fbpx

So sánh ERP và MES: Doanh nghiệp sản xuất nên lựa chọn giải pháp nào?

  1. Phạm Thu Hà
    Người viết Phạm Thu Hà

    Chuyên gia kinh tế

MES và ERP đều là những hệ thống thông tin được con người tạo ra nhằm phục vụ cho tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc quản lý sản xuất, giải quyết các vấn đề như hàng tồn kho, quy trình sản xuất…

Vậy đâu sẽ là giải pháp thích hợp cho doanh nghiệp sản xuất? Để trả lời được câu hỏi trên, ngoài việc dựa vào tình hình doanh nghiệp, nhà quản trị cũng cần nắm rõ đặc điểm, hạn chế, lợi ích của từng giải pháp. 

Xem thêm: 8 phần mềm ERP cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP

Hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) hay hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là một hệ thống tích hợp nhiều ứng dụng với nhau nhằm theo dõi, hợp nhất hoạt động của các phòng ban trong doanh nghiệp.

Chức năng chính của hệ thống ERP là tổng hợp và đồng bộ tất cả thông tin, dữ liệu của các phòng ban vào cùng một nền tảng duy nhất để theo dõi, đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp.

Các phân hệ bên trong hệ thống ERP

Một hệ thống ERP sẽ bao quát tất cả hoạt động của doanh nghiệp bao gồm tài chính, xử lý đơn hàng, sản xuất, chuỗi cung ứng, quản lý hàng tồn kho, nguồn nhân lực, quản lý quan hệ khách hàng…

Hệ thống ERP còn hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn hóa, tự động hóa các quy trình và nghiệp vụ kinh doanh; đồng thời, giảm thiểu tối đa các hoạt động thủ công, hạn chế sai sót dữ liệu giữa các phòng ban và giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng thể về tình hình kinh doanh hiện tại của của doanh nghiệp.

Hệ thống ERP hỗ trợ kết nối mọi hoạt động sản xuất tới các bộ phận liên quan của doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa chi phí, cải thiện hiệu suất lao động và nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng từ đó tăng trải nghiệm khách hàng.

Hệ thống điều hành sản xuất MES

MES (Manufacturing Execution System) hay còn gọi là Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất, là hệ thống máy tính được sử dụng trong sản xuất nhằm theo dõi và ghi chép quá trình chuyển đổi nguyên vật liệu (NVL) thành hàng hóa thành phẩm. 

Các chức năng của hệ thống MES

Hệ thống MES còn cung cấp thông tin giúp nhà quản lý sản xuất hiểu được các điều kiện hiện tại trên sàn nhà máy, từ đó đưa ra các quyết định và kế hoạch được tối ưu hóa để cải thiện sản lượng sản xuất. MES hoạt động trong thời gian thực cho phép kiểm tra và giám sát nhiều yếu tố trong quy trình sản xuất như: NVL đầu vào, nhân sự phụ trách, máy móc, thiết bị và dịch vụ hỗ trợ.

Mục tiêu chính của MES là đảm bảo thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất và cải thiện năng suất lao động. MES là hệ thống tạo bản ghi được “xây dựng” để thu thập dữ liệu, quy trình và kết quả của quá trình sản xuất. Một hệ thống MES sẽ có những tính năng:

  • Quản lý định hình sản phẩm (công thức lắp ráp/chế biến, Quản lý NVL)
  • Lập kế hoạch thực hiện sản xuất 
  • Quản lý tài nguyên sản xuất (máy móc, thiết bị, năng lực,…)
  • Điều phối nguồn lực và công cụ sản xuất (production/work order)
  • Báo cáo tiến độ sản xuất
  • Theo dõi lô hàng sản xuất
  • Kiểm soát chất lượng…

Như vậy, MES là hệ thống thúc đẩy sản xuất trong khi ERP là hệ thống quản lý tổng thể cho doanh nghiệp.

