fbpx

Các vấn đề nhức nhối trong quy trình sản xuất doanh nghiệp đang gặp phải

  1. Thu Hiền
    Người viết Thu Hiền

Các vấn đề nhức nhối trong quy trình sản xuất doanh nghiệp đang gặp phải

Ngành sản xuất là một trong những ngành chủ đạo của Việt Nam. Tuy nhiên dịch Covid-19 đã gây những ảnh hưởng nặng nề lên quy trình sản xuất. Vậy khi tình hình dịch đã bớt căng thẳng liệu có giải pháp nào giúp ngành sản xuất phục hồi nhanh chóng và bứt tốc sau đại dịch hay không? Cùng Cloudify tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé.

1. Thực trạng ngành sản xuất hiện nay

Từ tháng 05/2021, tình hình dịch Covid-19 lại một lần nữa diễn biến ngày càng phức tạp, kéo theo việc giãn cách xã hội kéo dài. Việc này đã ảnh hưởng tới lưu thông hàng hóa, kéo theo sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng và tác động tới quy trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) vào tháng 07/2021 chỉ tăng 1,8% so với tháng 06/2021 và tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng thấp nhất trong 7 tháng qua. Tuy nhiên vào tháng 10/2021, đã có sự chuyển biến tích cực hơn là tăng 23,6% so với tháng 09/2021 nhưng lại giảm 16,0% so với cùng kỳ năm trước.

Một số ngành công nghiệp trọng điểm tăng cao như sản xuất kim loại tăng 34,7%; sản xuất xe tăng 30,6%; sản xuất da tăng 14,2%. Bên cạnh các ngành công nghiệp tăng cao đó thì cũng có một số ngành giảm mạnh như khai thác dầu thô và khí đốt giảm 10,4%; khai thác than giảm 2,9%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị giảm 1,1%; công nghiệp chế biến giảm 15,8%. 

Tình hình sản xuất trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng cũng kéo theo xuất khẩu bị chững lại trong tháng 7. Tuy nhiên, tính chung 7 tháng đầu năm 2021, xuất nhập khẩu vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước.

Xem thêm: Phần mềm quản trị sản xuất nào phù hợp với các doanh nghiệp SMEs?

2. Vấn đề trong quy trình sản xuất doanh nghiệp đang gặp phải

Tình hình dịch ngày càng kéo dài, doanh nghiệp ngày càng gặp nhiều vấn đề trong quy trình sản xuất. Một số vấn đề điển hình gặp phải là:

Đứt gãy chuỗi cung ứng, dây chuyền sản xuất

Giãn cách xã hội kéo dài dẫn đến việc lưu thông hàng hoá, nguyên liệu bị gián đoạn, không có nguyên liệu cung cấp cho sản xuất. Quy trình sản xuất của các doanh nghiệp bị trì trệ, không có hàng hoá để bán, doanh thu giảm. Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài đặc biệt là các nguyên liệu sản xuất ô tô. Nếu tình hình này càng kéo dài sẽ gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp. 

Căng thẳng về dòng tiền

Tình hình dịch kéo dài, khiến cho thu nhập càng giảm. Việc kêu gọi vốn của các doanh nghiệp sản xuất gặp nhiều khó khăn. Không những thế, bán hàng không được cũng làm giảm doanh thu. Để có thể tiếp tục sản xuất, doanh nghiệp có thể phải nhập nguyên liệu với giá cao hơn, như vậy doanh thu, lợi nhuận cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chi phí vận hành quá cao với mô hình “3 tại chỗ”

Để chung tay phòng chống dịch, nhiều doanh nghiệp thực hiện quy trình sản xuất với mô hình “3 tại chỗ” – sản xuất, cách ly, ăn nghỉ tại chỗ. Chi phí cho nhân viên hoạt động sản xuất tại chỗ quá cao mà doanh thu mang về lại thấp, khiến cho nhiều doanh nghiệp lao đao.

Thiệt hại nặng nề về nguồn nhân lực

Dịch bệnh phức tạp khiến nhiều nhân công lành nghề nghỉ việc, không có nhân sự có tay nghề cao làm việc dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, đội ngũ nhân sự không chuyên nghiệp. Không những thế, lượng nhân viên chưa tiêm đủ 2 mũi vacxin cũng không được đi làm, khiến cho nhân lực công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuyển thêm nhân sự thì tốn thời gian chỉ dẫn, đào tạo, không tuyển thêm thì không đủ nhân lực.

Hành vi người tiêu dùng thay đổi, mất thị trường

Việc thiếu nguyên liệu sản xuất khiến cho các đơn hàng bị trì hoãn hoặc doanh nghiệp phải hủy đơn hàng sẽ dẫn đến mất khách hàng, mất thị trường vào tay đối thủ. Khách hàng cũng vì nhu cầu cung cấp hàng hoá cho người tiêu dùng nên buộc phải tìm nhà cung cấp khác. 

