Sáng ngày 13/07 vừa qua, Hội thảo “Quản trị rủi ro và thanh toán quốc tế cho Doanh nghiệp Xuất Nhập Khẩu” do Cloudify Việt Nam phối hợp với Crif D&B Việt Nam và ngân hàng UOB Việt Nam đồng tổ chức đã diễn ra thành công với sự tham dự của hơn 50 doanh nghiệp Xuất Nhập Khẩu (XNK).
Tổng quan Hội thảo
Buổi hội thảo được diễn ra theo hình thức trực tiếp với sự tham dự của 3 vị diễn giả kỳ cựu đã chia sẻ nhiều kiến thức vô cùng hữu ích:
- Ông Lã Quốc Tuấn – Giám đốc chiến lược Cloudify Việt Nam. Ông có hơn 15 năm kinh nghiệm phát triển thị trường, tư vấn chiến lược, tổ chức N.G.O trong lĩnh vực Chuyển đổi số & Đối mới sáng tạo, Fintech, Martech, Insurtech cho doanh nghiệp
- Ông Nguyễn Việt Thắng – Tổng Giám đốc Crif D&B Việt Nam. Doanh nghiệp Crif D&B (Vietnam) LLC chuyên cung cấp thông tin kinh tế, chấm điểm tín dụng và giải pháp quyết định kinh doanh. Crif sở hữu nguồn thông tin chính xác và chuyên sâu về tình hình kinh tế và kinh doanh của tất cả doanh nghiệp ở mọi nơi trên thế giới.
- Bà Nguyễn Lan Phương – Giám đốc sản phẩm Khối Doanh nghiệp vừa và nhỏ – Ngân hàng UOB Việt Nam. Ngân hàng UOB Việt Nam cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân và doanh nghiệp cho cả khách hàng Việt Nam và nước ngoài. UOB là cầu nối hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam kết nối các khách hàng của mình cũng như nắm bắt những cơ hội kinh doanh tại thị trường ASEAN và quốc tế.
Buổi hội thảo diễn ra với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về Quy trình vận hành – Thực thi quản trị rủi ro tài chính và đưa ra giải pháp để quản trị rủi ro. Đồng thời còn định hướng các doanh nghiệp trong việc ứng dụng chuyển đổi số để tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn hội nhập quốc tế.
Nội dung chính Hội thảo
1. Những khó khăn, rủi ro mà các doanh nghiệp Xuất Nhập Khẩu đang gặp phải
Câu chuyện giao thương quốc tế là những công việc mà doanh nghiệp (DN) XNK đang phải đối mặt hằng ngày. Đối với những rủi ro tiềm ẩn đòi hỏi các DN phải quản trị thật tốt để giảm thiểu mức thiệt hại. Một số rủi ro cụ thể mà các DN nên lưu ý:
- Rủi ro về pháp lý: những vấn đề liên quan đến hợp đồng như các điều khoản bị vô hiệu hóa với nguyên nhân từ pháp nhân hay ngành nghề hoạt động; cũng có thể là những điều khoản không thể đàm phán thuận lợi trong quá trình ký kết hợp đồng. Rủi ro về mất thương hiệu khi tên thương hiệu mà DN đang kinh doanh ở trong nước, đã được đăng ký trước trên trường Quốc tế.
- Rủi ro kinh tế: đến từ những yếu tố khách quan khó dự đoán. Chẳng hạn như năm 2022, những hàng hóa về công nghệ, máy móc, linh kiện điện tử gần như bị đình trệ do ảnh hưởng của logistics khiến việc giao hàng không thực hiện được, chịu thiệt hại nhiều khi phải đền bù hợp đồng.
- Rủi ro về thanh toán, các tài khoản bảo hiểm
- Rủi ro trong quá trình vận hành doanh nghiệp
Buổi hội thảo sẽ mang đến những thông tin, giải pháp giúp doanh nghiệp có những cái nhìn rõ hơn và sâu hơn về việc quản trị rủi ro hiệu quả. Đồng thời, sẽ đưa ra những gợi ý để quản trị rủi ro tốt nhất.
