fbpx

Webinar “Chuyển đổi số bằng ERP – Biến “nguy” thành “cơ” cho các doanh nghiệp sản xuất”

  1. Phạm Anh
    Người viết Phạm Anh

Hiện nay trước những sức ép về lạm phát cùng làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ tại Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu suất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp sản xuất đã nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số tuy nhiên vẫn đang “loay hoay” tìm cho mình một lộ trình triển khai phù hợp. 

Tổng quan Webinar 

Theo phân tích của các chuyên gia, doanh nghiệp trước hết nên có cái nhìn khái quát về bức tranh CNTT tổng thể, những yếu tố thiết yếu, trước khi xây dựng kế hoạch chuyển đổi. Doanh nghiệp cũng nên tham khảo kinh nghiệm ứng dụng chuyển đổi số thực tiễn đã và đang được áp dụng trong ngành, tiếp thu các kinh nghiệm thành công và bài học để xây dựng cho mình phương án đầu tư chuyển đổi số hiệu quả.

Hiểu được những vấn đề trên, Webinar về chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất được tổ chức bởi Cloudify và Nippon Sokki (Công ty thương mại trong lĩnh vực đo lường, lắp đặt máy móc, thi công hệ thống điện nước cho nhà xưởng) với chủ đề: “Chuyển đổi số bằng ERP – Biến “nguy” thành “cơ” cho các doanh nghiệp sản xuất”. 

Tại sao các doanh nghiệp cần chuyển đổi số?

Theo diễn giả, nền kinh tế số Việt Nam đứng trước cơ hội tăng trưởng lớn nhất trong khu vực. Dẫn số liệu từ báo cáo kinh tế số khu vực Đông Nam Á của Google cho thấy, kinh tế số Việt Nam đến năm 2030 có thể tăng trưởng 11 lần với 220 tỷ USD. 

Bên cạnh đó, một sự thật mà chúng ta thấy rõ là thị trường luôn thay đổi, hành vi của người tiêu dùng luôn thay đổi, và luôn có một lớp người dùng mới, nhu cầu mới, yêu cầu những trải nghiệm mới, vì vậy lúc này các doanh nghiệp cần bắt tay chuyển đổi số, để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.

Những lợi ích chuyển đổi số mang lại

  • Tiết kiệm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp
  • Quản lý thông tin và khai thác tài nguyên tốt hơn
  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng
  • Tối ưu hóa hoạt động tác nghiệp trong và ngoài phòng ban
  • Tăng sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh nghiệp
  • Cải thiện năng suất của nhân viên và toàn bộ công ty
  • Tăng cơ hội, nâng cao khả năng cạnh tranh
  • Tăng lợi nhuận

Tại Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chiếm tới 98%, đóng góp 45% GDP và sử dụng 70% lao động. Do đó, khối này cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số. Khối doanh nghiệp SME hiện nay nhận thức được cơ hội tăng trưởng về kinh tế số và mong muốn chuyển đổi số. Tuy vậy, thực tế khi chuyển đổi số, khối này còn gặp nhiều khó khăn khi chi phí cao, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực CNTT còn yếu.

5 sai lầm khiến doanh nghiệp thất bại khi chuyển đổi số

Nghĩ rằng chuyển đổi số là số hóa

Số hóa là một phần của chuyển đổi số. Bởi Số hóa là quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số. Còn chuyển đối số là sự tích hợp đầy đủ các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, ứng dụng các công nghệ để thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và đem đến những giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp.

Coi chuyển đổi số là một dự án công nghệ

Công nghệ chỉ là công cụ hỗ trợ cho sự thành công của chuyển đổi số. Để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần nhiều yếu tố khác như: tư duy, con người, văn hóa tổ chức,…

Thay vì coi chuyển đổi số như một dự án IT, “đổ” tiền đầu tư vào những công nghệ không thực sự cần thiết, doanh nghiệp nên bắt đầu tập trung vào insight, trải nghiệm khách hàng, xây dựng văn hóa chuyển đổi số trong doanh nghiệp,… sau đó lập những chiến lược áp dụng công nghệ phù hợp.

