fbpx

Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tài chính không thể không biết

  1. Chử Văn Đạt
    Người viết Chử Văn Đạt

Kế toán tài chính

Kế toán tài chính (KTTC) là một công việc đặc biệt trong bộ máy doanh nghiệp giúp đỡ rất nhiều trong quá trình quản lý kiểm soát tình hình tài chính và các biến động đang diễn ra tại công ty. Vậy công việc này là gì? Hãy cùng Cloudify tìm hiểu vai trò và nhiệm trọng yếu của vị trí này nhé.

Kế toán tài chính là gì?

Khi mới tìm hiểu về kế toán đôi khi sẽ có câu hỏi kế toán tài chính, tài chính kế toán là gì và nhầm lẫn hai hai công việc này với nhau. Nhưng đó chính xác là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt.

  • Kế toán tài chính là công việc ghi chép, tổng hợp số liệu để phản ánh, lập báo cáo tài chính nhằm mục đích cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, nhà nước, các đối tác và nhà đầu tư. Công việc này là một trong nhiều nghiệp vụ kế toán và trực thuộc bộ phận tài chính kế toán.
  • Tài chính kế toán là một bộ phận tiếp nhận những thông tin tư liệu từ kế toán để phân tích và đưa ra dự đoán ngoài kinh phí, đảm bảo khai thác nguồn vốn một cách hiệu quả nhất có thể. Từ đó đề xuất tư vấn các giải pháp kinh phí cho ban lãnh đạo cấp cao trong các hoạt động dự án, đầu tư….
Kế toán tài chính là gì?
Kế toán tài chính là gì?

Vị trí này có đặc điểm gì?

Dựa theo khái niệm trên, Cloudify xin chỉ ra những đặc điểm nổi bật của công việc quản lý tài chính doanh nghiệp:

  • Tuân thủ nguyên tắc chung: Đối tượng mà KTTC cung cấp thông tin là những cá nhân tổ chức trong và ngoài doanh nghiệp. Vì vậy các thông tin cần phải tuân thủ những nguyên tắc, chuẩn mực chung và các chế độ hiện hành của nhà nước.
  • Tính pháp lệnh: Tất cả các công ty đều phải có hoạt động quản lý tài chính và các thông tin mà công việc này cung cấp phải tuân thủ theo hệ thống quy định của nhà nước ban hành.
  • Tính tổng hợp: Các thông tin được cung cấp về những hoạt động đã phát sinh và có con số cụ thể chính xác.
  • Mục đích của kế toán: Báo cáo tổng sản nghiệp, kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định và được báo cáo định kỳ (theo quý hoặc theo năm).

Phân biệt giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị

Tuy đều là nghiệp vụ kế toán nhưng hai khái niệm trên có rất nhiều điểm khác nhau và cần được chú ý:

  • Mục đích của công việc kế toán: Đây là điểm quan trọng nhất giúp phân biệt 2 công việc:
    • Kế toán quản lý tài chính có mục đích cung cấp thông tin cho đối tượng ngoài doanh nghiệp (nhà nước, thanh tra, ngân hàng…)  
    • Kế toán quản trị cung cấp thông tin để quản lý, giám sát tình hình doanh nghiệp và đối tượng trong doanh nghiệp (quản lý, ban giám đốc…)
  • Tính bắt buộc: Kế toán quản trị không có tính bắt buộc. Còn kế toán phụ trách tài chính có tính bắt buộc về chuẩn mực, nguyên tắc chung của nhà nước và bắt buộc về mặt luật định.
  • Quy mô ảnh hưởng và kỳ báo cáo: Nếu kế toán quản trị ảnh hưởng tới vấn đề quản lý các bộ phận bên trong doanh nghiệp và kỳ báo cáo có thể chia nhỏ (đơn vị ngày, tuần, tháng hoặc năm) thì công việc của kế toán viên mảng tài chính có quy mô toàn doanh nghiệp, các kỳ báo cáo cũng lớn hơn (chỉ có hai mốc thời gian là theo quý và theo năm).
  • Đặc điểm các thông tin được báo cáo: Công việc của mảng tài chính là những thông tin tổng hợp từ quá khứ vì vậy có thể kiểm tra được. Trong khi đó, mảng quản trị thể hiện sự linh hoạt của số liệu, từ đó có nhiều khía cạnh được đưa ra và thảo luận hơn.

Vai trò của kế toán quản lý tài chính trong doanh nghiệp

Với nhiệm vụ tổng hợp các thông tin và đưa ra báo cáo, công việc này có một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động của công ty.

  • Giúp ban lãnh đạo ra quyết định tốt hơn dựa trên những số liệu cực kỳ chính xác.
  • Theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh sản xuất.
  • Giúp quản lý rủi ro và thực hiện bảo hiểm cho doanh nghiệp.
  • Cung cấp cơ sở pháp lý giúp giải quyết các tranh chấp (nếu có) và thu hút vốn.

Kế toán nói chung và kế toán xử lý tài chính nói riêng là hoạt động rất quan trọng trong doanh nghiệp. Nhưng kinh phí để duy trì một bộ phận kế toán đầy đủ chức năng luôn là bài toán khó đối với các doanh nghiệp nhỏ. Hiện nay các doanh nghiệp đã có đa dạng hình thức dịch vụ, sản phẩm công nghệ để giúp giải quyết vấn đề này mà vẫn đảm bảo tính pháp lý và hoạt động tốt. Ví dụ như phần mềm quản lý doanh nghiệp tổng thể tích hợp kế toán Cloudify ERP, dịch vụ kế toán thuê ngoài,…. Mỗi biện pháp sẽ có ưu nhược điểm riêng, doanh nghiệp hãy liên hệ và tìm hiểu thông tin qua các website chính thức để nhận được tư vấn tốt nhất.

Đọc thêm: Những lưu ý trong quản lý tài chính doanh nghiệp.

Lời kết

Cloudify hi vọng rằng bài viết trên đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn và doanh nghiệp. Còn rất nhiều thông tin khác được Cloudify tổng hợp liên tục, bạn đừng quên truy cập website thường xuyên để cập nhật các tin tức mới nhất nhé.

0/5 (0 Reviews)

Bài liên quan

Review top phần mềm quản lý văn bản tốt và hiệu quả nhất hiện nay
Review top các phần mềm quản lý văn bản tốt và hiệu quả nhất hiện nay 

Tại phần lớn các công ty, doanh nghiệp, việc quản lý công văn, văn bản là điều hết sức quan trọng. Và các giấy

Quy chế tính lương theo LPI
Quy chế tính lương theo KPI và các công thức liên quan

Ngay từ khi xuất hiện, KPI đã được các nhà quản trị tin dùng bởi yếu tố khen thưởng công bằng và chính xác

Phần mềm quản lý tài sản là gì? Những loại phần mềm QLTS phổ biến
Phần mềm quản lý tài sản là gì? Những loại phần mềm QLTS phổ biến

Quản lý tài sản (QLTS) là một nghiệp vụ cần thiết và khó khăn của mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt với các doanh nghiệp

Tòa nhà Dolphin Plaza – Tầng 2 số 28 Trần Bình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng HCM

169 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

© 2019 - 2024 Cloudify ERP.
0/5 (0 Reviews)
  • Đăng ký thông tin

Hơn 3,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:1900 866 695 (24/7)