Khác biệt giữa hệ thống MES và ERP

Hệ thống MES và ERP đều có những điểm lợi ích và hạn chế riêng, tùy theo nhu cầu người sử dụng cũng như tình hình kinh doanh hiện tại mà doanh nghiệp nên lựa chọn giải pháp phù hợp nhất. 

Tuy nhiên, trước khi quyết định triển khai, nhà quản trị cần nắm được tính năng của cả hai hệ thống để có thêm cơ sở đưa ra quyết định.

Kim tự tháp tự động hóa nhà máy sản xuất, dựa trên mô hình chức năng ISA 95

Lợi ích mà ERP mang lại cho doanh nghiệp

Hệ thống ERP là một nền tảng chiến lược giúp tổ chức cải thiện hoạt động và quản lý bằng cách tích hợp các quy trình kinh doanh và tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp. ERP giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh, nguồn lực trực tiếp và kế hoạch cho tương lai của mình.

Hệ thống ERP mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như:

  • Kết nối các phòng ban, bộ phận trong tổ chức, quản lý trên một nền tảng theo thời gian thực.
  • Giảm thao tác nhập liệu, hạn chế sai sót khi làm thủ công và nâng cao hiệu suất làm việc.
  • Cải thiện dịch vụ khách hàng
  • Phân quyền, phân cấp thông minh, giảm được tối đa các trường hợp tự ý sửa tài liệu, tăng mức độ bảo mật cho tài liệu
  • Cải thiện sự cộng tác nội bộ cũng như với các nhà cung cấp và khách hàng
  • Chuẩn hóa quy trình vận hành và tối ưu chi phí
  • Hỗ trợ quản lý doanh nghiệp từ xa
  • Hỗ trợ nhà quản trị đưa ra những quyết định kịp thời với tình hình kinh doanh hiện tại

Xem thêm: Giải pháp ERP: Đâu là lựa chọn tốt nhất dành cho doanh nghiệp?

Lợi ích mà MES mang lại cho doanh nghiệp

Hệ thống MES tập trung chủ yếu vào mảng sản xuất, giúp nhà quản lý lập kế hoạch, theo dõi dây chuyền sản xuất; hiển thị dữ liệu chính xác theo thời gian thực cùng với nhiều lợi ích:

  • Giảm thiểu sai sót trong sản xuất, giảm các chi phí không đáng có, tiết kiệm thời gian
  • Dễ dàng tìm được nguyên nhân nếu có sự cố
  • Giảm thời gian nhập liệu thủ công của các phòng ban trong sản xuất
  • Giảm chu kỳ thời gian sản xuất, tăng hiệu suất và tối ưu được nguồn vốn 
  • Hỗ trợ sử dụng các thiết bị hiệu quả
  • Sắp xếp lịch trình sản xuất, nhập NVL hợp lý nhằm tăng hiệu quả sản xuất
  • Giảm số lần sản xuất hàng bị lỗi 

Hệ thống MES tập trung hoàn toàn vào khía cạnh sản xuất của một doanh nghiệp nên các dữ liệu sẽ không được tích hợp đến các phòng ban khác như quản lý kho, kế toán tài chính hoặc quản lý quan hệ khách hàng. 

Ví dụ, một hệ thống MES sẽ cho bạn biết khi một mặt hàng đã sẵn sàng để vận chuyển nhưng sẽ không tự động xử lý bất kỳ hóa đơn nào hoặc cập nhật hồ sơ khách hàng. Để liên kết các thông tin sản xuất với các hoạt động kinh doanh, bán hàng, mua hàng và chăm sóc khách hàng cũng như là tài chính kế toán, chúng ta cần ERP – 1 hệ thống Lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP).

