fbpx

Hội thảo “Tầm nhìn ngành Phân phối – Bán lẻ và những cơ hội đến từ ứng dụng công nghệ”

  1. Phạm Anh
    Người viết Phạm Anh

Chiều thứ 6 ngày 17/06 vừa qua, Webinar “Tầm nhìn ngành phân phối bán lẻ và những cơ hội đến từ ứng dụng công nghệ” do Cloudify và Cole đồng tổ chức đã diễn ra thành công với sự tham dự của 200 doanh nghiệp ngành Phân phối – Bán lẻ.

Tổng quan Webinar

Buổi hội thảo được diễn ra theo hình thức trực tuyến với sự tham dự của 3 vị diễn giả giàu kinh nghiệm chia sẻ nhiều kiến thức vô cùng hữu ích:

  • Ông Lã Quốc Tuấn – Strategic Director Cloudify Việt Nam: Ông có gần 15 năm kinh nghiệm trong việc phát triển thị trường, tư vấn chiến lược cho Đối tác, Khách hàng, Tổ chức N.G.O trong lĩnh vực Chuyển đổi số & Đối mới sáng tạo, Fintech, Martech, Insurtech cho doanh nghiệp.
  • Ông Đỗ Hoàng Hải – Giám đốc tại Công ty Cổ phần Wicom: Ông có hơn 14 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực CNTT, phát triển, vận hành, tư vấn và triển khai các hệ thống CNTT cho các Tập đoàn lớn và hàng trăm doanh nghiệp nhỏ khác. 
  • Bà Đỗ Linh – PGĐ Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Mai Đến: Chị có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành Phân phối – Bán lẻ.

Buổi hội thảo diễn ra với mục tiêu giúp các doanh nghiệp có góc nhìn đa chiều về ngành Phân phối – Bán lẻ và những xu hướng công nghệ. Hơn nữa là tìm ra hướng đi rõ ràng trong việc tối ưu lợi nhuận, tạo nền tảng cho sự phát triển lâu dài nhờ ứng dụng công nghệ số.

Nội dung chính Webinar

1. Tầm nhìn ngành Phân phối – Bán lẻ và những cơ hội từ công nghệ

Theo thống kê của Digital Votest 2021, ngành Phân phối – Bán lẻ đứng thứ 2 trong 14 ngành ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh nhiều nhất. Có nhiều yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp phải ứng dụng công nghệ số: đại dịch Covid-19 làm doanh nghiệp phải chuyển sang kinh doanh trực tuyến; dịch vụ thanh toán di động được sử dụng rộng rãi; ngành Logistics đang phát triển mạnh mẽ; các doanh nghiệp đang sử dụng hình thức bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng mà không thông qua nhiều trung gian phân phối…

Bên cạnh đó các hình thức kinh doanh trong lĩnh vực Phân phối – Bán lẻ đang có sự chuyển biến và phát triển: 

  • Các chuỗi cửa hàng sẽ tiếp tục được mở rộng nhờ ứng dụng công nghệ vào hoạt động vận hành, quản trị giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng; quy trình vận hành tối ưu làm tăng năng suất lao động.
  • TMĐT sẽ có sự phân hóa vị thế cạnh tranh rõ rệt bắt buộc các doanh nghiệp phải phát triển nhanh chóng và nâng cao năng lực cạnh tranh.
  • Dựa trên lượng người tham gia vào mạng xã hội khá cao, doanh nghiệp có thể bán hàng trực tiếp thông qua nền tảng mạng xã hội với các hình thức: Livestream bán hàng, Affiliate Marketing, KOL/KOC…

Ngoài ra, có nhiều công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh như: Điện toán đám mây; Livestream; nhận dạng định danh khách hàng; di động 5G & Cloud Gaming; Big data, Customer Data Platform…

2. Vai trò của xu hướng công nghệ mới thúc đẩy tăng trưởng kép

Hậu đại dịch: Tăng tốc chuyển đổi số bằng Cloud ERP

Theo Vietnam Report tháng 10/2021, sau đại dịch doanh nghiệp ngành Phân phối – Bán lẻ phải đối diện với những thách thức: sự thận trọng chi tiêu của người tiêu dùng; đứt gãy chuỗi cung ứng và khó khăn vận chuyển; đảm bảo an toàn cho nhân viên và khách hàng; đáp ứng nhu cầu mua hàng trực tuyến tăng đột biến.

