Ứng dụng quản lý đơn hàng là một trong những phiên bản khác của phần mềm quản lý đơn hàng. Tuy nhiên trong thực tế, vẫn còn rất nhiều người dùng đang bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Do đó, trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin so sánh sự khác biệt giữa giải pháp này nhằm giúp nhà quản trị hiểu rõ hơn về hai giải pháp này.
Nội dung bài viết
Phần mềm và ứng dụng khác nhau như thế nào?
Phần mềm quản lý và ứng dụng quản lý đơn hàng là hai khái niệm được nhắc đến rất nhiều. Các thông tin tràn lan trên internet lại đa phần chỉ giới thiệu các công dụng, chức năng, lợi ích mà cả hai giải pháp này mang lại thay vì chỉ ra điểm khác biệt. Chính vì vậy, qua bài viết dưới đây chúng tôi xin chỉ ra điểm khác biệt cơ bản gồm:
Trước hết, người dùng cần nắm được phần mềm quản lý đơn hàng và ứng dụng có nghĩa là gì. Phần mềm quản lý đơn hàng là hệ thống hỗ trợ nắm bắt, thiết lập, kiểm soát đơn hàng được cài đặt và sử dụng trên máy tính. Ứng dụng quản trị đơn hàng cũng là một hệ thống với các chức năng tương tự nhưng được phát triển và tương tích với các thiết bị điện thoại di động thông minh.
Tuy cùng chung nhà cung cấp và luôn có hai phiên bản: miễn phí hoặc trả phí. Ứng dụng quản lý đơn hàng vẫn cung cấp những trải nghiệm người dùng khác biệt hơn. Bên cạnh đó, số lượng người sử dụng smartphone cho công việc ngày nay rất nhiều, nhất là những chủ cửa hàng, chủ quán ăn,…. Nên giữa sử dụng ứng dụng hoặc phần mềm cũng có sự khác biệt.
Người dùng sẽ phải cài đặt phần mềm lên máy tính từ trang web của nhà cung cấp hoặc nhân viên từ nhà cung cấp sẽ cài đặt. Còn với ứng dụng, người dùng có thể tải trực tiếp trên app store, CH play,….hoặc các cửa hàng ứng dụng trên điện thoại.
Cả hai giải pháp đều cần có kết nối mạng internet. Tuy nhiên với phần mềm quản lý đơn hàng truyền thống, người dùng có thể không cần đến yếu tố này. Ngược lại, với ứng dụng quản lý đơn hàng, mạng internet lại là yếu tố bắt buộc phải có. Mặc dù người dùng có thể thao tác khi không có mạng, nhưng những thay đổi sẽ chỉ được cập nhật lên hệ thống chung một khi được kết nối internet.
Do được cài đặt trên máy tính, việc mang theo bên mình là điều khó khăn, nhất là với máy tính để bàn với nhiều thiết bị cồng kềnh hơn. Bên cạnh đó, máy tính xách tay cũng có trọng lượng năng hơn một chiếc điện thoại thông minh. Do đó, xét về tính di động và linh hoạt, ứng dụng quản lý đơn hàng sẽ chiếm ưu thế nhiều hơn phần mềm quản lý.
Ứng dụng quản lý rất phù hợp cho những nhân viên thị trường, nhân viên thường xuyên ra ngoài hoặc nhà quản trị ít khi có mặt tại doanh nghiệp. Ngoài các chức năng cơ bản, ứng dụng giúp tạo đơn hàng từ xa, tư vấn về đơn hàng, sản phẩm,….cho khách hàng dễ dàng hơn. Phần mềm cũng có các chức năng tương tự, tuy nhiên nó lại kém linh hoạt hơn bởi được cài đặt trên máy tính.
Nên sử dụng phần mềm hay ứng dụng?
Cả hai giải pháp đều hỗ trợ rất nhiều cho các nhà quản trị và nhân viên trong việc quản lý, xử lý, nắm bắt đơn hàng. Do đó, sử dụng một trong hai hoặc cả hai giải pháp là lời khuyên của chúng tôi. Mỗi giải pháp đều có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau. Với những hệ thống quản trị đơn hàng được ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, dữ liệu sẽ được đồng bộ cả trên phần mềm và ứng dụng. Người dùng chỉ cần có tài khoản và mật khẩu là có thể truy cập được dù là trên máy tính hay điện thoại.
Nhà quản trị và các nhân viên nên kết hợp sử dụng đồng thời phần mềm và ứng dụng quản lý đơn hàng trong tùy trường hợp khác nhau. Bên cạnh đó, thông qua bài viết, doanh nghiệp có thể liên hệ với chúng tôi qua Cloudify.vn để được tư vấn miễn phí về phần mềm và ứng dụng nắm bắt đơn hàng.
Xem thêm
Phần mềm quản lý nhân viên thị trường có những chức năng gì?
Quản lý bán hàng thường gặp phải những bất cập gì?
Phần mềm bán hàng B2B có thực sự cần thiết cho doanh nghiệp?
Bán hàng D2C – Xu hướng mới của doanh nghiệp