fbpx

Tạo chiến lược giá hiệu quả hỗ trợ thúc đẩy doanh thu 

  1. Chử Văn Đạt
    Người viết Chử Văn Đạt

Tạo chiến lược giá hiệu quả

Định giá sản phẩm là quá trình cực kỳ phức tạp và cần thiết vì trải qua nhiều công đoạn. Giá bán ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất, kinh doanh, do đó, một chiến lược giá phù hợp sẽ gia tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Hãy cùng Cloudify tạo chiến lược giá hiệu quả hỗ trợ thúc đẩy doanh thu nhé! 

1. Khái niệm về chiến lược giá 

Chiến lược giá là những chiến thuật vạch ra phương hướng cụ thể về giá cả của sản phẩm, dịch vụ giúp doanh nghiệp, cá nhân hay cửa hàng đạt được một hay nhiều mục tiêu khác nhau như gia tăng thị phần, nâng tầm thương hiệu hay nâng cao doanh số bán hàng.v.v 

Khái niệm chiến lược giá
Khái niệm chiến lược giá

2. Giá thành sản phẩm bán ra và cách tính chính xác nhất

Trước khi đưa ra chiến lược giá, chúng ta cần hiểu rõ cách tính giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm bán ra là giá thành của sản phẩm được bán ra sau khi kết thúc quá trình sản xuất. Chi phí của toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm, hàng hóa cộng với các chi phí liên quan như chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí vận chuyển.v.v 

Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tham khảo cách tính giá thành sản phẩm đơn giản sau: 

Giá sản phẩm bán ra = Chi phí dịch vụ cho 1 sản phẩm bán ra + Giá thành sản xuất +Chi phí quản lý doanh nghiệp cho 1 sản phẩm bán ra 

Trong đó:

  • Chi phí dịch vụ cho 1 sản phẩm bán ra là tổng các loại phí phát sinh trực tiếp trong quá trình đưa sản phẩm, hàng hóa tới tay người tiêu dùng 
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp là tổng các khoản chi dùng để vận hành và quản lý doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ. Bao gồm: Khấu hao tài sản, chi phí thuê nhân viên, chi phí mặt bằng, chi phí nguyên vật liệu.v.v. 

Đọc thêm: Cách tính giá vốn bán hàng nhanh và đơn giản nhất

3. Cách tạo chiến lược giá phù hợp và hiệu quả nhất

Đầu tiên hãy định giá sản phẩm dựa trên độ co giãn của nhu cầu. Việc này hỗ trợ xác định sự thay đổi của giá thành so với nhu cầu thực tế của người tiêu dùng. Nếu số lượng người tiêu dùng tăng cao và vẫn duy trì đều đặn dù giá thành sản phẩm có tăng cao thì đó được coi là sản phẩm không co giãn. Ví dụ: xăng, dầu, thuốc lá.v.v. 

Trong khi đó các sản phẩm co giãn thường chịu tác động lớn từ phía người dùng như thực phẩm và các sản phẩm tiêu dùng khác. 

Chúng ta hoàn toàn có thể tính toán độ co giãn theo công thức sau: 

Giá co giãn = % thay đổi về số lượng người dùng + % thay đổi về giá bán 

Khi hiểu rõ và phân tích được các sản phẩm dịch vụ có chịu tác động của biến động giá ngoài thị trường hay không, doanh nghiệp sẽ có phương án đưa ra những chiến lược giá hiệu quả và tối ưu, duy trì nhu cầu ổn định của người dùng ngay cả khi giá cả biến động leo thang. 

Ngoài ra để đưa ra chiến lược giá tốt nhất, chủ doanh nghiệp cũng cần tiến hành phân tích giá chi tiết sau khi đã đưa ra ý tưởng về sản xuất sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. việc phân tích giá thường xuyên sẽ hỗ trợ đánh giá sản phẩm của mình so với đối thủ cạnh tranh, từ đó đề xuất các phương án cải tiến về chất lượng và số lượng. 

4. Một số chiến lược giá hiệu quả dễ áp dụng

4.1 Chiến lược giá dựa trên sự cạnh tranh 

Việc định giá sản phẩm dựa trên sự cạnh tranh hay còn được gọi là định giá dựa trên đối thủ cạnh tranh là những chiến lược không tập trung vào tỷ giá hiện tại trên thị trường lẫn nhu cầu của người tiêu dùng, thay vào đó là tập trung phát triển dựa trên sự thay đổi của đối thủ cạnh tranh. 

Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực không bão hòa cao có thể áp dụng chiến lược này bởi chi phí chính là một trong những yếu tố quyết định mua hàng của người tiêu dùng. 

Dựa trên sự cạnh tranh, doanh nghiệp có thể nâng giá của mình lên cao hoặc xuống thấp hơn so với đối thủ trực tiếp trong ngành. Việc này luôn giữ cho giá cả ở mức linh hoạt và dễ dàng tiếp cận với nhiều tệp khách hàng khác nhau. 

4.2 Định giá sản phẩm Freemium 

Đây là chiến lược giá được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực công nghệ. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ cung cấp các sản phẩm với phiên bản cơ bản với hy vọng người tiêu dùng sẽ trả thêm một khoản phí để nâng cấp chúng lên nhằm sử dụng được nhiều tính năng cao hơn. 

Với chiến lược này, chi phí của sản phẩm, dịch vụ sẽ bao gồm cả những giá trị mà khách hàng cảm nhận được. Những rào cản về giá sản phẩm ban đầu sẽ tạo ra cảm giác muốn mua thêm nếu khách hàng thích thú với các tính năng mới. 

4.3 Định giá động hay định giá đột biến  

Định giá động là chiến lược được thay đổi linh hoạt theo thời gian dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng và những biến động trên thị trường. Chiến lược này cho phép doanh nghiệp có thể điều chỉnh giá ở từng thời điểm để phù hợp hơn với từng tệp khách hàng khác nhau 

0/5 (0 Reviews)

Bài liên quan

Phần mềm quản lý tồn kho hiệu quả
Tăng hiệu quả kinh doanh nhờ phần mềm quản lý tồn kho

Quản lý tồn kho là điều kiện bắt buộc cho sự phát triển của hầu hết đơn vị tham gia kinh doanh. Dù biết

Ưu, nhược điểm của B2B và B2C – Sự khác biệt quan trọng

B2B và B2C là hai mô hình kinh doanh cơ bản, tuy nhiên vẫn còn không ít người chưa hiểu rõ và còn nhầm

phần mềm quản lý bán hàng
Top 3 phần mềm quản lý bán hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Để công việc bán hàng của doanh nghiệp, cửa hàng đơn giản và dễ dàng hơn, ngày nay rất nhiều nhà quản trị quyết

Tòa nhà Dolphin Plaza – Tầng 2 số 28 Trần Bình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng HCM

169 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

© 2019 - 2024 Cloudify ERP.
0/5 (0 Reviews)
  • Đăng ký thông tin

Hơn 3,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:1900 866 695 (24/7)