Đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên là một hoạt động cần được thực hiện định kỳ, thường xuyên và liên tục ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Hoạt động này nếu được thực hiện đúng cách không chỉ giúp doanh nghiệp liên tục tối ưu, phát triển mà còn tạo đà cho những ý tưởng đột phá mới lạ. Hãy cùng Cloudify tìm hiểu phương pháp và các yếu tố chính giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên hay đánh giá hiệu suất là quá trình được thực hiện hàng năm, thậm chí hàng tháng nhằm đánh giá năng suất và chất lượng hiệu quả làm việc nhân viên thông qua đối sánh với các mục tiêu đề ra trước đó bởi các nhà lãnh đạo và quản lý. Nhân viên sẽ được phản hồi về kết quả, về kỹ năng cá nhân hoặc hướng phát triển trong tương lai.
Kết quả của việc đánh giá này sẽ có sự khác biệt đối với từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, thông thường thì kết quả đánh giá sẽ là cơ sở để quyết định nhân viên đó có được tiếp tục làm việc, hoặc có thể thăng thức, tăng lương thưởng và các phúc lợi khác hay không.
Tham khảo: Những sai lầm trong đánh giá hiệu suất làm việc nhà quản lý cần tránh
Nhiều công ty, doanh nghiệp đã phải gánh chịu một hậu quả rất nghiệm trọng chỉ vì thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng và duy hệ thống đánh giá nhân lực một cách khoa học và chặt chẽ. Nhiều doanh nghiệp, cán bộ quản lý bất mãn nghỉ việc khiến nhân viên cấp dưới rơi vào trạng thái hoang mang. Một số công ty khác thì mất khách hàng, giảm doanh thu do nhân viên làm việc không tốt, chất lượng phục vụ không cao và khiến khách hàng không hài lòng.
Do đó, có thể đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên đóng một vai trò rất quan trọng. Khi đánh giá đúng năng lực nhân viên thì phân bổ nhân sự sẽ trở nên dễ dàng, nhờ đó có thể phát huy khả năng của họ một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, nhân viên được đánh giá đúng sẽ hài lòng vì được công nhận, sẽ có thêm động lực để làm việc hăng say và tạo ra kết quả công việc cao hơn. Bên cạnh đó, đánh giá chính xác sẽ giảm thiểu đáng kể chi phí và thời gian trong việc đào tạo.
Đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên sẽ có ảnh hưởng tới việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực trong dài hạn. Vì vậy, hệ thống này cần được xây dựng chặt chẽ, khoa học và cần phải phù hợp với mô hình kinh doanh cũng như văn hóa của doanh nghiệp.
Tham khảo: 7 tips quản lý nhân công hiệu quả dành cho doanh nghiệp
Một trong những phương pháp đánh giá hiệu quả phổ biến đó là xếp hạng cấp bậc nhân viên. Phương pháp này thường phù hợp và phát huy hiệu quả đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Với đặc thù môi trường làm việc ít bộ phận, các vị trí và số lượng nhân viên làm việc hạn chế thì nhà quản lý chỉ cần so sánh hiệu quả làm việc của nhân viên rồi từ đó xếp hạng theo thứ tự từ thấp tới cao, từ người có năng lực yếu nhất đến người có hiệu quả quả công việc tốt nhất hoặc ngược lại. Phương pháp đánh giá bằng việc xếp hạng cấp bậc có thể dựa vào các yếu tố như: doanh số, ngân sách hay hiệu quả tuyển dụng,…
Tuy nhiên, phương pháp đánh giá này được cho là không phù hợp để áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn do số lượng nhân viên đông, dẫn tới vị trí công việc cũng như cách tổ chức nhân sự cũng phức tạp hơn.
Bên cạnh đánh giá xếp hạng, để mang tính khách quan hơn, doanh nghiệp có thể lựa chọn cách thức đánh giá so sánh cặp hay còn được gọi là hình thức xếp hạng chéo. Cũng tương tự như xếp hạng cấp bậc, nhưng xếp hạng chép sẽ là sự so sánh giữa các nhân viên với nhau. Do đó, việc đánh giá sẽ chính xác và công bằng hơn.