Thị trường hình thành các trạng thái doanh nghiệp mới: thích nghi và tăng tốc. Doanh nghiệp chưa có nền tảng công nghệ tốt trước đại dịch thì sẽ tập trung vào việc thích ứng với sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng và bắt đầu tìm kiếm công nghệ để ứng dụng hoạt động. Về phía doanh nghiệp đã có nền tảng công nghệ tốt sẽ tập trung đầu tư, đưa ra các mô hình kinh doanh tinh gọn hơn từ đó chiếm lĩnh thị phần và tăng tốc vượt qua đối thủ.

Phần mềm Cloud ERP và những lợi ích thiết thực

Việc lựa chọn phần mềm phù hợp và triển khai như thế nào luôn là bài toán hóc búa đối với các doanh nghiệp. Cloudify hiểu được những khó khăn trên, vì vậy Cloud ERP được thiết kế sao cho phù hợp với từng doanh nghiệp ở từng loại hình kinh doanh khác nhau. Dựa trên nền tảng SaaS ERP, Cloud ERP có 5 phần chính: 

  • Kiến trúc Microservices: Dựa trên giải pháp Cloud-based, đây là mô hình kiến trúc phân chia dự án phần mềm được cấu trúc thành các service riêng biệt và độc lập. Điều này đồng nghĩa với việc mọi hoạt động xử lý, lưu trữ dữ liệu đều riêng biệt đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp triển khai nhanh, loại trừ rủi ro vận hành dự án.
  • Hệ thống tích hợp Open API: Kết nối với các phần mềm khác như các sàn TMĐT, với các đơn vị vận chuyển để tối ưu Logistics giúp rút ngắn thời gian giao hàng, nâng cao trải nghiệm khách hàng, làm tăng tỉ lệ quay lại của khách. Đồng thời, đồng bộ dữ liệu theo thời gian thực.
  • Ứng dụng Mobile-first: Phù hợp cho người lao động phổ thông với những giao diện thân thiện và tính năng dễ sử dụng.
  • Số hóa và tích hợp dữ liệu: Tất cả các phần mềm quản lý đều được đồng bộ trên một nền tảng duy nhất giúp tăng năng suất lao động thông qua việc số hóa và tự động hóa dữ liệu của doanh nghiệp.
  • AI ERP: Đưa ra được bảng thống kê về số liệu, doanh số của doanh nghiệp; thậm chí còn thống kê được các chỉ số trọng yếu để chủ doanh nghiệp đưa ra quyết định ngay lập tức trong quá trình quản lý. 

Cloud ERP không những áp dụng cho doanh nghiệp lớn mà còn ứng dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tùy theo từng giai đoạn từng thời kỳ của doanh nghiệp mà hệ thống sẽ được thiết kế đi theo quy tắc vận hành và quy mô của doanh nghiệp. Cloud ERP giúp doanh nghiệp ngành Phân phối – Bán lẻ nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ việc quản lý quy trình vận hành tinh gọn theo thời gian thực; giúp cắt giảm những hao phí trong vận hành và tăng 70% năng suất lao động.

Rào cản và những giải pháp cho doanh nghiệp chuyển đổi số

Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội mà Chuyển đổi số (CĐS) mang lại cho doanh nghiệp là những rào cản và vấn đề mà các doanh đều sẽ gặp phải khi bắt đầu CĐS:

  • Con người: Chủ doanh nghiệp chưa nắm rõ mục tiêu CĐS và chưa có lộ trình rõ ràng khi triển khai CĐS; nhân viên không đồng lòng trong việc CĐS và sợ bị đào thải khi phần mềm được ứng dụng.
  • Lựa chọn cái mình thích thay vì “phù hợp”: Lựa chọn theo cảm tính, chưa có phương pháp hay kế hoạch cụ thể. Đôi khi, doanh nghiệp ưu tiên những giải pháp có tính tạm thời mà bỏ qua tính lâu dài và bền vững.
  • Chưa xây dựng quy trình chuẩn: Làm khó khăn trong việc triển khai phần mềm, doanh nghiệp lựa chọn phần mềm quá cồng kềnh hoặc quá nhỏ so với quy mô doanh nghiệp hiện tại.
  • Thiếu KPI rõ ràng và giám sát khi triển khai phần mềm: Điều này khiến doanh nghiệp không đánh giá được hiệu quả, năng suất của nhân viên, không theo dõi được hiệu quả của phần mềm mang lại.

