Chúng ta đang sống trong thời đại số, thời đại của cách mạng 4.0. Lẽ dĩ nhiên, công nghệ đã trở thành trợ thủ đắc lực dành cho những nhà lãnh đạo muốn chạy đến ngôi vô địch. Trong dòng chảy công nghệ, phần mềm quản trị doanh nghiệp ra đời đã làm thay đổi cách thức vận hành, thậm chí là cả ‘bộ mặt’ của một nền kinh tế. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể triển khai phần mềm này thành công. Sau đây, Cloudify sẽ chỉ ra 6 nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại của các nhà quản trị trong quá trình triển khai hệ thống quan trọng này.
Nội dung bài viết
Theo thống kê của phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam, hiện nay, số lượng doanh nghiệp ở nước ta sử dụng ERP chỉ có 1,1%. Thế nhưng, trong số đó có hơn 75% doanh nghiệp triển khai không thành công. Chính vì vậy, dù phần mềm quản trị doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích nhưng nhà lãnh đạo không dám mạo hiểm để thực hiện. Nguyên nhân thất bại thường gặp ở các doanh nghiệp Việt Nam là:
Các tổ chức triển khai ERP thành công thường nhìn nhận quá trình triển khai phần mềm này là xu hướng chuyển đổi kinh doanh thay vì nhận định đó là một dự án công nghệ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tư vấn và nhiều đơn vị triển khai ERP hiện nay thường tập trung vào công nghệ hơn con người và quy trình. Nghiên cứu của Panorama cho thấy tính năng phần mềm là một trong những tiêu chí ít quan trọng nhất góp phần tạo nên thành công của một dự án ERP.
Điều bạn cần làm ngay bây giờ là bắt tay vào rà soát lại quy trình và đánh giá về nguồn lực triển khai. Không chỉ người lãnh đạo mà các nhân viên tham gia triển khai phần mềm quản lý doanh nghiệp, đều cần ý thức được điều này. Hãy luôn nhớ rằng, một mình những nhà quản lý hiểu thì chưa đủ, họ cần chia sẻ với những công sự, nhân viên của mình. Có như vậy, một dự án triển khai ERP mới có thể có hy vọng chạm tới thành công.
Để triển khai thành công hệ thống phần mềm quản trị không phải là điều đơn giản. Hơn nữa, chi phí cho quá trình thường khá đắt đỏ. Đánh vào tâm lý chung của nhiều doanh nghiệp, một số nhà cung cấp ERP đưa ra tính toán về chi phí và thời gian thực hiện thiếu tính thực tế để thu hút khách hàng. Điều này đã khiến các tổ chức đôi khi buộc phải chi thêm các khoản tiền vượt ngoài dự kiến. Vì thế, thay vì quá tin vào những lời chào hàng trên mạng, doanh nghiệp cần phải tìm được nhà cung cấp vừa có tâm, vừa có tầm. Họ sẽ giúp tổ chức dễ dàng hơn trong việc triển khai phần mềm ERP.
Ban lãnh đạo thường phụ thuộc vào các báo cáo tài chính, báo cáo dòng ngân lưu từ bộ phận kế toán, đến khi ứng dụng ERP chuyển sang 1 quy trình hoàn toàn mới và khác lạ, nảy sinh rất nhiều bất đồng và bỡ ngỡ. Ban đầu, họ chưa xác định và hiểu rõ những vấn đề sâu xa bên trong mà doanh nghiệp đang gặp phải, nên cứ tiếp tục thực hiện ERP theo chủ quan cá nhân, phớt lờ khâu tư vấn dẫn đến những vấn đề cần được sửa chữa vẫn còn tồn đọng.
Trong thực tế, tùy chỉnh phần mềm quản trị doanh nghiệp là một nhiệm vụ khó khăn, kể cả đối với những tổ chức sở hữu nguồn lực giàu kinh nghiệm .Mặc dù, tùy chỉnh phần mềm ERP có thể đem lại thành công nhưng cũng có thể phá hủy dự án nếu sử dụng không đúng cách. Nó khiến gia tăng rủi ro về chi phí, thời gian cùng những thách thức kỹ thuật có thể phát sinh khiến quá trình thực hiện triển khai ban đầu thay đổi.
Trong trường hợp doanh nghiệp cần tuỳ chỉnh phần mềm ERP, nguồn lực và công cụ quản lý cần được chuẩn bị một cách kĩ càng trước khi bắt đầu. Thay vì tiến hành các mục tiêu lớn thì phân bổ chúng thành những tùy chỉnh nhỏ và thực hiện dần dần cho đến khi mọi thứ đi vào quỹ đạo.
Mỗi phần mềm ERP đều bắt đầu với dữ liệu rỗng, nó đòi hỏi sự chuyển đổi dữ liệu từ phần mềm cũ sang bộ nhớ mới của ERP. Lúc này, có một trường hợp rất hay xảy ra đó là nhân viên gặp khó khăn trong việc thích nghi với phần mềm ERP mới. Họ chưa có đủ kinh nghiệm triển khai thực tế ERP. Thêm vào đó là những thói quen khi sử dụng phần mềm cũ vẫn còn tồn tại, cách nhập dữ liệu, lưu trữ, tính toán, hợp nhất, đồng bộ các con số; có khả năng gây xuất hiện những sai lệch, gây mất mát và ảnh hướng đến tài sản của công.
Do đó, các doanh nghiệp nên lên kế hoạch hoạch định nguồn nhân lực, thực hiện đào tạo, huấn luyện những nhân viên chưa có đủ kinh nghiệm nhằm tránh các sai sót khi tiến hành quản lý doanh nghiệp hiệu quả.
Bên cạnh những phần mềm như Sap, Odoo, Oracle, quý khách hàng hoàn toàn có thể tìm đến phần mềm quản trị doanh nghiệp Cloudify để giải quyết các vấn đề của mình.
Ngoài các tính năng trên, phần mềm quản trị doanh nghiệp Cloudify còn giúp năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp, thúc đẩy hội nhập kinh tế toàn cầu. Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào xin liên hệ với chúng tôi qua Cloudify.vn để được giải đáp trong thời gian ngắn nhất.
Tham khảo:
Phần mềm ERP và những điều doanh nghiệp chưa biết
Phần mềm Cloudify là gì? Hệ thống quản trị tổng thể doanh nghiệp