Nền tảng thương mại điện tử B2B được biết đến là một trong những khái niệm quen thuộc và phổ biến trong lĩnh vực thương mại điện tử hiện nay. Trong thực tế, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp còn chưa hiểu hết B2B là gì và có vai trò như thế nào. Chính vì vậy, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cùng nhà quản trị tìm hiểu thêm về chủ đề này.
Nội dung bài viết
B2B hay Business to Business có nghĩa là hình thức kinh doanh, giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Mô hình kinh doanh này chủ yếu xuất hiện trong lĩnh vực thương mại điện tử, xuất hiện trên các kênh thương mại điện tử là chính. Trong một số trường hợp, khi giao dịch phức tạp được diễn ra ngoài thực tế, hình thức này sẽ được dựa trên hợp đồng, thỏa thuận, báo giá sản phẩm trực tiếp từ các bên.
Nền tảng thương mại điện tử B2B được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi những ưu điểm lớn như: mang lại lợi ích, có hiệu quả cao, tăng hiệu suất làm việc, độ tin cậy cao. Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp sử dụng phương thức giao tiếp với mô hình B2B hơn. Một trong những ví dụ điển hình đó là các website thương mại ra đời ngày một nhiều.
Xem thêm: Phần mềm quản lý bán hàng offline có phải sự lựa chọn tốt nhất?
Nền tảng thương mại điện tử B2B là gì?
Khác với các mô hình kinh doanh khác, nền tảng thương mại điện tử B2B có một quy trình mua hàng riêng biệt. Giữa các doanh nghiệp với nhau, khi làm việc đều yêu cầu tính logic, nghiêm túc đánh giá và nhìn nhận chứ không phải cảm xúc. Từ đó tạo ra những lợi thế cạnh tranh và cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp. B2B đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra những ưu thế và cơ hội đó:
Xem thêm: Các phương pháp tính giá thành phẩm – Đâu mới là lựa chọn tối ưu?
Hiện nay, dựa vào hình thức hoạt động, nền tảng thương mại điện tử B2B được chia làm 4 mô hình phổ biến bao gồm:
Đây là dạng mô hình giao dịch qua một sàn thương mại điện tử trung gian giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Đây cũng được xem là mô hình phổ biến nhất hiện nay.
Một số trang web là sàn thương mại điện tử rất quen thuộc như Shopee, Lazada, Tiki,…. Các trang này đóng vai trò là người trung gian, bán sản phẩm của các doanh nghiệp trên trang thương mại điện tử. Người mua sẽ xem xét, chọn lọc và thanh toán thông qua các trang web đó.
Xem thêm: 3 lý do nên sử dụng phần mềm bán hàng trên Cloud Server
Mô hình nền tảng thương mại điện tử
Với mô hình này, doanh nghiệp thường sẽ sở hữu trang thương mại điện tử, đồng thời cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cho đơn vị thứ 3. Đơn vị thứ 3 có thể là người bán buôn, bán lẻ, cá nhân hoặc nhà sản xuất. Một ví dụ thường thấy đó là các doanh nghiệp về mỹ phẩm, quần áo,….với số lượng cộng tác viên lớn.
Ở loại hình này, doanh nghiệp có vai trò nhập hàng từ bên thứ 3 (nhà sản xuất, doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ,…) và báo giá cũng như phân phối sản phẩm tới khách hàng của mình. Mô hình này không quá phổ biến tại Việt Nam nhưng ở nước ngoài, mô hình thiên về bên mua lại khá phát triển.
Tương tự như mô hình trung gian, nhưng mô hình này có tính tập trung và thuộc quyền sở hữu bởi nhiều đơn vị. Mô hình này thường được biểu hiện dưới dạng sàn giao dịch điện tử như: chợ điện tử, sàn giao dịch Internet, thị trường điện tử, trung tâm trao đổi, cộng đồng thương mại, sàn giao dịch thương mại,….
Trên đây là tổng quan về nền tảng thương mại điện tử B2B và các mô hình B2B phổ biến hiện nay. Hy vọng thông qua bài viết, nhà quản trị có thể nắm được những thông tin cơ bản về mô hình này. Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi qua Cloudify.vn để được tư vấn miễn phí.
Xem thêm
App quản lý đơn hàng – Giải pháp bán hàng di động cho doanh nghiệp
Phần mềm quản lý nhân viên thị trường có những chức năng gì?
Phần mềm bán hàng B2B có thực sự cần thiết cho doanh nghiệp?
So sánh top 4 phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả nhất hiện nay