy tính như zalo app, skype,… 

Lập trình viên cơ sở dữ liệu – database developer

Để đảm bảo hệ thống dữ liệu hoạt động tốt nhất, database developer sẽ là người chịu trách nhiệm cho việc đó. Họ sẽ kiểm tra, quản lý các cơ sở dữ liệu, bên cạnh đó còn thiết kế, bảo trì, cập nhật thường xuyên các cấu trúc dữ liệu, để đảm bảo nó có thể sử dụng, được bảo mật an toàn.

Các mảng công việc của lập trình viên là gì? 
Các mảng công việc của lập trình viên là gì?

Xem thêm: Code là gì? 5 bước quan trọng để viết code thành công

3. Các cấp bậc của nghề lập trình viên

Lập trình viên có 5 cấp độ: lập trình viên sơ cấp (Junior Developer), lập trình viên lâu năm (Senior Developer), Lead Developer hoặc Architect, quản lý cấp trung (Mid-level Manager), Quản lý cấp cao (Senior Leader).

  • Lập trình viên sơ cấp (Junior Developer): đây là các lập trình viên mới vào nghề, có dưới 3 năm kinh nghiệm. Là người có hiểu biết sơ bộ và có thể viết script đơn giản được. Họ chưa hiểu biết hết các bản code khó và sâu.
  • Lập trình viên lâu năm (Senior Developer): bạn thích viết code và ghét làm quản lý thì đây là cấp bật bạn có thể làm. Ở cấp bật này, bạn sẽ là người am hiểu sâu sắc hơn về code, có thể viết được code khó nhằn hơn. Thường để đến cấp bật này bạn phải có từ 4 – 10 năm kinh nghiệm.
  • Leader Developer hoặc Architect: nếu bạn đã có 7 – 10 năm kinh nghiệm bạn có thể viết các bộ code phức tạp. Không những thế bạn còn có thể tạo ra các hệ thống riêng cho mình và có thể lãnh đạo nhóm các lập trình viên sơ cấp và lập trình viên lâu năm. Đây là giai đoạn để tiến lên quản lý cấp trung.
  • Quản lý cấp trung (Mid-level Manager): thường là Manager hoặc Director. Nếu bạn đã tiến lên được bậc này của nghề lập trình viên, bạn có thể quản lý các nhân viên lập trình của mình, có thể giao việc hay sa thải họ. 
  • Quản lý cấp cao (Senior Leader): thường là các VP, CTP hoặc CEO. Họ là người quản lý của các quản lý cấp trung. Họ có thể không trực tiếp viết code mà có thể truyền cảm hứng, lên ý tưởng cho nhân viên cấp dưới của mình. Giám sát, theo dõi tiến độ và báo cáo lên giám đốc công ty.

Xem thêm: BUG là gì? 5 loại bug phổ biến nhất hiện nay

4. Lập trình viên học ngành gì?

Lập trình viên là một nghề liên quan đến công nghệ. Để làm được một lập trình viên, đòi hỏi bạn phải có các kiến thức cơ bản về công nghệ, kỹ thuật. Vậy để có thể làm lập trình viên bạn nên học ngành gì?

Để trở thành lập trình viên nên học ngành gì?
Để trở thành lập trình viên nên học ngành gì?

Hệ thống thông tin

Học hệ thống thông tin sẽ đem lại cho bạn cái nhìn tổng quan về việc thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu, thiết kế các hệ thống thông tin,… Thông thường ở trường chỉ dạy cho bạn cơ bản, bạn vẫn có thể viết được một phần các lập trình đơn giản, nhưng để hoàn chỉnh hơn bạn nên theo học các khóa lập trình ở ngoài. Các ngôn ngữ bạn sẽ được dạy khi học ngành hệ thống thông tin là: Java, PHP, C#, SQL…

Khoa học máy tính

Đây là ngành học về máy tính từ những gì nhỏ nhất, bạn sẽ được nghiên cứu các hoạt động của hệ thống máy tính. Môn học của ngành này sẽ giúp bạn hiểu được các cấu trúc dữ liệu, ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành,…bên cạnh đó còn cung cấp các kiến thức chuyên sâu về khoa học và máy tính.