So sánh giữa hệ thống ERP và MES

Sự khác biệt cơ bản chính là hệ thống ERP kiểm soát toàn bộ quy trình và nguồn lực của toàn bộ doanh nghiệp trong khi các giải pháp MES kiểm soát từng hoạt động để tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Hệ thống ERP tích hợp quy trình hoạt động của các phòng ban trên một nền tảng duy nhất, cho phép đồng bộ và lưu chuyển dữ liệu giữa các phòng ban theo thời gian thực, từ đó nhà quản lý có thể đưa ra quyết định dựa trên thông tin được cập nhật trực quan. Còn hệ thống MES là giải pháp kiểm soát chặt chẽ tiến độ và hoạt động sản xuất trong nhà máy theo thời gian thực. 

Chính vì vậy, trong khi hệ thống ERP hỗ trợ quản lý chiến lược và nguồn lực để có thể đưa ra các đơn đặt hàng sản xuất đáp ứng đúng yêu cầu, thì MES hỗ trợ việc ra quyết định vận hành và thực hiện các quy trình sản xuất trong toàn nhà máy.

Trong khi hệ thống ERP có thể cung cấp một cái nhìn tổng thể về một doanh nghiệp, các giải pháp phần mềm MES có thể tích hợp với các thiết bị sản xuất như máy quét mã vạch hoặc cảm biến IoT, tạo điều kiện tự động hóa.

Tính năng Chi tiết MES ERP
Kiểm soát hàng tồn kho

  • Quản lý kho
  • Tuần tự hóa
  • Truy xuất nguồn gốc nguyên liệu
Một hệ thống ERP có thể được sử dụng để quản lý kho nhưng thông tin về nhu cầu và khả năng theo dõi đầy đủ và chi tiết về thành phần/NVL sẽ không được cung cấp tại nhà máy.

Ví dụ: hệ thống ERP có thể tuần tự hóa các tài liệu, nhưng chỉ cung cấp dữ liệu tổng hợp.

Kiểm soát tiền sản xuất

  • Kits
  • Kiểm tra B.O.M (Định mức nguyên vật liệu) trực tuyến/ngoại tuyến
  • Quản lý hàng loạt
  • Phần mềm ERP hỗ trợ các hoạt động theo nhóm cơ bản cho các đơn hàng sản xuất. Tuy nhiên, không có tính năng bổ sung nào được lên kế hoạch cho các hoạt động tiền sản xuất chính.
  • Phần mềm MES cung cấp giao diện cho các máy và dây chuyền xử lý để tạo điều kiện xác minh các quy trình theo thời gian thực.
Kiểm soát sản xuất

  • Lập kế hoạch
  • Lập trình
  • Tối ưu hóa
  • Điều kiện và thiết lập máy
  • Điều kiện sản xuất thủ công
  • Hệ thống MES cung cấp một phần mềm tập trung để lập trình đa môi trường CMS, điều khiển máy móc lên lịch sản xuất và tối ưu hóa kết quả đạt được trên dây chuyền sản xuất.
  • Hệ thống ERP/MRP không cung cấp khả năng công việc theo trình tự đơn đặt hàng.
Kiểm soát quá trình

  • Lập kế hoạch
  • Phả hệ sản phẩm
Hệ thống MES bao gồm các tính năng được thiết lập theo tuần tự quá trình sản xuất, cho phép điều khiển máy hoặc trạm quét thủ công và thu thập dữ liệu để kiểm tra các bước hoàn thành theo thứ tự.
Quản lý chất lượng

– Báo cáo chất lượng và lỗi

– Sửa chữa và hỗ trợ

MES cho phép tích hợp vào máy (dán, kiểm tra, AOI, lò nướng,…) và tự động thu thập dữ liệu, chất lượng và lỗi. MES còn tiếp nhận và xử lý các vòng lặp cho cả sửa chữa bên trong và trả lại sản phẩm.

 

Ý nghĩa của hệ thống MES là sự hỗ trợ cho ERP. Hệ thống ERP trả lời cho câu hỏi tại sao doanh nghiệp sản xuất cần làm điều này, còn MES sẽ đưa ra cách làm mọi thứ của quy trình sản xuất. Đây là một sự cộng sinh thiết yếu. Tuy nhiên để lựa chọn đâu là giải phải phù hợp cho doanh nghiệp, thì bạn cần phải xác định những yếu tố và quy trình cần thiết mà ERP hoặc MES sẽ đáp ứng được.