Để CĐS thành công, doanh nghiệp cần phải sẵn sàng trong các công tác chuẩn bị như: quyết tâm từ các cấp lãnh đạo; đội ngũ quản lý cấp trung phải thay đổi tư duy và được đào tạo kỹ năng CĐS; có đội ngũ tiên phong giám sát để thay đổi và nâng cấp các tính năng phù hợp cho doanh nghiệp; lựa chọn công nghệ phù hợp; chuẩn hóa quy trình và cấu trúc dữ liệu theo từng phòng ban; mục tiêu CĐS phải gắn với mục tiêu doanh nghiệp như tối ưu hóa chi phí vận hành từ đó tăng doanh thu bền vững.

3. Lộ trình chuyển đổi số cho mô hình kinh doanh Phân phối – Bán lẻ của Công ty TM&DV Mai Đến

Là một doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm thiết yếu phục vụ cho văn phòng Công ty và sản phẩm tiêu hao nhà xưởng, đến nay đã được 20 năm hoạt động, nguyên nhân khiến doanh nghiệp Mai Đến lựa chọn CĐS đó là:

  • Để hoàn thiện hơn dịch vụ tiện ích cho khách hàng với phương châm “khách hàng là số 1 – khách hàng là ông chủ duy nhất”; 
  • Quy trình quản lý thủ công dẫn đến việc sai sót diễn ra thường xuyên, mâu thuẫn nội bộ thường trực kéo theo đó là sự phàn nàn không hồi kết của khách hàng; 
  • Triển khai các công việc theo các phần mềm độc lập: Kế toán có phần mềm riêng, kho, kinh doanh dùng phần mềm riêng,… nên dẫn đến việc mất tính đồng bộ và nhất quán, dẫn đến xung đột nội bộ thường xuyên xảy ra.
  • Lãnh đạo khó khăn khi kiểm soát dữ liệu của nhân viên và data để phân tích dữ liệu rất hạn chế, dẫn đến không có những chiến lược đúng đắn, đúng thời điểm. 

Sau những trăn trở trên, Công ty Mai Đến đã đi đến quyết định CĐS bằng cách triển khai 1 hệ thống quản trị tổng thể. Khó khăn lớn nhất công ty gặp phải là về vấn đề con người bởi vì lãnh đạo muốn chuyển đổi nhưng chưa chắc nhân viên đồng thuận và quyết tâm CĐS cùng doanh nghiệp. Hơn nữa, Ban lãnh đạo chưa có đủ niềm tin vào vấn đề bảo mật hệ thống từ bên thứ 3, họ lo ngại về vấn đề bảo vệ data của khách hàng, đối tác, nhà cung cấp. Bên cạnh đó là những băn khoăn khi hệ thống được triển khai liệu có vận hành mượt mà hay có sự cố phát sinh làm ảnh hưởng tình hình kinh doanh hay không? Bài toán chi phí doanh nghiệp có đáp ứng theo thời gian lâu dài được không? Mức chi phí dự phòng và đầu tư là bao nhiêu? 

Quá trình CĐS gặp phải rất nhiều khó khăn là vậy thế nhưng công ty Mai Đến đã vượt qua và có những những kinh nghiệm vô cùng quý báu dành cho các doanh nghiệp trong ngành:

  • Cơ hội tốt để gần nhân viên: Dành thời gian để đào tạo nhân viên, phân tích giúp nhân viên hiểu rõ những lợi thế, cơ hội của chuyển đổi số, từ đó cùng nhau đồng hành để có quy trình vận hành tối ưu, hiệu quả nhất.
  • Khách hàng sẽ được trải nghiệm những dịch vụ tốt hơn: Trước đây không dễ dàng để phục vụ 2,000 khách hàng mua thường xuyên. Khi có hệ thống, doanh nghiệp dễ dàng theo dõi tình trạng đơn hàng triệt để nhất, tồn kho còn bao nhiêu, đơn hàng thiếu/đủ/thừa bao nhiêu,… Từ đó giúp bộ phận bán hàng, chăm sóc khách hàng chủ động cung cấp thông tin nhanh chóng cho khách hàng, hạn chế những phàn nàn.
  • Nhìn thấy được sự lỏng lẻo trong công tác quản trị: Trước đây nhà lãnh đạo thường xuyên phải chờ đợi các phòng ban gửi báo cáo, dữ liệu thường xuyên sai sót dẫn đến sai lệch trong công tác quản trị. Tuy nhiên hệ thống sẽ giúp nhà lãnh đạo xem báo cáo theo thời gian thực, không phải cập nhật báo cáo từ các bộ phận.
  • Sự kết nối nội bộ: Hệ thống giúp phát hiện ngay lỗi sai từ đầu, từ đó có những phân tích và cảnh báo, hạn chế tối đa những lỗi sai và xung đột nội bộ.
  • Đặc thù doanh nghiệp bán lẻ nhiều mã hàng: Mục tiêu mở rộng thị trường khiến doanh nghiệp đẩy nhanh tiến trình bằng cách tìm đến công cụ quản trị. Hệ thống quản trị tổng thể sẽ rút ngắn quy trình vận hành để giảm thiểu sai sót và thất thoát. Từ đó doanh nghiệp sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh và đưa ra những giải pháp để phát triển vững mạnh.

