fbpx

Kinh nghiệm chọn máy quét mã vạch mà ai cũng nên biết

  1. Thảo Lê
    Người viết Thảo Lê

Kinh nghiệm chọn máy quét mã vạch mà ai cũng nên biết

Máy quét mã vạch là một trong những vật dụng được sử dụng phổ biến trong thời điểm hiện tại từ quản lý hàng hóa trong kho cho tới bán hàng tại các điểm bán. Tuy nhiên mỗi loại sẽ phù hợp với các sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Cùng Cloudify tìm hiểu và lựa chọn những mẫu máy hiện đại nhất! 

1. Máy quét mã vạch sản phẩm – Công cụ quan trọng trong bán hàng, quản lý kho 

Trong thời đại số hóa, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, việc quản lý hàng hóa cũng trở nên dễ dàng hơn. Mỗi sản phẩm sẽ bao gồm những dãy mã khác nhau, phân biệt về tên, công dụng và hạn sử dụng. Vì vậy việc sử dụng các loại máy chuyên dụng để đọc mã vạch là vô cùng cần thiết.

– Hỗ trợ nâng cao hiệu quả công việc bán hàng và quản lý kho

Mọi thông tin liên quan tới hàng hóa đều được lưu trữ chi tiết. Dễ dàng kiểm tra và kiểm kho nhanh chóng. Máy quét mã vạch khắc phục mọi yếu điểm của phương thức kiểm kê truyền thống. Từ đó tối ưu thời gian sắp xếp hàng hóa và mang lại hiệu quả công việc vượt trội.

– Nâng cao tính chuyên nghiệp và cải thiện hình ảnh thương hiệu  

Với tốc độ xử lý nhanh chóng, thời gian chờ của khách hàng sẽ được rút ngắn đến mức tối đa. Hỗ trợ gia tăng trải nghiệm khách hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu trong mắt người tiêu dùng. 

Công cụ quét mã vạch thường bao gồm đầu đọc (máy quét và bộ giải mã tích hợp) và cáp USB nhằm kết nối đầu đọc với máy tính. Với chức năng quét và dịch mã thành các dãy số hoặc chữ, doanh nghiệp thường phải sử dụng phần mềm khác để có thể phân tích dữ liệu đơn giản.  

Đọc thêm: Mã QR Code là gì? 5 cách quét mã QR Code nhanh chóng miễn phí

Thông thường có 2 loại máy: 

– Máy quét cầm tay 

Sử dụng công nghệ quét mã vạch tia đơn hoặc tia laser, chụp ảnh tuyến tính image, đây là kiểu máy quét mã vạch sản phẩm phổ biến bởi sự nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng. 

Máy đọc mã vạch cầm tay thường được phân ra làm 2 loại nhỏ là máy quét mã vạch không dây và máy quét có dây. Trong đó, máy quét không dây thường được kết nối thông qua bluetooth và sử dụng phổ biến tại các kho hàng bởi khả năng di chuyển linh hoạt.

– Máy quét cố định 

Là loại máy quét mã truyền thống được gắn cố định trên bàn. Cơ chế hoạt động đơn giản, máy sẽ dùng đa tia để quét mã một cách nhanh chóng dưới nhiều góc độ khác nhau. Thường được dùng nhiều tại các siêu thị lớn.

Cách chọn máy quét mã vạch
Cách chọn máy quét mã vạch

2. Kinh nghiệm chọn máy quét mã vạch phù hợp  

Máy đọc mã vạch ngày càng được sử dụng rộng rãi và có nhiều mẫu mã, chức năng khác nhau. Mặc dù tạo điều kiện để khách hàng đa dạng hóa lựa chọn, nhưng cũng không ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm. 

2.1 Hiểu rõ về nhu cầu sử dụng 

Mỗi loại máy quét barcode sản phẩm đều sở hữu một tính năng và đặc điểm riêng. Hiểu rõ nhu cầu sử dụng sẽ giúp doanh nghiệp có được lựa chọn phù hợp nhất. 

