fbpx

Vị trí kế toán thuế trong doanh nghiệp vừa và nhỏ cần làm gì?

  1. Chử Văn Đạt
    Người viết Chử Văn Đạt

Kế toán thuế

Kế toán xử lý các vấn đề về thuế là một vị trí vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Vì đây là một vị trí bắt buộc phải có khi được cấp phép kinh doanh và hoạt động. Vậy kế toán thuế phải làm những công việc gì? Hãy cùng Cloudify tìm hiểu về vị trí rất đặc biệt này trong bài viết này nhé!

Kế toán thuế là gì?

Kế toán thuế là vị trí kế toán phụ trách toàn bộ các vấn đề kê khai, báo cáo thuế của doanh nghiệp cho cơ quan nhà nước. Có vị trí này nhà nước mới có thể quản lý tất cả doanh nghiệp và ngược lại, doanh nghiệp có vị trí kế toán xử lý thuế trong bộ máy thì mới có thể tồn tại và hoạt động thuận lợi.

Kế toán thuế là gì?
Kế toán thuế là gì?

Công việc của kế toán thuế

Các đầu mục công việc của kế toán thuế được liệt kê theo thứ tự: công việc theo ngày, theo tháng, theo quý và theo năm.

Công việc cần làm theo ngày

Các công việc hằng ngày sẽ là thu thập, xử lý những hóa đơn chứng từ phát sinh và tiến hành hạch toán các chứng từ.

  • Doanh nghiệp phát sinh nghiệp vụ mua bán hàng hoá, nhiệm vụ của kế toán viên là thu thập các hoá đơn đầu ra đầu vào để kê khai và hạch toán doanh thu.
  • Tiến hành xử lý và kiểm tra hoá đơn hợp lý – hợp lệ – hợp pháp hay không.
  • Nộp tiền thuế nếu thấy có phát sinh.
  • Sắp xếp các hóa đơn chứng từ, lưu trữ, bảo quản cẩn thận (Phiếu thu, chi, nhập, xuất lưu trữ 5 năm. Các hoá đơn không thường thấy lưu trữ 10 năm)

Công việc phải làm theo tháng

Kê khai các loại thuế theo tháng bao gồm thuế GTGT và thuế TNCN (nếu doanh nghiệp để kê khai theo tháng). Các doanh nghiệp mới thành lập dưới 12 tháng cần có báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn. Ngày 20 của tháng kế tiếp là hạn nộp các tờ khai ngày. 

Công việc theo quý

Kế toán xử lý thuế cần lập các tờ khai sau:

  • Tạm tính TNDN theo quý, lợi nhuận kế toán trước thuế.
  • Hạch toán nộp thuế GTGT theo quý.
  • Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo quý.
  • Thuế TNCN theo quý.

Thời hạn nộp các tờ khai theo quý là ngày 30 của tháng tiếp theo sau quý đó.

Những công việc đầu năm và cuối năm của kế toán thuế

Hai khoảng thời gian này thường có khối lượng công việc khá lớn và có tính quan trọng

Công việc đầu năm

  • Công việc đầu năm cần chú ý của kế toán xử lý thuế là kê khai và nộp lệ phí môn bài với thời hạn là 31/1.
  • Nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN tháng 12 và quý 4 năm trước.
  • Tạm tính TNDN quý bốn của năm trước.
  • Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn.

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp có sự chỉnh sửa về mức vốn điều lệ, đồng thời gây sự thay đổi về bậc lệ phí môn bài thì cần làm lại tờ kê khai phí môn bài cho năm sau và nộp trước ngày 31/12 của năm có thay đổi.

Công việc cuối năm

  • Công việc quan trọng nhất cuối năm là hoàn thành bộ báo cáo tài chính.
  • Chú ý đọc kỹ các văn bản sửa đổi trong hướng dẫn kê khai quyết toán thuế TNCN để lập báo cáo quyết toán. 
  • Lập báo cáo quyết toán thuế TNDN, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế.

