Vượt qua hàng nghìn doanh nghiệp trên toàn quốc, Cloudify xuất sắc nhận giải thưởng “The Best Solution 2021”
Chiều ngày 12/5/2022, công ty Cổ phần Công nghệ Cloudify Việt Nam xuất sắc nhận giải thưởng “THE BEST SOLUTION
Tiền lương giúp tái sản xuất lao động, kích thích, thúc đẩy và là một trong những công cụ để điều tiết doanh nghiệp. Dựa vào ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dựa vào đặc điểm, tính chất công việc mà mỗi doanh nghiệp có một cách tính lương khác nhau. Hiện nay có 4 cách tính lương nhân viên phổ biến trong doanh nghiệp. Đó là những cách nào? Sự khác biệt ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về chủ đề này trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Tiền lương không chỉ là vấn đề xoay quanh người lao động với doanh nghiệp mà còn là vấn đề liên quan đến kinh tế nhà nước. Chính vì vậy, để tính được tiền lương, doanh nghiệp cần phải dựa vào nhiều chỉ số khác nhau. Các chỉ số ảnh hưởng tới tiền lương được chia làm 4 nhóm gồm:
Nhóm về yếu tố thuộc doanh nghiệp: khả năng tài chính, chính sách của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, văn hoá của doanh nghiệp…
Nhóm về yếu tố thuộc thị trường lao động: quan hệ cung cầu, chi phí sinh hoạt, mặt bằng chi phí tiền lương, thu nhập quốc dân, tình hình kinh tế, pháp luật…
Nhóm về yếu tố thuộc người lao động: số lượng, chất lượng lao động, kinh nghiệm làm việc, thâm niên công tác, mối quan hệ,…
Nhóm về yếu tố thuộc công việc: hao phí lao động, năng suất lao động, cường độ lao động,….
Dựa vào thời gian làm việc của người lao động mà doanh nghiệp sẽ trả lương theo mức lương phù hợp đã thỏa thuận ban đầu. Lương thỏa thuận có thể bao gồm cả phụ cấp tùy theo từng doanh nghiệp.
Trên thực tế, để tính được lương theo thời gian, doanh nghiệp cần căn cứ theo thời gian đi làm thực của nhân viên bằng cách theo dõi bảng chấm công. Sau đó áp dụng một trong hai công thức sau:
Lương 1 tháng = Lương thỏa thuận/số ngày DN làm việc trong tháng * số ngày công đi làm thực tế trong tháng
Hoặc
Lương 1 tháng = Lương thỏa thuận/26 ngày * số ngày công đi làm thực tế trong tháng
Đây là cách tính tiền lương phụ thuộc vào số lượng sản phẩm nhân viên làm ra. Hình thức tính tiền lương này tạo cho người lao động động lực mạnh mẽ để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời, phương pháp này cũng khuyến khích cấp dưới học tập, nâng cao trình độ kỹ thuật, rèn luyện kỹ năng,…để qua đó tăng năng suất lao động.
Công thức tính lương nhân viên theo sản phẩm như sau:
Lương theo sản phẩm = Lượng sản phẩm làm ra * Đơn giá
Điểm đặc biệt ở cách tính lương này đó là doanh nghiệp giảm thiểu được rủi ro, chi phí khi làm ăn không có lãi vì tiền lương phụ thuộc vào doanh thu. Cách tính lương này cũng kích thích nhân viên nỗ lực làm việc để doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận.
Hình thức trả lương này thường hay thấy ở các vị trí như: nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị, nhân viên tư vấn,…..Điểm hạn chế của hình thức này đó là có thể sẽ khiến nhân viên chán nản nếu doanh nghiệp nhiều tháng làm ăn không có lãi. Do đó, doanh nghiệp nên có các phương án giữ chân và động viên khích lệ như thưởng thêm mỗi khi nhân viên hoàn thành tốt công việc.
Cách tính lương khoán cho người lao động thường hay thấy ở các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có tính mùa vụ, sản xuất ngắn hạn hoặc lĩnh vực xây dựng. Doanh nghiệp tính lương dựa theo số lượng hoàn thành và đơn giá lương khoán đã thỏa thuận.
Công thức tính lương khoán như sau:
Lương khoán = Mức lương khoán * % sản phẩm hoàn thành
Trên đây là 4 cách tính lương phổ biến nhất trong năm 2020 được đa số các doanh nghiệp áp dụng. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí, tối giản công việc tính lương thủ công, doanh nghiệp nên sử dụng các phần mềm quản lý. Cloudify – đơn vị cung cấp phần mềm quản lý tổng thể tự tin sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trên con đường kinh doanh. Không chỉ chấm công, tính lương cho người lao động, phần mềm còn giúp đơn giản hóa nhiều quy trình quản lý như quản lý kho, quản lý sản phẩm,….
Liên hệ với chúng tôi qua Cloudify.vn để biết thêm thông tin chi tiết.
Tham khảo:
>> Hướng dẫn cách tính lương cho người lao động 2020