Chuyển đổi số là chuyện riêng của bộ phận IT

Nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng “Chuyển đổi số liên quan đến các vấn đề kỹ thuật nên nó chỉ dành cho nhân sự IT, bản thân các phòng ban khác không liên quan đến vấn đề này.” Tuy nhiên, chuyển đổi số thực chất là sự nỗ lực thay đổi của toàn bộ hệ thống, từ lãnh đạo cho đến các cấp nhân viên, không phân biệt phòng ban hay vị trí. 

Chuyển đổi số chỉ dành cho những ông lớn công nghệ

Nhiều doanh nghiệp cho rằng chỉ những “đại gia công nghệ” mới có đủ khả năng và nguồn vốn để đầu tư vào một dự án lớn và dài hạn như chuyển đổi số là hiểu lầm nghiêm trọng.

Trên thực tế, chuyển đổi số hiện nay lại đang được biết đến như một sân chơi mới của các startup. Không ít lần chúng ta nghe nhắc đến câu chuyện “cá chép hóa rồng” của nhiều startup mới nổi như: Uber và Grab thách thức ngành taxi truyền thống. Airbnb thách thức khái niệm về khách sạn và lưu trú. Netflix thách thức các kênh giải trí truyền thống. Spotify tái định nghĩa cách chúng ta tiếp cận âm nhạc…

Doanh nghiệp nghĩ rằng mình đã hoàn thành chuyển đổi số

Chuyển đổi số nghĩa là chúng ta phải không ngừng thay đổi và bắt kịp xu hướng của thời đại. Bất cứ một suy nghĩ đã hoàn thành hoặc không cần làm nữa của doanh nghiệp chính là sợi dây kéo doanh nghiệp thụt lùi lại phía sau.

Chuyển đổi số là một hành trình không có điểm dùng, vì vậy mỗi doanh nghiệp cần xác định phải luôn luôn thích nghi, không ngừng chuyển động để đáp ứng được nhu cầu của nó.

Tầm quan trọng của ERP trong chuyển đổi số và lợi ích ERP mang lại cho các doanh nghiệp sản xuất

ERP là khởi đầu cho một quá trình vận hành tiên tiến, khoa học trong các doanh nghiệp. 

Đối với doanh nghiệp sản xuất, nền tảng ERP có các tính năng đặc thù, nhằm cải tiến hiệu quả quản trị sản xuất. Ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp sản xuất là xu hướng tất yếu để đồng bộ hóa mọi quy trình, nâng cao năng suất, chất lượng thành phẩm.

Khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất

  • Nhà quản lý không bao quát được tổng thể toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, từ khâu lên kế hoạch vật tư, cho tới khâu cung ứng vật tư, quản trị sản xuất, kế toán, hàng tồn kho cho tới khâu kiểm soát thành phẩm…
  • Có sự rời rạc, thiếu đồng bộ giữa các phòng ban, bộ phận. Bởi vậy thiếu sự hợp tác ở các khâu chuyên môn, giảm hiệu quả vận hành liên phòng ban.
  • Trong quá trình vận hành sản xuất phát sinh nhiều chi phí.
  • Đội ngũ nhân sự cồng kềnh, hoạt động thiếu hiệu quả, tăng chi phí nhân sự không cần thiết cho doanh nghiệp.
  • Không tận dụng được tối đa năng lực vận hành của máy móc sản xuất.
  • Hệ thống thông tin, dữ liệu không được lưu trữ đồng bộ, vì vậy khi cần dữ liệu rất mất thời gian liệt kê, lên báo cáo, thậm chí thiếu chính xác.

