Khi lựa chọn một mặt hàng nào đó, khách hàng luôn có xu hướng lựa chọn những sản phẩm tốt, chất lượng. Vì thế, tất cả các doanh nghiệp đều chú trọng đảm bảo chất lượng trong sản xuất của mình. Vậy làm thế nào để đảm bảo công việc này diễn ra một cách hiệu quả nhất. Mời độc giả cùng chúng tôi thảo luận trong bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
Theo ISO 9000 thì “Đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thỏa đáng rằng thực thể sẽ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng”
Mục đích của việc đảm bảo chất lượng là: nhằm tạo lòng tin cho khách hàng, đối tác kinh doanh và những bên có liên quan khác. Nếu những yêu cầu về chất lượng không thể đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của người tiêu dùng thì doanh nghiệp sẽ không tạo ra được chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng.
Xem thêm: Quản lý tiến độ sản xuất bằng phần mềm mang lại lợi ích gì?
Quản lý chất lượng là gì?
Xem thêm: Phần mềm quản trị sản xuất nào phù hợp với các doanh nghiệp SMEs?
Đối với tất cả các doanh nghiệp, việc bị thu hồi sản phẩm và đình chỉ sản xuất là cơn ác mộng mà không ai muốn đối mặt. Khi tìm nguồn cung ứng, một số rủi ro phổ biến phải kể đến như nguyên vật liệu không đạt chuẩn, nhà máy gia công dưới tiêu chuẩn, sự chênh lệch về chất lượng giữa sản phẩm mẫu và thành phẩm, hàng hóa bị lỗi. Kiểm định chất lượng sản phẩm giúp doanh nghiệp có cái nhìn thực tế, khách quan trước khi vận chuyển sản phẩm, do đó sẽ đảm bảo thành phẩm nhận được phù hợp với mong đợi và yêu cầu. Kiểm soát chất lượng nguyên phụ liệu đầu vào, đánh giá mẫu và kiểm định ngẫu nhiên lô hàng nhằm xác định lỗi nghiêm trọng, lỗi lớn và lỗi nhỏ để đưa ra những giải pháp xử lý kịp thời sẽ giúp hạn chế tối đa rủi ro thu hồi sản phẩm, từ đó cắt giảm các chi phí phát sinh không đáng có.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm trong sản xuất
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là nhu cầu ngày một tăng cao của người tiêu dùng. Bởi vậy những đòi hỏi của họ về sản phẩm sẽ ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Trong khi hàng hoá không chỉ sản xuất ra ở một quốc gia mà nó có sự giao thoa nhau, cho nên sản phẩm nào có chất lượng cao sẽ thắng thế.
Đáp ứng nhu cầu đó, các nhà sản xuất kinh doanh phải có các biện pháp quản lý chất lượng dịch vụ, sản phẩm một cách hợp lý để sản phẩm có uy tín với người tiêu dùng, phù hợp quy định quốc gia và quốc tế.
Xem thêm: Top 5 phần mềm ERP cho doanh nghiệp nhỏ tốt nhất hiện nay
Các nguồn lực cho sản xuất sản phẩm đều có giới hạn nếu như chúng ta không khai thác hợp lý thì sẽ gây lãng phí và những hậu quả xấu về kinh tế, xã hội, môi trường. Tiết kiệm trong sản xuất là một giải pháp đạt hiệu quả kinh tế cao vừa giảm tối đa chi phí sản xuất mà chất lượng vẫn đảm bảo, nhờ đó mà người sản xuất tìm ra các phương pháp tối ưu trong quản lý.
Khi bị áp lực giám sát, chủ nhà máy sẽ tập trung và chú tâm hơn với những rủi ro có thể xảy ra. Điều này giúp giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi và sự cẩu thả trong công việc. Giám sát quy trình sản xuất là một yếu tố quan trọng, vì doanh nghiệp sẽ có khả năng can thiệp kịp thời đối với các vấn đề phát sinh không như ý. Ngoài ra, trong một số trường hợp, khi nhà cung cấp thành phẩm thường xuyên phạm lỗi vượt mức có thể chấp nhận được, người mua sẽ đàm phán phương án giải quyết. Đôi khi họ phải đền toàn bộ lô hàng hoặc giảm giá sâu. Cho dù giải pháp là gì, việc có một cái nhìn toàn diện về chất lượng sản phẩm trước khi giao sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong mọi vấn đề phát sinh.
Giám sát chất lượng hàng hóa khi sản xuất
Để thực hiện một chương trình kiểm soát chất lượng hiệu quả, trước tiên hãy tạo và ghi lại cách tiếp cận để kiểm soát chất lượng, bao gồm:
Tiếp theo, doanh nghiệp sẽ phải tạo ra các quy trình xử lý lỗi. Xem xét những điều sau đây:
Hy vọng với một vài chia sẻ trên đây, độc giả sẽ có thêm cho mình kinh nghiệm quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất. Mọi đóng góp xin liên hệ qua website Cloudify.vn để được tư vấn và biết thêm chi tiết.
Xem thêm
Quản lý đơn hàng sản xuất dễ dàng hơn với phần mềm?
Các phương pháp tính giá thành phẩm – Đâu mới là lựa chọn tối ưu?
Quản lý công nợ khách hàng, nhà cung cấp bằng phần mềm Cloudify
90% doanh nghiệp tiết kiệm thời gian quản lý sau khi sử dụng ERP