Sau khi ứng dụng nền tảng quản trị tổng thể vào vận hành, công ty Mai Đến đã đạt được thành quả đầu tiên: sự hài lòng của khách hàng khi lịch trình giao hàng được rõ ràng và thống nhất cụ thể, nhân viên chủ động hơn trong công việc, dữ liệu ở các phòng ban được thống nhất và đồng bộ, ban lãnh đạo có thể xem dữ liệu, báo cáo mọi lúc mọi nơi.

Với những bài học của doanh nghiệp Mai Đến, chúng ta có thể nhận thấy được yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp CĐS thành công, đó là: sự quyết liệt của ban lãnh đạo và đồng lòng của toàn thể nhân viên; đầu tư hệ thống quản trị tốt để doanh nghiệp phát triển bền vững; thay đổi được “sức ì” của doanh nghiệp; nâng cao được hiệu suất lao động.

Phần kết Webinar

Phần cuối của chương trình là thời lượng Q&A – Hỏi đáp cùng chuyên gia. Các diễn giả đã trả lời trực tiếp những vấn đề thắc mắc, tình hình thực tế mà các doanh nghiệp ngành Phân phối – Bán lẻ đưa ra. Những thông tin chia sẻ của diễn giả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và sâu hơn những băn khoăn trong CĐS mà họ gặp phải. Đồng thời ứng dụng công nghệ, phương pháp chuyển đổi số để giúp doanh nghiệp tối ưu lợi nhuận và tăng trưởng bền vững.

Lời kết

Hy vọng rằng thông qua buổi Webinar này, các doanh nghiệp ngành phân phối bán lẻ đã hiểu rõ hơn về lợi ích của việc ứng dụng công nghệ số. Việc áp dụng phương pháp chuyển đổi số là cách thức giúp doanh nghiệp tăng trưởng kinh doanh nhanh chóng trong giai đoạn tăng tốc phát triển.

Cloudify hiện đang cung cấp nền tảng quản trị vận hành hiệu quả dành cho doanh nghiệp ngành phân phối bán lẻ. Hệ thống được phát triển bằng công nghệ Cloud-Based tiên tiến nhất, sử dụng online mọi lúc mọi nơi trên tất cả các thiết bị. Cloudify hỗ trợ tư vấn miễn phí 1-1 về chiến lược vận hành doanh nghiệp và ứng dụng hệ thống Cloud ERP – Quản lý tổng thể cho doanh nghiệp. Đăng ký tư vấn tại đây.

0/5 (0 Reviews)

Bài liên quan

Workshop “Chiến lược khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu để mở rộng kinh doanh xuất khẩu”

Sáng thứ 5 ngày 14/07 vừa qua, Workshop “Chiến lược khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu để mở rộng kinh doanh xuất

Hội thảo “Quản trị rủi ro và thanh toán quốc tế cho Doanh nghiệp Xuất Nhập Khẩu”

Sáng ngày 13/07 vừa qua, Hội thảo “Quản trị rủi ro và thanh toán quốc tế cho Doanh nghiệp Xuất Nhập Khẩu” do Cloudify

BBI Việt Nam số hóa trên nền tảng Cloudify ERP
Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu BB Quốc Tế Số Hoá Toàn Diện, Tạo Đà Tăng Trưởng Cùng Cloudify

Công ty TNHH xuất nhập khẩu BB Quốc tế (BBI), là đơn vị chuyên phân phối mũ bảo hiểm cao cấp và đồ bảo

Tòa nhà Dolphin Plaza – Tầng 2 số 28 Trần Bình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng HCM

169 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

© 2022 Cloudify ERP.
0/5 (0 Reviews)
  • Đăng ký thông tin

Hơn 2,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:1900 866 695 (24/7)