Lợi ích của ERP cho các doanh nghiệp sản xuất

  • Lưu trữ, phân tích dữ liệu thông minh, tạo ra hệ thống dữ liệu minh bạch, đồng bộ. Nhà quản trị truy xuất các báo cáo dễ dàng, nhanh chóng, đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác.
  • Toàn bộ những sai lệch, phát sinh trong quá trình sản xuất như chậm tiến độ, hiệu suất làm ca kíp của công nhân giảm, thiếu nguyên liệu, nguyên liệu không đảm bảo chất lượng… đều được cập nhật kịp thời, giúp giảm thiểu chi phí.
  • Các dữ liệu phân tích về hiệu suất, chất lượng đều được tổng hợp chính xác, đầy đủ, từ đó cải tiến sản xuất, đầu tư dây chuyền, nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • Năng suất sản xuất tăng đáng kể vì phần mềm ERP tạo ra sự đồng bộ trong vận hành toàn hệ thống. Tất cả các khâu đều đảm bảo tiến độ và chất lượng nên tăng năng suất, giúp doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh.

Cloud ERP và các lợi ích mang lại cho SMEs

Với chi phí phù hợp, mô hình Saas chỉ vài triệu đồng/tháng, giao diện trực quan và thân thiện với Mobile không cần nhân sự trình độ cao, đặc biệt thời gian triển khai nhanh chóng, không cần tới máy chủ, Cloud ERP (ERP trên nền tảng điện toán đám mây) chính là mô hình công nghệ giải quyết các khó khăn, thách thức của các doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số.

Cloudify là đơn vị tiên phong cung cấp giải pháp Cloud ERP – Nền tảng quản trị doanh nghiệp toàn diện trên một nền tảng duy nhất. Các doanh nghiệp giải quyết được bài toán chi phí do không cần đầu tư hạ tầng CNTT, nguồn lực để quản trị hệ thống máy chủ, mà chỉ cần tập trung vào việc kinh doanh cốt lõi và thúc đẩy sự tăng trưởng. Ngoài ra, Cloudify tập trung vào các ứng dụng trên nền tảng dịch vụ trên Mobile để các lao động phổ thông ở các doanh nghiệp SME có thể tiếp cận với chuyển đổi số một cách dễ dàng hơn. Một số đặc điểm của Cloud ERP có thể kể đến như:

  • Cloud Native: Làm việc bất kỳ nơi đâu, mở rộng dễ dàng
  • Mobile First: Phù hợp với lao động phổ thông
  • Open API: Kết nối các nền tảng mạnh mẽ khác: Base.vn, Haravan, KiotViet…
  • Dữ liệu tích hợp: Trải nghiệm khách hàng và nhân viên tốt hơn, tăng năng suất lao động
  • Tự động: Tiết kiệm chi phí, chủ động giám sát

Câu chuyện thành công của doanh nghiệp sản xuất áp dụng chuyển đổi số với ERP

Liphoco (Công ty TNHH TM DV Cơ khí Linh Phong) – đơn vị dẫn đầu sản xuất giàn giáo Ringlock và gia công cơ khí, cung cấp trọn gói: từ sản phẩm đi kèm dịch vụ thiết kế, tư vấn lắp đặt và đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất. Hiện tại, Liphoco sở hữu nhà xưởng rộng 10.000m2, kho bãi có thể chứa hơn 3.000 tấn sản phẩm. Nhà máy được trang bị hệ thống máy móc hiện đại đạt chuẩn chất lượng Châu  u, đáp ứng lượng lớn đơn hàng trong nước và quốc tế. Hàng năm, Liphoco sản xuất và xuất khẩu hàng trăm tấn sản phẩm cơ khí cho thị trường nước ngoài, được sự tin tưởng của các thị trường khó tính như Mỹ, Mexico, Nhật Bản, Ý, và các nước châu Âu. 

