Nền kinh tế thế giới vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch covid-19 và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Chúng ta đã trải qua 4 làn sóng dịch bùng phát. Thay vì “chết lâm sàng” như các đợt dịch trước đây, ở đợt bùng dịch thứ 4 này, các chuyên gia đưa ra 4 lời khuyên giúp doanh nghiệp duy trì sức bật dài hạn. “Chết lâm sàng” – dừng tạm thời kinh doanh,cắt giảm nhân sự, áp dụng công nghệ vào quản lý đều là những kế hoạch thiếu tính chủ động và chỉ có tác dụng trong ngắn hạn. Trong khi đó, dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, nó sẽ trở thành một thách thức kéo dài và bất ổn định. Vì vậy, cần phải có những chiến lược đủ thông minh để không chỉ duy trì mà còn phải bứt tốc kinh doanh.
Nội dung bài viết
Có khó khăn, thách thức thì mới khám phá được những khả năng mới của mình. Covid 19 mặc dù là một thách thức không hề dễ dàng để vượt qua nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam soi lại năng lực thực sự của mình cũng như sức chịu đựng và khả năng thích ứng trước những biến cố của môi trường kinh doanh.
Theo nhận định của các chuyên gia, một số chiến lược mà doanh nghiệp có thể tham khảo áp dụng để tồn tại và sống sót qua đại dịch bao gồm: xu hướng dịch chuyển trong thị hiếu của người tiêu dùng, thực hiện các giao dịch thương mại dựa trên nguyên tắc từ xa nhằm hạn chế tiếp xúc. Bên cạnh đó, có thể quan tâm tới một số ngành nghề kinh doanh trực tuyến mới dựa trên kinh tế số hay sự thay đổi về nhu cầu đối với các sản phẩm mang tính thiết yếu như thực phẩm, hóa dược phẩm…để đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.
Xem ngay: Quản lý doanh nghiệp từ xa có phải là biện pháp quản trị hiệu quả?
Bởi mức độ ảnh hưởng và chiều hướng tác động của dịch covid 19 lên các ngành, lĩnh vực không có sự giống nhau nên sẽ không tồn tại một công thức chung nào trong việc xác định chiến lược cho tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo cái nhìn tổng thể, các doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược thích ứng theo 3 nhóm giải pháp sau: Nhóm thứ nhất sẽ tập trung vào giải quyết khủng hoảng và quản lý thanh khoản. Tiếp đó, nhóm giải pháp thứ 2 là tập trung vào việc tạo dựng các giá trị trong ngắn hạn để nâng cao hiệu quả và tăng dòng tiền. Ở nhóm giải pháp thứ 3, các doanh nghiệp sẽ cần phải tập trung nguồn lực vào việc tái định vị bằng việc cải tổ mô hình kinh doanh, đánh giá mức độ tăng trưởng và xem xét việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Những việc làm này nhắm tới việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trên thị trường.
Theo kết quả khảo sát được thực hiện bởi Dale Carnegie Việt Nam, có sự khác nhau trong việc đào tạo nhân sự trong thời điểm dịch bệnh ở những khu vực địa lý khác nhau. Cụ thể, ở các doanh nghiệp thuộc khu vực phía Bắc họ thường có xu hướng củng cố sức mạnh tổng thể, đầu tư cho nhân lực đi học để phát triển tài năng. Trong khi đó, ở khu vực phía Nam, các doanh nghiệp lại tập trung đào tạo về nâng cao năng suất công việc khi làm việc từ xa, online tại nhà và chuẩn bị sẵn sàng để trở lại sau giãn cách xã hội.
Mặc dù có sự khác biệt như vậy nhưng nhìn chung, xu hướng đào tạo đều yêu cầu kỹ năng làm việc từ xa. Nếu doanh nghiệp lựa chọn được nội dung đào tạo chất lượng thì sẽ giúp doanh nghiệp tư tin và đơn giản hóa công tác đào tạo nhân sự. Điều này đương nhiên sẽ giải quyết được bài toán giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc mà vẫn đem lại hiệu quả trong công tác đào tạo nhân sự.
Tìm hiểu thêm: Cách tạo động lực cho nhân viên nhờ 12 bước đơn giản
Không chỉ dịch bệnh bùng phát mới cần đến chuyển đổi số, mà nó là một công cụ giúp doanh nghiệp ứng phó hiệu quả đối với mọi biến đổi của môi trường kinh doanh. Sự hỗ trợ của công nghệ cùng với sự nhạy bén cũng như sự sáng suốt của nhà quản trị sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ sống sót qua đại dịch mà còn bứt tốc thành công. Và việc lựa chọn những ứng dụng, phần mềm sử dụng trong doanh nghiệp là điểm then chốt để chuyển đổi số thành công. Xu hướng quản lý tổng thể trên nền tảng điện toán đám mây đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi sự tiện lợi, linh hoạt và đáp ứng yêu cầu quản lý và đem lại hiệu quả cao.
Có thể nói, sự ảnh hưởng của covid 19 là không thể tránh khỏi. Đối mặt với thách thức và tìm ra hướng giải quyết chính là nhiệm vụ cấp thiết của doanh nghiệp trong giai đoạn nhạy cảm này. Đừng ngần ngại liên hệ với Cloudify qua website Cloudify.vn hoặc liên hệ hotline 1900 866 695 để được tư vấn về giải pháp giúp doanh nghiệp bứt tốc mạnh mẽ trong thời gian tới.
Xem thêm:
Cloud ERP giải pháp biến “nguy” thành “cơ” cho doanh nghiệp thời Covid-19
Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì trước khi chuyển đổi số?