Nếu doanh nghiệp của bạn quan tâm đến phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP thì có thể thấy phần mềm này mang lại lợi ích rất lớn về hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên không phải dự án triển khai ERP nào cũng thành công. Hầu hết các lỗi đã xảy ra trong quá trình triển khai không được phân tích và nhận diện rõ ràng cho đến khi trở nên quá muộn. Nếu bạn làm chủ được phần mềm, bạn có thể ngăn chặn sự thất bại của ERP nhanh chóng. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tránh thất bại khi triển khai ERP nhé.
Nội dung bài viết
Mô hình triển khai mẫu sẽ giúp bạn đo lường hiệu quả kinh doanh trong và sau khi triển khai. Điều này hướng ban lãnh đạo tập trung vào mục tiêu của dự án và thiết lập kỳ vọng theo thực tế.
Trước khi triển khai dự án ERP, bạn nên thành lập nhóm quản trị dự án, phân công trách nhiệm cho các thành viên. Nhiệm vụ từ phê duyệt yêu cầu đến giám sát triển khai, đo lường hiệu quả, giao tiếp với người dùng cuối… Nếu nhóm quản trị dự án kiểm soát tốt, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí, đảm bảo hiệu quả và giảm thiểu rủi ro.
Bạn cần xác định kỳ vọng thực tế dựa trên những nền tảng bạn thu thập được. Bạn có thể thuê tư vấn độc lập hoặc nhà cung cấp có thể hỗ trợ bạn lập kế hoạch, nhưng bạn vẫn phải đóng vai trò quyết định. Bạn cần biết rằng con người và quy trình làm nên thành công của quá trình triển khai ERP chứ không phải tính năng của phần mềm.
Hầu hết các quy trình trên ERP đều có sẵn, nhưng bạn vẫn cần hệ thống lại và xác định đâu là quy trình cốt lõi bạn cần giữ hay thêm mới. Điều này nên thực hiện trước khi áp dụng phần mềm để đảm bảo bạn không đánh mất lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Mặc dù các chuyên gia tư vấn phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP rất nhiệt tình trong việc hỗ trợ bạn triển khai ERP, nhưng việc phụ thuộc quá nhiều vào chuyên gia có thể gây tác dụng ngược. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ nhiều nguồn khác nhau và đảm bảo doanh nghiệp hiểu rõ vấn đề và quyết định cuối cùng.
>>> Xem thêm:
Dưới đây là ba lời khuyên giúp bạn đánh giá rủi ro dự án phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP:
Đội ngũ điều hành có thể không sát sao 100% nhưng nên tham gia vào các quyết định của dự án. Đó có thể là phê duyệt ngân sách. Cũng có thể là quyết định về sự thay đổi mục tiêu dự án và quy trình kinh doanh.
Có rất nhiều loại rủi ro khác nhau, do đó, bạn cần đánh giá dự án thông qua nhiều khía cạnh. Rủi ro có thể liên quan đến con người, quy trình hay công nghệ. Bất cứ ý kiến nào bạn thu thập được đều là yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ đánh giá và phân tích toàn diện về dự án triển khai ERP.
Hầu hết các đánh giá sẽ chỉ ra nhiều rủi ro hơn bạn nghĩ. Vì vậy, bạn cần sắp xếp các vấn đề rủi ro theo mức độ ưu tiên để tập trung giải quyết. Đối với những rủi ro ở mức ưu tiên cao, bạn hãy tạo một kế hoạch giảm thiểu rủi ro và kế hoạch dự phòng.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng phần mềm ERP cho doanh nghiệp
Xây dựng một kế hoạch dự án phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP kỹ càng sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa thất bại trong triển khai. Công đoạn đánh giá rủi ro là bước không thể thiếu trong triển khai ERP. Bạn càng sớm phát hiện ra các rủi ro, bạn càng có nhiều cơ hội điều chỉnh kế hoạch dự án của mình. Để biết rõ hơn về các rủi ro thường gặp và cách giải quyết, bạn có thể tìm đến Cloudify với giải pháp Cloud ERP để được nhận tư vấn từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm.