fbpx

Những vấn đề trong việc tính lương nhân viên hiện nay

  1. Thảo Lê
    Người viết Thảo Lê

Những vấn đề trong việc tính lương nhân viên hiện nay

Xây dựng doanh nghiệp đã khó, quản trị và phát triển doanh nghiệp còn khó hơn. Trong quá trình phát triển đó không thể không nhắc tới yếu tố nhân sự “con người” – một trong những yếu tố quyết định tới sự thành bại của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng nhân viên liên tục “nhảy việc” xảy ra ở nhiều công ty chỉ vì lý do trả lương không đúng với năng lực hoặc chế độ lương thưởng không rõ ràng. Vậy đâu là các sai sót mà doanh nghiệp hay gặp phải trong quy trình chấm công tính lương nhân viên? Cùng Cloudify tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Trả lương cao hay thấp cũng đều mang lại những ảnh hưởng tiêu cực

Nhiều doanh nghiệp thường có ý nghĩ trả nhân viên với một mức lương cao thường gây ảnh hưởng đến ngân sách công ty. Trên thực tế, việc trả lương thấp cho nhân viên cũng gây ảnh hưởng không hề nhỏ. Cả hai cách đều có những hệ quả riêng.

  • Thanh toán cao có thể gây ra cú sốc tài chính cho công ty của bạn

Việc đưa ra một mức lương cao hơn so với năng lực của nhân viên, mặc dù điều đó có thể thu hút được các ứng viên tài năng, tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không cân nhắc kỹ trước khi đưa ra một mức lương phù hợp có thể ảnh hưởng đến ngân sách công ty.

  • Việc trả lương quá thấp có thể gây ra khó khăn tài chính cho nhân viên

Hãy tưởng tượng khi một nhân viên được trả lương quá thấp, họ sẽ nỗ lực để làm việc cho công ty của bạn? Câu trả lời là hoàn toàn ngược lại,  họ chán nản không làm việc và sẽ luôn có ý nghĩ “nhảy việc” sang công ty khác với mức lương khá hơn. 

Dù trả lương theo cách nào đều mang lại tác động không mong muốn cho cả doanh nghiệp và nhân viên. Là một nhà quản lý tài ba cần đưa ra những quyết định trả lương phù hợp nhất với năng lực nhân viên để tránh hiện tượng họ sẽ rời bỏ công ty chỉ vì mức lương không thỏa đáng.

Tìm hiểu ngay: Tổng quan về phần mềm quản trị doanh nghiệp thương mại

Những vấn đề trong tính lương nhân viên

Những vấn đề trong tính lương nhân viên

Ba lỗi thanh toán phổ biến đối với nhà tuyển dụng

Sau đây không phải là danh sách đầy đủ về mọi sai lầm mà doanh nghiệp có thể mắc phải khi trả lương cho nhân viên. Nhưng đó là một danh sách hay những cạm bẫy phổ biến mà nhiều nhà tuyển dụng khó phát hiện ra:

  • Không tuân theo luật mới ảnh hưởng đến việc trả lương 
  • Theo dõi bảng chấm công kém 
  • Lỗi của con người trong khi trả lương 

Giải pháp để tính, trả lương nhân viên hợp lý

  • Luôn cập nhật luật việc làm mới nhất

Vào năm 2015, tờ The Independent đã đưa tin về việc nhà bán lẻ thời trang lớn nhất thế giới, H&M, về việc không trả đủ lương cho tất cả nhân viên . Chắc chắn, họ chỉ thiếu tổng cộng 2.605 bảng Anh, cho tổng cộng 540 nhân viên. Họ đã đổ lỗi đó là do lỗi máy tính. Nhưng thực tế, họ đã không thực hiện đúng nghĩa vụ pháp lý cơ bản nhất của người người sử dụng lao động, và kết quả là bị phạt.

Bạn có biết rằng kể từ khi được giới thiệu vào tháng 4 năm 1999, các quy tắc về mức lương tối thiểu Quốc gia đã được cập nhật 19 lần ? Và đây chỉ là một trong nhiều luật áp dụng cho việc tính, trả lương cho nhân viên một cách hợp lý. Doanh nghiệp cũng phải tính đến những điều khác – như áp dụng mã số thuế chính xác.

Xem ngay: Có nên sử dụng app quản lý doanh nghiệp trong quản trị hiện nay?

Giải pháp giúp doanh nghiệp cải thiện trong việc tính lương nhân viên

Giải pháp giúp doanh nghiệp cải thiện trong việc tính lương nhân viên

  • Gán bảng chấm công liên kết trực tiếp với bảng lương cho các dự án cụ thể

Một nhân viên có thể tham gia nhiều dự án khác nhau và điều cần làm của một nhà quản lý đó là phải lên bảng chấm công chính xác với từng dự án. Để tránh trường hợp tổng hợp thiếu hoặc sai nhầm lẫn giữa các nhân viên và dự án với nhau.

  • Tránh trùng lặp dữ liệu và tự động hóa mọi thứ bạn có thể

Thời đại công nghệ 4.0, doanh nghiệp cần tránh nhập thủ công càng nhiều càng tốt. Sai lầm của con người là một trong những sai lầm đắt giá nhất, nhưng lại là một trong những sai lầm dễ mắc phải nhất khi trả lương cho nhân viên một cách hợp lý. Bất cứ khi nào có thể, hãy tự động hóa việc nhập dữ liệu nhiều nhất có thể. Việc cung cấp thông tin được nhập chính xác ngay từ đầu, sẽ không có vấn đề sai sót do sao chép dữ liệu thủ công.

Ngày nay để việc tính lương nhân viên trở nên đơn giản hơn nhiều doanh nghiệp chọn sử dụng các phần mềm chấm công, tính lương và quản lý công việc. phần mềm sẽ giúp giảm áp lực lên bộ phận nhân sự cũng như mang lại hiệu quả, tính chính xác cao hơn. Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm nhà cung cấp giải pháp uy tín thì Cloudify chính là một gợi ý cho bạn. Tuy cập ngay website Cloudify.vn hoặc liên hệ hotline 1900 866 695 để được tư vấn chi tiết.

Xem thêm:

Top 3 phần mềm ERP Việt Nam doanh nghiệp nên lựa chọn
SaaS ERP và những thông tin cơ bản doanh nghiệp cần biết
Cloud ERP – Phần mềm quản lý hiệu quả dành cho doanh nghiệp
Top các phần mềm quản lý kho tốt nhất hiện nay cho doanh nghiệp

0/5 (0 Reviews)

Bài liên quan

Nên lựa chọn phần mềm nhân sự trả phí hay miễn phí?
Nên lựa chọn phần mềm nhân sự trả phí hay miễn phí?

Quản lý đội ngũ nhân sự chưa bao giờ là dễ dàng và luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp ưu tiên hàng

Giải pháp quản lý nhân sự tự động từ phần mềm chấm công tính lương
Giải pháp quản lý nhân sự tự động từ phần mềm chấm công tính lương

Có thể nói, khối lượng công việc của phòng HR rất lớn. Hàng loạt nhiệm vụ cần xử lý như tính công, trả lương,

cách tính lương nhân viên
4 cách tính lương nhân viên phổ biến trong năm 2020

Tiền lương giúp tái sản xuất lao động, kích thích, thúc đẩy và là một trong những công cụ để điều tiết doanh nghiệp.

Tòa nhà Dolphin Plaza – Tầng 2 số 28 Trần Bình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng HCM

169 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

© 2019 - 2024 Cloudify ERP.
0/5 (0 Reviews)
  • Đăng ký thông tin

Hơn 3,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:1900 866 695 (24/7)