Dịch covid 19 đến bất ngờ và lan rộng nhanh chóng khiến nền kinh tế cả thế giới rơi vào khủng hoảng, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trước diễn biến căng thẳng của đại dịch, rất nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vậy trước những thử thách mới, doanh nghiệp mùa dịch covid 19 cần chuẩn bị gì để có thể quay lại “đường đua”? Đây cũng là chủ đề Cloudify muốn chia sẻ trong bài viết này, hy vọng doanh nghiệp có thể tìm ra phương pháp phù hợp để duy trì sản xuất, kinh doanh vượt qua những khó khăn hiện tại.
Nội dung bài viết
Trước tình hình dịch căng thẳng, các công ty lớn, doanh nghiệp trên toàn thế giới bắt buộc phải có biện pháp xử lý nhanh chóng, để đối phó với tình hình kịp thời. Ngoại trừ các doanh nghiệp về sản xuất khẩu trang, dụng cụ y tế,…và một số lĩnh vực liên quan thì hầu như các doanh nghiệp khác đều rơi vào tình trạng khó khăn phải thay đổi và tìm ra phương án để hạn chế gián đoạn sản xuất kinh doanh.
Các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn như Samsung nhanh chóng chuyển dây chuyền sản xuất cũng như vật liệu, linh kiện về các nước Đông Nam Á, các nước có tình hình dịch không căng thẳng.
Nhiều doanh nghiệp cũng nhân cơ hội cho ra các sản phẩm cổ vũ động viên tinh thần chống dịch. Đồng thời, các công ty cũng phát động các chiến dịch quyên góp vừa để hỗ trợ chống dịch, vừa để quảng bá thương hiệu một cách khéo léo.
Kênh bán hàng online phát triển mạnh mẽ do giãn cách xã hội. Nhu cầu về nhân sự trong vận chuyển hàng hóa tận nhà cũng tăng mạnh vì covid 19.
Ngày thường, việc kinh doanh sản xuất sẽ theo tiến độ và mục tiêu đã hoạch định. Cho dù có muốn, doanh nghiệp cũng không thể tạm ngưng dây chuyền sản xuất hay bán hàng lại để nghiên cứu, nâng cấp sản phẩm, máy móc thiết bị.
Doanh nghiệp mùa đại dịch chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực, sản xuất trì trệ, đây là lúc đội ngũ nhân sự công ty có thể nghiên cứu ra sản phẩm mới, cải tiến quy trình làm việc, sản xuất và kinh doanh. Với những chuẩn bị này, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng trở lại hoạt động sau mùa dịch, thậm chí có những cải tiến, sản phẩm mới thu hút được khách hàng.
Giãn cách xa hội, với tinh thần vì cộng đồng, bảo vệ sức khỏe cán bộ nhân viên hầu hết các doanh nghiệp tại vùng dịch sẽ cho nhân sự công ty làm việc tại nhà. Trước tình thế này, các doanh nghiệp sử dụng công cụ, phần mềm như Zoom hay Skype trao đổi thông tin.
Mặc dù có thể chỉ là giải pháp tạm thời nhưng so với để doanh nghiệp đứng im tại chỗ thì đây chính là biện pháp duy nhất và phù hợp nhất.
Ngày nay, các phần mềm ERP đang ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam và được hầu hết các doanh nghiệp lớn áp dụng. Các phần mềm được chia ra nhiều phân hệ cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp như phần mềm quản lý sản xuất, phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm kế toán,….
Việc triển khai và hướng dẫn sử dụng phần mềm cũng đều có thể thực hiện trực tuyến mà không cần gặp mặt. Do đó doanh nghiệp có thể tìm và lựa chọn cho mình một công cụ quản lý từ xa, giúp nắm bắt được hết tình hình kinh doanh, sản xuất qua màn hình điện thoại hoặc máy tính.
Bên cạnh đó, các phần mềm quản lý cũng vô cùng hữu ích bởi tính đa năng (quản lý sản phẩm, giá thành, kho hàng, nhân sự,…) và chuyên nghiệp. Đặc biệt, những phần mềm quản lý còn là “cánh tay phải” hỗ trợ doanh nghiệp khi mùa dịch đi qua.
Cloudify là phần mềm quản lý với đa dạng chức năng, triển khai và chỉnh sửa trực tuyến theo yêu cầu của doanh nghiệp. Đội ngũ tư vấn và dịch vụ nhiệt tình, luôn đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp 24/24. Liên hệ với chúng tôi qua Cloudify.vn để có thêm thông tin chi tiết.
Tham khảo thêm:
>> Quản lý từ xa – giải pháp tối ưu cho mỗi mùa dịch
>> Doanh nghiệp thoát khủng hoảng covid-19, thật hay đùa?