Chuyển đổi số dành cho công ty khởi nghiệp cần rất nhiều thời gian, nguồn lực và đòi hỏi sự chuẩn bị bài bản. Song song với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay đều ưu tiên công đoạn số hóa để dần hòa nhập với nền kinh tế 4.0. Chính vì thế, chuyển đổi số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp lại càng đòi hỏi chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Đây cũng là chủ đề mà chúng tôi muốn chia sẻ thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số có thể hiểu là quá trình thay đổi từ mô hình, phương pháp truyền thống sang các ứng dụng công nghệ số như: Big data, Internet vạn vật (IOT), điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI),.… vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ,…của doanh nghiệp.
Chuyển đổi số yêu cầu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, từ vật chất đến tinh thần. Chính vì vậy, các doanh nghiệp mới khởi nghiệp cần cân nhắc kỹ về chuyển đổi số, đồng thời xem xét tình hình chuyển đổi số hiện tại của ngành và của nền kinh tế. Việc chuyển đổi số sẽ mất thời gian hơn đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp do các yếu tố như nguồn vốn, nhân lực, trang thiết bị, máy móc,….. Do đó, các công ty khởi nghiệp cần có sự chuẩn bị và kế hoạch bài bản.
Chuyển đổi số dành cho công ty khởi nghiệp cần chuẩn bị những gì?
Chuyển đổi số chắc chắn sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian dài đòi hỏi nhà quản trị có các phương án dự phòng và sự chuẩn bị về nguồn lực, con người,… một cách chặt chẽ, bài bản, cẩn thận. Vậy chuyển đổi số yêu cầu doanh nghiệp chuẩn bị những yếu tố nào?
Không chỉ riêng các công ty khởi nghiệp mà bất kỳ công ty nào cũng đều cần phải xây dựng một kế hoạch khởi nghiệp hợp lý và chặt chẽ để đảm bảo tiến trình chuyển đổi ít gặp vấn đề và sai sót nhất. Quá trình chuyển đổi chắc chắn sẽ diễn ra lâu dài đòi hỏi nhà quản trị phải xây dựng một kế hoạch dài hạn.
Kế hoạch chuyển đổi cần đáp ứng được các yếu tố cơ bản của bản kế hoạch như: tính chi tiết, khả thi, chặt chẽ, bài bản,…. Đồng thời, kế hoạch cần dựa theo lĩnh vực, ngành nghề chính của doanh nghiệp. Ví dụ như doanh nghiệp sản xuất sẽ cần một kế hoạch khác với doanh nghiệp thương mại bởi máy móc, công nghệ trong sản xuất thường cầu kỳ và phức tạp hơn.
Nguồn lực của doanh nghiệp thường bao gồm rất nhiều yếu tố như: nguồn vốn, tài sản, nhân lực,…. Ngoài bản kế hoạch, nguồn lực là yếu tố cần thiết giúp hiện thực hóa quá trình chuyển đổi và quyết định quá trình có gặp vấn đề hay gián đoạn không. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc doanh nghiệp khởi nghiệp, nguồn lực thường sẽ bị hạn chế rất nhiều khiến các nhà quản trị đắn đo về chuyển đổi số.
Sau sự chuẩn bị về một kế hoạch chi tiết và nguồn lực doanh nghiệp, quá trình chuyển đổi số có thành công hay không phải dựa vào yếu tố con người. Các công ty khởi nghiệp thường sẽ bắt đầu từ một quy mô rất nhỏ, nhân viên và nhà quản trị thường sẽ chưa sẵn sàng đầu tư và tiếp cận tới những giải pháp công nghệ 4.0. Do đó, một khi quyết định chuyển đổi số dành cho công ty khởi nghiệp, nhà quản trị cần đảm bảo nhân viên của mình đã sẵn sàng để ứng dụng các công nghệ mới này.
Trình độ nguồn nhân lực cũng là yếu tố quyết định sự thành công của chuyển đổi số. Dễ hiểu bởi nếu nhân viên không thể ứng dụng các công nghệ 4.0 hoặc ứng dụng một cách không triệt để, miễn cưỡng thì hiệu quả sử dụng sẽ giảm đi. Hay nói cách khác là chuyển đổi số không đạt được lợi ích tối đa.
Chuyển đổi số dành cho công ty khởi nghiệp cần rất nhiều yếu tố khác ngoài ba yếu tố trên. Do đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể xin sự tư vấn từ các chuyên gia. Liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 866 695 hoặc website Cloudify.vn để được hỗ trợ về một trong những ứng dụng công nghệ cho doanh nghiệp 4.0 – giải pháp Cloud ERP.
Xem thêm
Top 3 phần mềm ERP Việt Nam doanh nghiệp nên lựa chọn
Phần mềm ERP – có nên áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ?
Cloud ERP cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Có nên sử dụng hay không?
ERP Web và những điều doanh nghiệp thường ngộ nhận