Tính giá trong sản xuất thức ăn chăn nuôi yêu cầu phải hợp lý và chính xác sao cho đạt lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, để làm được điều ấy đòi hỏi nhà quản trị có quy trình tính toán thật cẩn thận, khéo léo. Trong tính toán giá thành cho các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, nhà quản trị ít nhiều sẽ gặp các vấn đề cản trở. Do đó, trong bài viết sau đây, chúng tôi xin chia sẻ về những yếu tố cần quan tâm trong khâu tính giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Nội dung bài viết
Sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở nước ta là một ngành có tiềm năng do nền kinh tế nước ta chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Những đối tượng khách hàng của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi chủ yếu là bà con nông dân. Chính vì vậy, giá thành của các sản phẩm này phải đảm bảo hợp lý, không quá đắt và đảm bảo chất lượng. Hiện nay, cả nước ta có khoảng 200 nhà máy sản xuất, sản lượng tính đến năm 2014 là 14,462 triệu tấn chưa tính thức ăn thủy sản. So với 2010, sản lượng thức ăn chăn nuôi đã cao hơn 4 triệu tấn. Điều này chứng tỏ ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đang phát triển mạnh.
Tuy nhiên trong thực tế, giá thức ăn chăn nuôi tại nước ta lại đang quá cao. Nguyên nhân là vì:
Thực trạng tính giá sản phẩm thức ăn chăn nuôi tại nước ta
Tìm hiểu thêm: Phần mềm quản lý sản xuất Cloudify MRP
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tính toán giá thành, giá bán sao cho hợp lý. Tức là vẫn đảm bảo phù hợp với tình hình kinh tế của người nông dân mà vẫn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhằm giúp doanh nghiệp có thêm cơ sở hỗ trợ cho việc tính giá sản phẩm thức ăn chăn nuôi, chúng tôi xin đưa ra một số lưu ý sau:
Lưu ý về nguyên vật liệu
Những nguyên vật liệu nhập khẩu như ngô, đậu,…với các mức thuế áp khiến giá sản phẩm tăng cao. Một phần trong đó còn do vấn đề nhập hàng. Khối lượng nguyên vật liệu nhập về cần đảm bảo tính hợp lý, không quá nhiều gây ra dư thừa, không quá ít gây ra thiếu hàng để bán. Công tác bảo quản, lưu trữ nguyên vật liệu cũng cực kỳ quan trọng. Do nguyên vật liệu đều rất dễ hư hỏng đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư vào các máy móc, nhà xưởng phục vụ bảo quản kho. Vấn đề nguyên vật liệu hư hỏng có thể dẫn đến các chi phí tăng cao, từ đó đội giá sản phẩm tăng lên. Việc bảo quản đối với các thành phẩm cũng là một yếu tố không thể bỏ qua. Sản phẩm là yếu tố chủ chốt mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, nếu không được bảo quản kỹ lưỡng dẫn đến sai hỏng có thể gây thất thoát một lượng lớn vốn của doanh nghiệp.
Lưu ý về cắt giảm chi phí
Các loại máy móc đều có thời gian khấu hao tương đối lâu. Tuy nhiên tại Việt Nam, thị trường có tính rủi ro khá cao nên để thu hồi vốn nhanh và chắc chắn, các doanh nghiệp thường rút ngắn thời gian khấu hao lại. Từ đó, giá sản phẩm cũng tăng theo. Để hạn chế vấn đề này, nhà quản trị cần có một kế hoạch theo dõi máy móc tốt. Luôn có một lịch trình bảo trì, bảo dưỡng máy móc nhằm tăng thêm giá trị sử dụng của chúng. Vệ sinh định kỳ, thường xuyên để tối ưu được hoạt động.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần theo dõi để nắm được các lãng phí cần loại bỏ. Ví dụ như lãng phí nguồn nguyên vật liệu, lãng phí nhân lực, nhân viên không làm đúng vị trí, không phát huy được hết khả năng,….Từ đó có các chính sách cắt giảm chi phí, đồng thời đảm bảo nếu cắt giảm các chi phí ấy sẽ không kéo theo các ảnh hưởng tiêu cực.
Những lưu ý khi tính giá sản phẩm thức ăn chăn nuôi
Lưu ý về thị trường thức ăn chăn nuôi
Thị trường thức ăn chăn nuôi vô cùng có tiềm năng. Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại nước ta do mức giá cao nên đã thu về rất nhiều lợi nhuận. Các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi trong nước công bố tỷ lệ lợi nhuận / giá thành sản xuất 1kg thức ăn chăn nuôi vào khoảng 1 – 3%. Tuy nhiên thực tế, tỷ lệ lợi nhuận / giá thành 1kg có thể lên tới 10 – 15%, thậm chí có những doanh nghiệp lên tới 30%. Đối với ngành thức ăn chăn nuôi, nhà nước đã bãi bỏ thuế VAT 5% với các nguyên liệu nhập khẩu như ngô, đậu tương.… nhằm giảm mức giá sản phẩm. Giá sản phẩm có giảm, tuy nhiên còn rất nhiều chi phí khác khiến giá sản phẩm không giảm như kỳ vọng.
Để đối phó với các vấn đề về tính giá sản xuất thức ăn chăn nuôi, doanh nghiệp có thể tìm đến các giải pháp quản trị tổng thể nhằm cắt giảm các chi phí, từ đó giảm được giá sản phẩm. Cloudify cung cấp cho doanh nghiệp giải pháp ERP hứa hẹn sẽ hỗ trợ nhà quản trị tính toán giá sản phẩm, đồng thời tăng tốc toàn doanh nghiệp, loại bỏ nhiều lãng phí không đáng có. Liên hệ với chúng tôi qua Cloudify.vn để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí.
Xem thêm
Quản lý kho thông minh với phần mềm quản lý kho Cloudify
Những lưu ý khi triển khai phần mềm quản lý sản xuất
Lập kế hoạch mua nguyên vật liệu như thế nào cho chính xác?
Top 7 lợi ích tuyệt vời của phần mềm quản lý sản xuất