Việc máy tính của bạn nhiễm phần mềm độc hại sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về việc đánh cắp thông tin, virus máy tính,… Chính vì thế hiểu rõ về phần mềm độc hại là gì? cũng là điều rất cần thiết để tránh những rủi ro đáng tiếc. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Cloudify để tìm hiểu những kiến thức mới nhất về phần mềm độc hại
Nội dung bài viết
Phần mềm độc hại (malware) là những phần mềm gây hại cho máy tính, còn được gọi là các phần mềm ác ý hay mã độc. Đây là loại phần mềm được thiết kế để truy cập bất hợp pháp vào máy tính (điện thoại, laptop,…) để gây hại người dùng các thiết bị này.
Ban đầu, các phần mềm này được tạo ra để thử nghiệm hoặc cho vui. Tuy nhiên, ngày nay những phần mềm độc hại được dùng để đánh cắp thông tin cá nhân, thông tin tài chính, ngân hàng. Thậm chí là tấn công vào một tổ chức để lấp được thông tin kinh doanh.
Virus là những đoạn mã chương trình ẩn trong các phần mềm khác. Những đoạn mã này được thiết kế để thực hiện hai việc chính:
– Tự xen vào hoạt động hiện hành của người dùng một cách hợp lệ để thực hiện nhân bản những công việc theo chủ ý của người lập trình
– Tự nhân bản sau đó lây nhiễm vào những file hay vùng xác định ở các thiết bị lưu trữ
– Sâu máy tính cũng là một chương trình có khả năng tự nhân bản như virus. Tuy nhiên, sâu máy tính là một chương trình độc lập chứ không cần ẩn trong phần mềm khác như virus. Loại phần mềm độc hại này được thiết kế để khai thác khả năng truyền thông tin trên những máy tính khác ( có cùng hệ điều hành, cùng một phần mềm mạng và được nối với nhau)
– Sâu máy tính lây nhiễm qua internet, USB, mạng LAN,..
– Hay còn được gọi là trojan horse.Loại phần mềm độc hại này không có chức năng tự sao chép như virus, nhưng nó sẽ ngụy trang dưới một phần mềm có chức năng diệt virus để thuyết phục người dùng cài đặt. Sau đó những phần mềm này sẽ đem virus vào máy
– Đây được gọi là phần mềm gián điệp. Nó có chức năng thu thập thông tin của máy chủ mà không cần sự cho phép sau đó đưa về cho bên thứ ba
– Phần mềm độc hại này thường được thấy dưới dạng phần mềm quảng cáo. Bạn sẽ bị chuyển hướng trình duyệt mà không cần bất cứ sự đồng ý nào. Những phần mềm độc hại khác cũng được tải xuống máy tính của bạn từ đó. Phần mềm độc hại này thường được tìm thấy ở những chương trình miễn phí (như các trang web lậu,..), trò chơi hoặc mở rộng tiện ích trình duyệt
– Đây là phần mềm theo dõi các thao tác trên bàn phím. Ban đầu, phần mềm này được viết nhằm theo dõi và ghi lại những thao tác được thực hiện trên bàn phím máy tính để đưa vào một nhật ký. Tuy nhiên, chức năng này vi phạm quyền riêng tư nên được xếp vào nhóm phần mềm gián điệp
– Ngày nay, những phần mềm này được phát triển không chỉ ghi lại bàn phím mà còn ghi màn hình, chụp màn hình, thậm chí là cả cách di chuyển của con trỏ chuột.
– Hiểu theo nghĩa đen, backdoor có nghĩa là cửa sau, là một chương trình độc hại cũng cấp quyền truy cập thiết bị bằng cách bỏ các quy định xác thực thông tin. Loại phần mềm này thường được lây nhiễm thông qua kết nối mạng. Sau khi một hệ thống bị hack, một backdoor sẽ được cài đặt để cung cấp quyền truy cập vào hệ thống.
Đây là bộ phần mềm giúp người cài đặt có thể truy cập lại máy tính với mục đích xấu:
– Thu thập dữ liệu máy chủ và người sử dụng máy chủ (thông tin cá nhân, thông tin ngân hàng), gây lỗi hoặc sai trong hoạt động của máy tính
– Tạo hoặc chuyển tiếp spam.
Đọc thêm: 3 “cái bẫy” đến từ phần mềm quản lý nhà hàng, khách sạn miễn phí
Bài viết cung cấp cái nhìn tổng quan nhất về những phần mềm độc hại. Việc máy tính bị nhiễm virus hay thậm chí bị đánh cắp thông tin là điều rất nguy hiểm. Vì vậy, hãy cập nhật những phần mềm diệt virus để bảo vệ máy tính một cách tốt nhất. Hãy theo dõi Cloudify tại đây để biết thêm nhiều kiến thức về công nghệ, kinh doanh