Dù phương pháp này thể hiện tính hiệu quả hơn những nhà quản lý cũng không nên sử dụng thường xuyên vì có thể ảnh hưởng tới tinh thần làm việc cũng như đoàn kết nội bộ. Dựa trên kết quả đánh giá, nhân viên sẽ có tinh thần ganh đưa, một mặt nó sẽ thúc đẩy hiệu quả công việc, nhưng sự ganh đua nếu đi quá giới hạn cũng sẽ dẫn tới những hậu quả xấu tới nền văn hóa doanh nghiệp.
Thông qua các tiêu chí cụ thể, nhà quản lý có thể đánh giá nhân viên qua việc xây dựng một bảng điểm. Các tiêu chí có thể là cơ sở để đánh giá như số lượng công việc, mức độ hoàn thành, tác phong hay cách hành xử…
Phương pháp này được đánh giá là mang tính cá nhân hóa nhiều hơn so với hai phương pháp trên. Thông qua các đánh giá này có thể dễ dàng thấy được kết quả làm việc của nhân viên dựa trên các tiêu chí ghi trong bảng điểm và nó thường phù hợp với các doanh nghiệp quy mô vừa, số lượng nhân viên không quá lớn và cơ cấu tổ chức nhân viên không quá phức tạp.
Đây là phương pháp quản trị theo mục tiêu được khá nhiều doanh nghiệp ở quy mô vừa và lớn áp dụng. Ưu điểm lớn nhất của cách thức đánh giá này là đảm bảo tiến độ thực hiện mục tiêu cốt lõi nhất của doanh nghiệp. Và để hoàn thành mục tiêu với kết quả tốt nhất thì yêu cầu giữa nhà quản lý với nhân viên cần phải tương tác, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một điểm hạn chế lớn đó là trách nhiệm công việc phụ thuộc quá nhiều và nhà quản lý.
KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số hiệu suất cốt yếu, được sử dụng để đo lường hiệu quả thành công của dự án, công việc hay năng lực của một cá nhân, phòng ban hay bộ phận. KPI là công cụ giúp nhà quản lý dễ dàng phân tích và đánh giá kết quả hoàn thành mục tiêu của mình đề ra cho nhân viên.
Đây là một phương pháp phổ biến, thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong việc khảo sát, phân tích cũng như đo lường hiệu quả của hoạt động kinh doanh và năng lực thực thi của nhân viên cấp dưới.
Quy trình đánh giá cần phải được liên kết chặt chẽ với mục tiêu kinh doanh. Nhà lãnh đạo nên cho nhân viên thấy rõ nỗ lực của họ đóng góp như thế nào cho các thành tựu mà doanh nghiệp đạt được. Điều này sẽ giúp họ nhân thức tốt hơn vai trò của mình trong tổ chức để cố gắng hết sức cống hiến cho doanh nghiệp.
Công bằng là yếu tố rất quan trọng để duy trì hiệu quả chiến lược giữ chân nhân viên. Vì vậy, trong quá trình đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên, hãy cố gắng minh bạch và chính xác nhất có thể bằng các con số chứng minh. Bên cạnh đó, hãy bắt đầu đánh giá bằng một bản tóm tắt về thành tựu mà nhân viên đạt được rồi mới đi tới cập nhật vấn đề đang gặp phải và đưa ra các kỹ năng họ cần phải cải thiện và kết thúc đánh giá bằng việc đưa ra các biện pháp cũng như cơ hội để khắc phục và phát triển năng lực trong tương lai.
Đừng cố gắng trở thành những người lãnh đạo kiêu căng, giữ khoảng cách đối với nhân viên. Thay vào đó, để thúc đẩy hiệu quả công việc của nhân viên, hãy lắng nghe, chia sẻ cởi mở và trò chuyện với họ. Họ sẽ càng ý thức được mình được quan tâm thì sẽ không ngừng nỗ lực để tăng năng suất và hiệu quả công việc.
Có thể nói, việc đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên không chỉ là để công nhân và trao thưởng cho các cá nhân xứng đáng mà nó còn mang lại hiệu quả trong việc đào tạo và giữ chân nhân tài và tiết kiệm chi phí trong tuyển dụng nhân sự. Do đó, hãy cố gắng tối ưu hệ thống đánh giá nhân viên, và nếu có khó khăn gì trong hoạt động quản lý nhân sự, hãy liên hệ ngay với Cloudify để được tư vấn miễn phí.
Tham khảo:
Phần mềm quản lý công việc: Áp dụng sao cho hiệu quả?
Quản lý doanh nghiệp từ xa có phải là biện pháp quản trị hiệu quả?