Quản lý sản xuất chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và quản lý khoa học. Nhằm tối ưu hóa quy trình, đồng thời đơn giản công việc quản lý, vận hành nhà xưởng, rất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn giải pháp phần mềm quản lý sản xuất. Nhưng doanh nghiệp nên làm thế nào để triển khai phần mềm quản lý sản xuất cho hiệu quả? Chúng tôi xin chia sẻ với nhà quản trị 3 phương pháp triển khai phần mềm quản trị sản xuất phổ biến qua bài viết sau đây.
3 phương pháp triển khai phần mềm quản lý sản xuất hiệu quả
3 phương pháp triển khai phần mềm quản lý sản xuất hiệu quả
Phần mềm quản lý sản xuất là một công cụ hỗ trợ vô cùng hữu ích nên được rất nhiều doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn. Tuy nhiên nhiều nhà cung cấp lại khiến doanh nghiệp cảm thấy hoang mang khi không trao đổi và lên kế hoạch triển khai rõ ràng. Nhằm giúp nhà quản trị có thêm cơ sở để hỗ trợ quy trình triển khai, chúng tôi xin chia sẻ 3 phương pháp triển khai phần mềm phổ biến nhất hiện nay.
Triển khai song song nghĩa là bên cạnh việc quản lý hiện tại, doanh nghiệp cùng nhà cung cấp sẽ tiến hành triển khai phần mềm. Việc vừa tiếp tục sử dụng phương pháp quản lý cũ, vừa triển khai phương án mới sẽ giúp doanh nghiệp giữ vững tiến độ làm việc và đồng thời không bị gián đoạn triển khai.
Ưu điểm: Phương pháp này có độ chính xác cao, kiểm chứng dễ dàng. Công việc không bị ùn tắc, đồng thời quy trình triển khai vẫn đúng tiến độ.
Hạn chế: Tốn kém là nhược điểm rõ rệt nhất vì nhà máy phải mất phí duy trì cả 2 hệ thống cùng lúc. Nguồn nhân lực cũng cần huy động nhiều hơn vì doanh nghiệp phải khớp số liệu thường xuyên.
Triển khai theo giai đoạn tức là doanh nghiệp cùng nhà cung cấp sẽ tiến hành triển khai theo từng khu vực (từng phân xưởng, chi nhánh,…), theo từng thiết bị hoặc từng module chức năng. Triển khai theo giai đoạn có những ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm: Phương pháp này giúp hạn chế tối đa sai sót khi đưa vào sử dụng thực tế. Bởi trong quá trình triển khai, nếu có khu vực, module, thiết bị nào gặp sự cố sẽ dễ phát hiện và được chỉnh sửa ngay. Doanh nghiệp vẫn có thể sử dụng cách quản lý cũ trong quá trình đợi điều chỉnh trước khi tiếp tục triển khai. Ngoài ra, đây cũng là phương pháp giảm bớt áp lực về kinh tế, do đó những dự án lớn thường lựa chọn phương pháp này để triển khai cho doanh nghiệp.
Hạn chế: Người dùng cần phải làm quen với hệ thống quản lý mới, nhưng đồng thời vẫn phải nắm được cách quản lý cũ. Chính bởi hạn chế này, trong quá trình quản lý, nhân viên rất dễ bị nhầm lẫn số liệu.
Triển khai đồng loạt là phương pháp loại bỏ hệ thống quản lý cũ để thay thế hoàn toàn bằng phần mềm quản lý mới. Để triển khai thành công phương pháp này, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng cho hình thức quản lý mới để đưa vào sử dụng trong quản lý.
Ưu điểm: Thời gian triển khai của phương pháp này ngắn so với hai hình thức còn lại. Do đó, phương pháp này rất phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy trình quản lý đơn giản, không bị tác động quá nhiều trong lúc triển khai.
Nhược điểm: Hoạt động kinh doanh, sản xuất có thể bị ngừng trệ nhất định, có thể là cả doanh nghiệp, có thể chỉ một vài bộ phận nhưng ảnh hưởng chung là không nhỏ. Bên cạnh đó, thực tế sản xuất so với thử nghiệm phần mềm có sự khác nhau, do đó phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tại sao rất nhiều dự án triển khai phần mềm quản lý sản xuất thất bại?
Tại sao rất nhiều dự án triển khai phần mềm quản lý sản xuất thất bại?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phần mềm quản lý, bao gồm cả những phần mềm từ những nhà cung cấp không có uy tín. Tuy nhiên, kể cả khi lựa chọn một nhà cung cấp có thương hiệu và kinh nghiệm triển khai, doanh nghiệp vẫn gặp thất bại ở công đoạn này. Vậy tại sao có rất nhiều dự án triển khai phần mềm lại thất bại?
Nguyên nhân bao gồm cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan, một số nguyên nhân chính bao gồm:
Trên đây là 3 phương pháp triển khai phần mềm quản lý sản xuất phổ biến nhất hiện nay, giúp nhà quản trị có thêm cơ sở để tiến hành. Nếu nhà quản trị có bất kỳ thắc mắc nào về phần mềm quản lý sản xuất, liên hệ với chúng tôi qua Cloudify.vn để được tư vấn miễn phí.
Xem thêm:
Top 5 lợi ích từ phần mềm quản lý kho của Cloudify
Những lưu ý khi triển khai phần mềm quản lý sản xuất
Review top 3 phần mềm quản lý sản xuất cơ khí chính xác
Tư vấn chọn phần mềm quản lý sản xuất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