Khó khăn trong quản trị sản xuất

  • Lãnh đạo khó nắm bắt được tình hình sản xuất thực tế, tình hình thu chi tài chính do phải chờ tổng hợp báo cáo từ nhiều phòng ban.
  • Sử dụng các phần mềm rời rạc để quản lý thông tin, dữ liệu, đặc biệt vẫn còn sử dụng Excel để quản lý hoạt động sản xuất, dễ sai sót và khó kiểm soát dữ liệu.
  • Các phòng ban làm việc độc lập, khó kết nối dữ liệu với nhau. Đặc biệt, kết nối thông tin từ bộ phận sản xuất tới các bộ phận văn phòng gặp trở ngại do không gian địa lý của văn phòng và nhà máy sản xuất là cách xa nhau.
  • Kế toán không tính toán chính xác được chi phí sản xuất, lợi nhuận của từng đơn hàng.
  • Khó quản lý tình hình sản xuất hàng hóa của nhân viên sản xuất.
  • Công nhân làm tại nhà máy nên không sử dụng máy tính, nhập bằng tay dễ sai sót, vì vậy khó quản lý số lượng xuất nhập kho và tồn hiện tại của thành phẩm, hàng hoá, nguyên vật liệu. 
  • Quản lý theo phương pháp thủ công tiêu tốn nhiều thời gian, nhân lực và chi phí, từ đó việc cung cấp thành phẩm dễ chậm trễ, dễ mất đi cơ hội cạnh tranh trên thị trường.

Sau khi sử dụng hệ thống Cloud ERP

  • Quản lý nguyên vật liệu chi tiết theo định mức và nhiều đơn vị tính.
  • Xuất, nhập kho bằng mã QR Code, Barcode ngay trên điện thoại. 
  • Tự động tính toán nguyên vật liệu còn thiếu để sản xuất theo kế hoạch.
  • Theo dõi tiến độ của tất cả các hoạt động sản xuất
  • Cập nhật tình trạng kho nguyên vật liệu theo thời gian thực
  • Hỗ trợ cả sản xuất lưu kho và sản xuất theo đơn hàng
  • Tự động tính lương năng suất nhân viên theo sản lượng
  • Hệ thống báo cáo đa dạng: Báo cáo doanh thu, chi phí, tồn kho cùng các báo cáo khác theo yêu cầu. Chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể phân tích, đưa ra biện pháp xử lý kịp thời

Cùng xem cụ thể bài toán doanh nghiệp này gặp phải và kết quả sau khi ứng dụng hệ thống Cloud ERP vào quản trị qua video sau đây.

Lời kết

Qua buổi Webinar này, các doanh nghiệp đã tìm hiểu được tại sao các doanh nghiệp cần chuyển đổi số và những sai lầm của doanh nghiệp khi tiến tới chuyển đổi số, hiểu rõ tầm quan trọng của ERP trong chuyển đổi số và lợi ích ERP mang lại cho các doanh nghiệp sản xuất, cùng tham khảo câu chuyện thành công của doanh nghiệp sản xuất áp dụng chuyển đổi số với ERP, đặc biệt là được trực tiếp trao đổi và thảo luận các bài toán đang gặp phải trong quản trị vận hành với các chuyên gia nhiều kinh nghiệm. Các doanh nghiệp cần tư vấn giải pháp chuyển đổi số, quản trị tổng thể doanh nghiệp bằng nền tảng Cloud ERP nhanh tay đăng ký thông tin tại đây.

0/5 (0 Reviews)

Bài liên quan

Chuyển đổi để phát triển: Thực phẩm Hữu Nghị chọn chuyển đổi số cùng Cloudify
Chuyển đổi để phát triển: Thực phẩm Hữu Nghị chọn chuyển đổi số cùng Cloudify

Chuyển đổi số đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống, kinh tế, xã hội. Hiểu được lợi thế từ áp dụng

Cloudify đào tạo sử dụng phần mềm cho công ty P69
Cloudify đào tạo sử dụng phần mềm cho Công ty P69

Ngày 08/09/2020, tại trụ sở công ty Cổ phần Đầu tư P69 đã diễn ra lễ ký hợp đồng bàn giao và đào tạo

Tài liệu chi tiết hướng dẫn sử dụng phần mềm ERP cho doanh nghiệp

Thời gian gần đây, Cloudify nhận được rất nhiều câu hỏi của các doanh nghiệp về việc triển khai giải pháp ERP. Điều này

Tòa nhà Dolphin Plaza – Tầng 2 số 28 Trần Bình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng HCM

169 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

© 2022 Cloudify ERP.
0/5 (0 Reviews)
  • Đăng ký thông tin

Hơn 2,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:1900 866 695 (24/7)