Trong nền kinh tế 4.0, mọi lĩnh vực, ngành nghề đều được tự động hóa bao gồm cả sản xuất. Bên cạnh máy móc, dây chuyền tiên tiến, các phần mềm quản lý sản xuất chính là một yếu tố giúp số hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngày nay có quá nhiều phần mềm với những lời mời chào hấp dẫn khiến cho các doanh nghiệp đắn đo không biết nên chọn nhà cung cấp nào. Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ tư vấn chọn phần mềm quản lý sản xuất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nội dung bài viết
Các chức năng của phần mềm quản lý sản xuất có tích hợp nhiều nghiệp vụ cũng như hệ thống dữ liệu lớn của nhiều phân hệ. Giúp cho việc quản lý không chỉ sản xuất mà tổng thể doanh nghiệp đều trở nên dễ dàng hơn.
Ngoài ra, phần mềm còn giúp quản lý tổng thể từ xa, giúp nhà quản trị nắm bắt được tình hình doanh nghiệp dù không có mặt tại công sở.
Phần mềm quản lý sản xuất có thể quản lý đồng bộ dữ liệu trên cùng một hệ thống. Nghĩa là số liệu ở mọi phân xưởng, chi nhánh sẽ không mất công in ra, nộp báo cáo nữa mà sẽ tự động tính toán khi có sự thay đổi bất kỳ dù là nhỏ nhất.
Mức độ bảo mật dữ liệu cũng rất cao, phần mềm tự động sao lưu, doanh nghiệp sẽ không phải lo lắng khi sử dụng phần mềm.
Để theo kịp với tốc độ của thời đại 4.0, doanh nghiệp buộc phải nâng cao, cải thiện quy trình sản xuất. Giải pháp tối ưu nhất cho trường hợp này ngoài các loại máy móc chuyên dùng cho sản xuất thì còn cần đến phần mềm quản lý sản xuất. Phần mềm quản lý sản xuất giúp tăng tốc 80% cho doanh nghiệp, do đó nó thực sự là một trợ thủ không thể thiếu của doanh nghiệp.
Trước khi lựa chọn bất cứ sản phẩm gì, người mua cũng đều cần cân nhắc về nhu cầu của bản thân có tương thích với tính năng của sản phẩm. Đối với phần mềm quản lý sản xuất cũng không ngoại lệ. Để chọn được một phần mềm phù hợp, doanh nghiệp cần dựa vào một số tiêu chí sau:
Nhà quản trị cần làm việc với các nhân viên bộ phận, phòng ban cần sử dụng phần mềm để làm rõ nhu cầu và những bài toán doanh nghiệp đang mắc phải. Khi đã xác định rõ nhu cầu, việc lựa chọn phần mềm quản lý sản xuất sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Lựa chọn phần mềm cũng cần phải đánh giá quy mô doanh nghiệp. Một phần mềm có nhiều chức năng, nghiệp vụ sẽ không thích hợp với các doanh nghiệp nhỏ chỉ có vài mặt hàng và ngược lại. Do đó, dựa vào quy mô chọn phần mềm sẽ giúp giảm chi phí triển khai, phí phần mềm mà còn tiết kiệm được thời gian thao tác.
Việc tham khảo và đặt lên bàn cân so sánh sẽ giúp doanh nghiệp có được sự lựa chọn hợp lý hơn rất nhiều. Khi không có chuyên môn về phần mềm, nhà quản trị nên dựa vào nhu cầu, quy mô và sự khác biệt giữa các nhà cung cấp để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Triển khai một phần mềm sản xuất mất rất nhiều thời gian. Việc kinh doanh, sản xuất cũng không ngừng nghỉ. Chính vì vậy, lựa chọn một phần mềm sản xuất tùy chỉnh sẽ đáp ứng được sự thay đổi của doanh nghiệp mà không mất nhiều lần triển khai.
Trên đây là tư vấn chọn phần mềm quản lý sản xuất dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm một phần mềm quản lý sản xuất, Cloudify với ứng dụng công nghệ đám mây và đầy đủ các chức năng từ cơ bản đến nâng cao, tự tin là công cụ hỗ trợ đắc lực của nhà quản trị. Doanh nghiệp có thể liên hệ với chúng tôi qua Cloudify.vn nếu có bất kỳ thắc mắc gì về phần mềm.
Tham khảo:
Phần mềm ERP phổ biến nhất 2020 dành cho doanh nghiệp
Top 7 lợi ích tuyệt vời của phần mềm quản lý sản xuất