Phần mềm quản lý bán hàng online đang là lựa chọn hàng đầu không chỉ dành cho các doanh nghiệp mà cả các cửa hàng bán lẻ. Phần mềm này mang lại nhiều lợi ích nhưng không phải là một giải pháp hoàn hảo. Giải pháp này vẫn tồn tại nhiều nhược điểm mà bạn không biết. Hãy cùng chúng tôi khám phá những ưu – nhược điểm của phần mềm quản lý bán hàng online qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Đây có thể nói là ưu điểm đầu tiên có thể thấy từ một phần mềm online. Doanh nghiệp chỉ cần bỏ ra một số tiền nhất định để thanh toán, công ty phần mềm sẽ cấp 1 tài khoản trên website của họ. Doanh nghiệp chỉ cần mở trình duyệt, truy cập website và đăng nhập là xong. Tại đó, người quản lý có thể thực hiện khai báo các thông tin liên quan và bắt đầu bán hàng. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm một phần chi phí lắp đặt, mọi thứ đều dễ dàng, tiện lợi.
Đa số các phần mềm online đều đã được tối ưu với giao diện mobile. Vì vậy, doanh nghiệp không cần phải lo lắng sự phức tạp khi sử dụng phần mềm trên điện thoại. Bởi giao diện trên di động và máy tính là khác nhau. Điều này tạo sự thuận tiện cho 1 số mô hình kinh doanh đặc thù. Ví dụ: F&B (Nhà hàng, Quán cafe) – Khi nhân viên order có thể dùng máy tính bảng để ghi nhận các món ăn hoặc dùng để thanh toán.
Đây có thể được coi là ưu điểm ngắn hạn của các phần mềm quản lý online. Khi bắt đầu kinh doanh, một số doanh nghiệp lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng online vì chi phí thấp. Chỉ 2 – 3 triệu/ 1 năm/ trả cho lần đầu tiên. Mỗi năm, các công ty phần mềm cần thu thêm tiền để duy trì server, đội ngũ nhân sự để đảm bảo dữ liệu của bạn sẽ được bảo mật. Thực tế là khoản chi phí 1 năm của phần mềm online cũng chỉ rẻ hơn chút xíu so với phí vĩnh viễn của các phần mềm Offline.
Công ty cung cấp phần mềm bán hàng online có thể tiết lộ hoặc bán thông tin của công ty bạn cho nhiều công ty khác. Có thể đó chính là đối thủ của công ty bạn mà bạn không hay biết.
Không ai có thể đảm bảo được mức độ an toàn của các công ty phần mềm online. Và nhân viên của những công ty này có thể thực hiện các hành vi chia sẻ tài khoản của doanh nghiệp cho 1 khách hàng khác hoặc bán thông tin kinh doanh của bạn.
Do mọi dữ liệu của doanh nghiệp đều được lưu tại server của công ty phần mềm cùng với hàng trăm khách hàng khác nên virus có thể dễ dàng tấn công làm sập cả hệ thống. Lúc này, doanh nghiệp sẽ gần như mất hết tất cả dữ liệu. Mọi thông tin về khách hàng, các khoản thu chi đều khó có thể khôi phục này. Hậu quả thật khó có thể tưởng tượng.
Khác với các phần mềm offline, phần mềm quản lý bán hàng online không được thiết kế dành riêng cho từng doanh nghiệp. Tất cả khách hàng dù là kinh doanh mặt hàng nào thì vẫn phải dùng chung giao diện như nhau. Điều này là vô cùng bất lợi đối với những doanh nghiệp kinh doanh các loại mặt hàng đặc thù. Họ sẽ không thể yêu cầu thay đổi giao diện bởi như vậy sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống cũng như những khách hàng khác. Vì vậy, việc sử dụng phần mềm online đôi khi không phải lựa chọn tốt. Nó có thể khiến công việc quản lý của bạn không đạt được kết quả như mong đợi.
Vì là phần mềm online nên điều kiện tiên quyết là các thiết bị như di động hay máy tính phải có kết nối internet. Đây là nhược điểm mà nhiều người dễ nhận thấy. Nó đã gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp như:
Việc sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng online đôi khi chỉ là giải pháp ban đầu. Đối với các doanh nghiệp đang muốn mở rộng quy mô hoặc kinh doanh những mặt hàng đặc thù thì đây không phải là giải pháp hoàn hảo. Doanh nghiệp có thể tìm đến các phần mềm vừa hoạt động online và offline như phần mềm của Cloudify để giảm thiểu rủi ro. Nếu quý khách muốn hiểu hơn về phần mềm này hoặc muốn giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ qua Cloudify.vn để được tư vấn và trải nghiệm ngay hôm nay.
Tham khảo:
Top 3 phần mềm quản lý bán hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
10 chức năng cơ bản của phần mềm quản lý bán hàng offline