Doanh nghiệp sản xuất nên sử dụng hệ thống ERP hay MES?

ERP hay MES cũng đều có những ưu, nhược điểm nhất định tùy vào nhu cầu và những vấn đề cần giải quyết của doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp cần áp dụng đồng thời cả hai hệ thống nhưng có những doanh nghiệp chỉ cần một trong hai. Do vậy, trước khi ra quyết định, nhà quản trị cần tìm hiểu kỹ nhu cầu doanh nghiệp, bài toán gặp phải và hệ thống nào có thể giải quyết.

Doanh nghiệp sản xuất nên chọn hệ thống MES hay ERP

Nên sử dụng hê thống ERP trong trường hợp nào?

Hệ thống ERP dường như phổ biến hơn bởi tính kiểm soát tổng thể cho cả doanh nghiệp, không chỉ thích hợp cho cả công ty kinh doanh mà còn cả cửa hàng, quán ăn,…

Nên áp dụng hệ thống ERP khi:

  • Doanh nghiệp có một vài chi nhánh, phân xưởng có chung quy trình sản xuất
  • Doanh nghiệp cần quản lý đồng bộ nhiều phòng ban và các mảng khác ngoài sản xuất
  • Nhà quản trị có nhu cầu phân tích, đánh giá khái quát toàn bộ tình hình doanh nghiệp hoặc đang gặp vấn đề trong việc quản lý tổng thể
  • Doanh nghiệp đang gặp nhiều vấn đề trong quy trình vận hành nội bộ

Nên sử dụng hệ thống MES trong trường hợp nào?

Không có một quy chuẩn hay nguyên tắc gì trong việc quyết định xem doanh nghiệp có cần tới hệ thống MES hay không. Vì vậy, hệ thống MES là quyết định đúng đắn cho những doanh nghiệp có nhu cầu:

  • Tập trung vào gia công, sản xuất hàng loạt, liên tục
  • Doanh nghiệp cần kiểm tra sản phẩm khắt khe từ khâu nguyên vật liệu đầu vào 
  • Mỗi nhà máy, phân xưởng của công ty đều có quy trình khác nhau
  • Doanh nghiệp có nhu cầu theo dõi, kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, thiết bị dụng cụ chặt chẽ

Lời kết

Những so sánh giữa hệ thống MES và ERP trong bài viết này hy vọng có thể giúp doanh nghiệp đưa ra được lựa chọn thích hợp nhất cho mình. Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm hiểu thông tin về hệ thống ERP, hãy liên hệ với chuyên gia của Cloudify qua hotline 1900 866 695 hoặc đăng ký trải nghiệm phần mềm tại đây.

0/5 (0 Reviews)

Bài liên quan

ERP đám mây đang là xu hướng quản lý của doanh nghiệp 4.0
ERP đám mây thời đại 4.0 đang là xu hướng triển khai của doanh nghiệp

ERP đám mây hay Cloud ERP từ lâu đã không còn xa lạ gì với doanh nghiệp. Cho đến nay, Cloud ERP đã, đang

8 lợi ích của hệ thống ERP khi áp dụng vào quản lý doanh nghiệp

Hệ thống ERP cung cấp cho doanh nghiệp một tầm nhìn tổng quan theo thời gian thực với những dữ liệu được thu thập

Cloud ERP – Khi “Điện Toán Đám Mây” Là Xu Thế Quản Trị Hàng Đầu Của Mọi Doanh Nghiệp

Khủng hoảng từ đại dịch COVID-19 đã buộc các doanh nghiệp phải có những quyết định chuyển mình nhanh chóng trong cách thức quản

Tòa nhà Dolphin Plaza – Tầng 2 số 28 Trần Bình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng HCM

169 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

© 2022 Cloudify ERP.
0/5 (0 Reviews)
  • Đăng ký thông tin

Hơn 2,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:1900 866 695 (24/7)