Khối lượng công việc cuối năm thường rất lớn do báo cáo tài chính cuối năm sẽ bao gồm nhiều mục nhỏ như: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán… Hiện nay có nhiều doanh nghiệp sử dụng các giải pháp công nghệ chuyên biệt như phần mềm kế toán tự động Cloudify hoặc thuê dịch vụ kế toán chuyên nghiệp bên ngoài để giảm nhẹ lượng công việc và tăng độ chính xác. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm các phần mềm quản lý tổng thể có tích hợp phần mềm kế toán để tiết kiệm chi phí nhất. 

Đọc thêm: Kinh nghiệm làm kế toán xử lý thuế

Hướng dẫn kê khai bổ sung quyết toán thuế TNDN

Khi phát hiện có sai sót làm ảnh hưởng tới số liệu trên tờ khai quyết toán thuế TNDN, kế toán viên phải tiến hành làm hồ sơ khai bổ sung quyết toán thuế. Dưới đây là chi tiết các bước để kê khai bổ sung quyết toán thuế TNDN

  • Bước 1: Truy cập và đăng nhập phần mềm hỗ trợ kê khai thuế HTKK. Chọn “Thuế TNDN”/ “Quyết toán TNDN năm (03/TNDN)”.
  • Bước 2: Hệ thống yêu cầu “Chọn kỳ tính thuế”, tại đây bạn chọn “Tờ khai bổ sung” và điền thông tin theo yêu cầu.
  • Bước 3: Tờ khai cần sửa chữa sẽ xuất hiện và người nộp thuế  sẽ  điều chỉnh số liệu chính xác. Lưu ý điền đầy đủ thông tin [M1] Số ngày chậm nộp và [M2] số tiền chậm nộp.
  • Bước 4: Điền đủ thông tin tại mục “Giải trình khai bổ sung, điều chỉnh” và điền các thông tin chỉ tiêu [D] Tổng số thuế TNDN phải nộp và Mục B. Sau khi hoàn thiện các bước trên, chọn “Tổng hợp KHBS” để hoàn tất.
  • Bước 5: Xuất file dưới định dạng XML và nộp lại cho cơ quan thuế.

Lời kết

Bài viết trên đây của Cloudify đã gửi tới các bạn những công việc và cách làm kế toán thuế cơ bản nhất. Qua những đầu mục công việc đó có thể hình dung kế toán xử lý thuế chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà nước. Công việc này cần sự chính xác và tỉ mỉ rất cao vì nó mang cả yếu tố pháp luật, quyết định sự hợp pháp của một công ty. Nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm giải pháp hỗ trợ xử lý các báo cáo thuế, hãy liên hệ với chúng tôi qua website: cloudify.vn hoặc hotline 1900 866 695 để được nghe tư vấn miễn phí nhé.

0/5 (0 Reviews)

Bài liên quan

Quản lý tài chính doanh nghiệp
Quản lý tài chính doanh nghiệp cần lưu ý những gì?

Quản lý tài chính doanh nghiệp được ví như điều hòa hệ thống tuần hoàn máu trong cơ thể, đưa máu đi mọi nơi

Hướng dẫn cách tính lương cho người lao động 2020

Tiền lương luôn là một vấn đề được quan tâm ở hầu hết các doanh nghiệp, cách tính lương cũng là một trong những

Cách tính tiền thai sản
Cách tính tiền thai sản lao động nữ nhất định phải biết

Tiền thai sản là những khoản tiền mà người lao động nữ nhận được trong quá trình mang thai và sinh con. Đây là

Tòa nhà Dolphin Plaza – Tầng 2 số 28 Trần Bình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng HCM

169 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

© 2019 - 2024 Cloudify ERP.
0/5 (0 Reviews)
  • Đăng ký thông tin

Hơn 3,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:1900 866 695 (24/7)