Ví dụ, đối với các hệ thống siêu thị, máy quét mã vạch để bàn sẽ được ưu tiên sử dụng bởi khả năng đọc mã nhanh chóng. Trong khi đó, tại các điểm quản lý kho, máy quét không dây lại có những ưu thế đặc biệt khi có thể di chuyển đi bất cứ đâu. 

Ngoài ra, cùng tùy từng ngành, nghề mà chúng ta sẽ có những tiêu chí lựa chọn riêng biệt như: 

– Trong công nghiệp: Máy quét mã vạch sản phẩm phải đảm bảo tính chính xác với khả năng quét mã rộng. 

– Trong bán lẻ: Máy cần được thiết kế nhỏ gọn, công suất vừa phải nhưng thời gian quét nhanh chóng, rút ngắn thời gian chờ của khách hàng.

– Trong kiểm kho: Máy quét cần có độ bền cao, có khả năng quét nhiều sản phẩm cùng lúc và tránh được bụi bẩn. 

2.2 Đừng quên để ý các thông số kỹ thuật 

Bên cạnh tốc độ đọc, chúng ta cũng cần quan tâm tới các thông số khác của máy như độ nhạy, độ bền thông qua các chỉ IP được hiển thị. Thông thường việc lựa chọn một máy quét mã vạch có trang bị lớp bảo vệ và chống va đập sẽ hạn chế rủi ro trong trường hợp bất cẩn. 

Ngoài ra,  các mẫu máy sở hữu mức công suất lớn, tiêu thụ điện năng thấp và có cổng USB sẽ dễ dàng sạch pin hơn. 

2.3 Lựa chọn theo chi phí 

Bởi những ứng dụng rộng rãi mà các loại máy quét mã vạch được thiết kế với nhiều mức giá khác nhau. Giao động từ 1 triệu đến 25 triệu động. Do đó, sẽ tùy vào tần suất sử dụng và mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định phù hợp, tránh lãng phí. 

Hoặc thay vì sử dụng một máy quét mã vạch và một phần mềm riêng lẻ để quản lý hàng hóa, xuất, nhập kho thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng Cloudify. Với  khả năng tích hợp hoàn hảo, Cloudify cho phép thực hiện quét mã QR nhanh chóng và chính xác thông qua camera điện thoại. Mọi thông tin sản phẩm được chuyển đến kho hàng, từ đó quản lý hiệu quả mà không tốn thêm chi phí mua thiết bị. 

Hy vọng với bài viết trên doanh nghiệp có thể đưa ra cho mình được quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn máy quét mã vạch sản phẩm. Từ đó tối ưu chi phí mà vẫn đạt được mục đích quản lý hiệu quả. 

0/5 (0 Reviews)

Bài liên quan

Những thông tin hữu ích về phần mềm hệ thống mà bạn cần biết
Những thông tin hữu ích về phần mềm hệ thống mà bạn cần biết

Rất nhiều người thường hay bị nhầm lẫn giữa phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Thậm chí có người còn cho

Hệ thống ERP đám mây - Doanh nghiệp nên hay không nên áp dụng?
Hệ thống ERP đám mây – Doanh nghiệp nên hay không nên áp dụng?

Quản lý doanh nghiệp là một trong những công việc khó khăn nhất, đòi hỏi người quản lý phải có kiến thức, tầm nhìn

Kinh nghiệm chuyển đổi số của các thương hiệu trên thế giới
Kinh nghiệm chuyển đổi số của các thương hiệu trên thế giới

Chuyển đổi số không còn là câu chuyện xa lạ của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp vẫn

Tòa nhà Dolphin Plaza – Tầng 2 số 28 Trần Bình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng HCM

169 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

© 2022 Cloudify ERP.
0/5 (0 Reviews)
  • Đăng ký thông tin

Hơn 2,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:1900 866 695 (24/7)