Kỹ thuật máy tính

Ngành học này cung cấp cho bạn các kiến thức chủ yếu về phần cứng của máy tính thay vì phần mềm. Nó thích hợp cho mảng embedded, nó cung cấp các kiến thức về thiết kế hệ thống điều khiển IOT, điều khiển tự động. Bạn sẽ được học các ngôn ngữ máy tính như Java, PHP, C++,…

Công nghệ phần mềm

Nghe tên ngành bạn đã biết nó chuyên về phần mềm, các quy trình xây dựng, phát triển phần mềm sẽ được giảng dạy khi bạn theo học ngành này. Không những thế nó còn cung cấp cho bạn các kiến thức cơ bản về công nghệ, về lập trình. Đây được coi là ngành học sát với nghề lập trình viên nhất.

Mạng máy tính và Viễn thông

Đây là ngành học về công nghệ, về mạng máy tính. Khi theo học bạn sẽ có các kiến thức cơ bản về công nghệ như cách thiết lập, cài đặt bảo mật. Bạn có thể quản trị hệ thống mạng, ứng dụng viễn thông để quản lý các chương trình, ứng dụng khi thiết lập.

Xem thêm: Mã nguồn là gì? So sánh mã nguồn mở và mã nguồn đóng

5. Kỹ năng cần có của lập trình viên

  • Điềm tĩnh, cẩn thận: máy tính có ngôn ngữ riêng của nó, do đó bạn phải viết các code theo ngôn ngữ của nó. Bạn phải cẩn thận từng chút để không xảy ra lỗi, vì nếu xảy ra lỗi dù rất nhỏ cũng rất khó phát hiện và mất thời gian, gây tốn chi phí.
  • Làm việc nhóm: Không chỉ yêu cầu tính làm việc độc lập khi viết code phần mềm. Nó còn yêu cầu bạn phải có khả năng làm việc nhóm, do có nhiều chương trình phức tạp cần phải có nhiều mã code hợp lại mới có thể hoàn thành được.
  • Sự sáng tạo, thẩm mỹ: để có thể thiết kế các trang web, ứng dụng thu hút được người tiêu dùng, đòi hỏi bạn phải có khả năng tư duy, sáng tạo và thẩm mỹ cao.
  • Luôn luôn học hỏi: để có thể biết thêm nhiều cách viết code, thực hiện được các mã code khó, bạn phải không ngừng học hỏi, bổ sung kiến thức để tránh sai sót và có thể tiến lên cấp bật cao hơn. Không những chỉ học hỏi mà bạn phải luyện tập thường xuyên để thành thạo hơn.

6. Nhu cầu nhân lực và cơ hội việc làm cho lập trình viên

Nhu cầu về ngành lập trình ngày càng cao, cụ thể theo số liệu trong Báo Cáo Thị Trường IT Việt Nam 2021 – Developers Recruitment State do TopDev thực hiện, thị trường nhân lực ngành công nghệ thông tin năm 2021 sẽ tăng đến 36,5% so với năm 2020 (khoảng 117.180 lập trình viên). Như vậy có thể thấy, ngành lập trình viên ngày càng hot, các doanh nghiệp, công ty ngày càng tuyển lập trình viên ngày càng nhiều. 

Bên cạnh đó, do nhu cầu tuyển dụng cao mà không có quá nhiều ứng viên và các lợi ích mà lập trình viên đem lại rất lớn. Chính vì điều đó, nên mức lương của ngành này sẽ cao hơn so với các ngành khác trên thị trường.

Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về lập trình viên là gì cũng như những kiến thức liên quan đến lập trình. Hãy theo dõi Cloudify để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

3/5 (1 Review)

Bài liên quan

Phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP
Phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP: Lời giải cho bài toán quản lý kinh doanh

Ngày nay, thị trường biến động từng ngày, từng giờ, nhà quản lý phải nhanh nhạy nắm bắt xu thế để kịp thời đưa

WFH
WFH là gì? Work From Home – Xu hướng làm việc của tương lai

Tình hình đại dịch Covid 19 diễn biến nguy hiểm và liên tục trong khoảng thời gian dài kiến các doanh nghiệp buộc phải

RFID là gì? Ưu, nhược điểm, ứng dụng trong sản xuất
RFID là gì? Ưu – Nhược điểm và ứng dụng trong sản xuất

RFID đang được các doanh nghiệp chuỗi cung ứng trên khắp thế giới sử dụng để cải thiện năng suất của họ. Tuy nhiên,

Tòa nhà Dolphin Plaza – Tầng 2 số 28 Trần Bình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng HCM

169 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

© 2022 Cloudify ERP.
0/5 (0 Reviews)
  • Đăng ký thông tin

Hơn 2,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:1900 866 695 (24/7)