Đọc thêm: 4 phương án lựa chọn thị trường mục tiêu để mang lại doanh thu bứt phá

3. Giải pháp cho các vấn đề doanh nghiệp sản xuất đang gặp phải

Để giải quyết các vấn đề này bạn phải tìm cho mình những giải pháp triệt để nhất để hồi phục lại việc vận hành quy trình sản xuất. Đồng thời phải biết áp dụng các chuyển đổi số vào sản xuất để phát triển hơn. Bên cạnh đó, bạn còn phải biết áp dụng các phương thức để xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, môi trường số hoá, giữ chân nhân viên trong tình hình dịch và sau dịch. 

Các chủ doanh nghiệp, CEO, cấp quản lý tìm hiểu sâu hơn về các giải pháp phục hồi và tăng tốc sản xuất, buổi hội thảo trực tuyến “Giải pháp tái định hình vận hành sản xuất để ổn định và bứt tốc sau đại dịch” sẽ là câu trả lời cho những vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải. 

Xem ngay: Phần mềm quản lý sản xuất tiên phong tại Việt Nam

4. Hội thảo dành cho ngành sản xuất hậu đại dịch

Thông qua buổi hội thảo trực tuyến dành riêng cho ngành Sản xuất, các chủ doanh nghiệp, nhà quản lý được cung cấp thêm nhiều thông tin để nhanh chóng tái sản xuất và trở lại “đường đua” vào những tháng cuối năm. Buổi hội thảo sẽ giúp doanh nghiệp:

  • Tìm hiểu bức tranh tổng quan của ngành sản xuất sau 6 tháng giãn cách.
  • Tìm hiểu các biện pháp giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi hậu đại dịch.
  • Tiếp cận các phương pháp tối ưu chi phí, tăng năng suất và lợi nhuận kinh doanh.
  • Vai trò của các giải pháp công nghệ trong việc hỗ trợ phục hồi sản xuất.
  • Giải pháp chi lương linh hoạt hỗ trợ doanh nghiệp giữ chân nhân viên hiệu quả.

Đồng hành trong buổi hội thảo sẽ có sự góp mặt của 3 diễn giả đến từ 3 doanh nghiệp lớn là Cloudify, Base.vn, Interloan: 

Cơ hội gặp gỡ các diễn giả với nhiều năm kinh nghiệm
Cơ hội gặp gỡ các diễn giả với nhiều năm kinh nghiệm

Mr. Hoàng Minh Quân – Founder & CEO Cloudify

Với kinh nghiệm hơn 15 năm xây dựng hệ thống ERP cho các doanh nghiệp lớn. Anh là cựu Head of Software Development của Vinlinks (một công ty thành viên của Vingroup), cựu Framework Team Leader của Misa JSC.

Mr. Trần Đại Dương – Founder & CEO Interloan 

Anh từng đạt giải thưởng “Sáng Tạo Tài Chính” được tổ chức bởi Ngân Hàng Nhà Nước. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và tư duy ứng dụng công nghệ nhạy bén, anh đã đưa Interloan trở thành 1 trong những công ty cung cấp sản phẩm ứng lương hàng đầu. 

Mr. Lê Đức Minh – Head of Customer Onboarding Base.vn

Anh có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn và triển khai chuyển đổi số cho các doanh nghiệp ngành sản xuất như dệt may, dược phẩm…

Thông tin sự kiện

  • Thời gian: 14h00 – 16h30 thứ Ba ngày 16/11/2021
  • Hình thức tổ chức: Online qua nền tảng Zoom
  • Đối tượng tham dự: Chủ doanh nghiệp, quản lý các cấp của các doanh nghiệp sản xuất

SỰ KIỆN GIỚI HẠN SỐ LƯỢNG THAM DỰ, ĐĂNG KÝ NGAY TẠI: https://cloudify.vn/webinar-cho-nganh-san-xuat/ 

Hãy nhanh tay đăng ký để có cơ hội tiếp cận với các giải pháp công nghệ số và áp dụng nó vào sản xuất. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết hãy liên hệ hotline 1900 866 695 hoặc qua website Cloudify để được tư vấn miễn phí.

0/5 (0 Reviews)

Bài liên quan

Quy trình quản lý sản xuất
Quy trình quản lý sản xuất dành cho các nhà quản trị

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, vị trí quản lý sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp

3 phương pháp triển khai phần mềm quản lý sản xuất phổ biến nhất
3 phương pháp triển khai phần mềm quản lý sản xuất phổ biến nhất

Quản lý sản xuất chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và quản lý

Top 7 lợi ích tuyệt vời của phần mềm quản lý sản xuất

Một doanh nghiệp không thể phát triển thành một “con rồng lớn” nếu như nhà quản trị chỉ biết bảo thủ với các giải

Tòa nhà Dolphin Plaza – Tầng 2 số 28 Trần Bình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng HCM

169 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

© 2019 - 2024 Cloudify ERP.
0/5 (0 Reviews)
  • Đăng ký thông tin

Hơn 3,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:1900 866 695 (24/7)