2. Doanh nghiệp Xuất Nhập Khẩu nắm bắt chuẩn xác tình hình sức khỏe tài chính của đối tác
Gần đây, công ty Kim Hạnh Việt xuất khẩu 100 container hạt điều sang Italy. Trong quá trình giao dịch với đối tác đã xuất hiện những điều bất thường như không liên hệ được với đơn vị mua hàng, chứng từ gốc bị mất khi hàng đã đến cảng dẫn tới công ty mất quyền kiểm soát của toàn bộ lô hàng. Hậu quả, công ty bị lấy mất 36 trong tổng 100 container hạt điều được xuất khẩu, tương đương số tiền 162 tỷ đồng và rất khó thu hồi ở thời điểm hiện tại. Ông Nguyễn Đức Thanh – Đại diện thanh toán thương mại của Việt Nam tại Italy – đã phát hiện đối tác mua hàng là một công ty lừa đảo, đã có chủ đích chiếm đoạt ngay từ đầu.Vậy làm cách nào để thận trọng hơn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu đối tác trước khi đi vào giao dịch xuất khẩu thực tế?
Credit Rating – Chỉ số xếp hạng tín nhiệm Doanh nghiệp
Đây là chỉ số tổng hợp cho thấy mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp, chỉ số càng tốt càng cho thấy DN làm ăn uy tín, sức khỏe tài chính lành mạnh, hành vi thanh toán có lịch sử tốt và không vướng vào các vấn đề pháp lý hay kiện tụng.
Chỉ số xếp hạng tín nhiệm là sự đánh giá tổng thể về sức mạnh tài chính và uy tín tín dụng của công ty dựa trên báo cáo tài chính mà Crif thu thập được và được cung cấp. Từ đó, giúp bên mua hàng lẫn bán hàng có thể đánh giá uy tín của DN và quản trị rủi ro khi hợp tác.
Chỉ số sức mạnh tài chính gồm 2 phần:
- Phản ánh quy mô DN dựa trên giá trị hoặc vốn chủ sở hữu mà dn thể hiện trong báo cáo tài chính: có mức xếp hạng từ H đến 5A. Trong đó mức 5A thể hiện công ty có giá trị ròng trên 430.000 tỷ là công ty có xếp hạng và chỉ số tốt. Còn những công ty xếp hạng H là những công ty vừa và nhỏ ở Việt Nam có giá trị ròng dưới 26 triệu đồng.
- Chỉ số rủi ro: xếp hạng từ 1 đến 4. DN đáng tin cậy có rủi ro thấp nhất có điểm là 1, còn DN có rủi ro rất cao điểm 4.
Ngoài ra, Mã định danh DN trên toàn cầu là điều phải có nếu doanh nghiệp muốn xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, nhất là ở thị trường Hoa Kỳ. Mã định danh DN là bằng chứng doanh nghiệp có tồn tại, có địa chỉ hoạt động rõ ràng được xác thực của bên thứ 3.
BIR – Báo cáo thông tin Doanh nhiệp
Chính là những nghiên cứu về chỉ số và thông tin chi tiết giúp DN hiểu rõ về đối tác từ đó quản trị rủi ro trong giao thương nội địa và quốc tế, xác định được lợi nhuận, tính ổn định về tài chính và hiệu suất của DN đó.
Có 5 yếu tố quan trọng để nghiên cứu thông tin doanh nghiệp:
- Báo cáo tài chính: từ 1-5 năm gần nhất của DN để biết được khả năng sinh lời, tính thanh khoản, hiệu suất hoạt động và việc sử dụng dòng tiền của DN
- Cổ đông, chủ sở hữu: xác định được ai là người chủ thật sự của doanh nghiệp, liệu DN đó được sở hữu bởi tập đoàn, công ty hay cá nhân, nguồn vốn có đủ mạnh và ổn định.
- Quy mô cty: Dựa trên số lượng nhân sự, mức doanh thu
- Ban giám đốc: người điều hành là ai, có uy tín trong ngành, mức độ chuyên môn về ngành nghề họ đang kinh doanh
- Phả hệ: sở hữu thực tế thuộc doanh nghiệp nào
3. Sản phẩm tài trợ thương mại cho Doanh nghiệp Xuất Nhập Khẩu
Các gói sản phẩm tài trợ thương mại của UOB các DN XNK sẽ nhận được những tiện ích như: mở rộng kết nối của khách hàng, được tư vấn chuyên nghiệp về các quy định liên quan đến các giao dịch thương mại, dễ dàng đàm phán và giao dịch thương mại, luôn cung cấp giải pháp toàn diện giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng năng suất trong giao dịch thương mại. Đặc biệt, DN có thể gửi yêu cầu phát hành L/C, yêu cầu chuyển tiền thanh toán quốc tế, yêu cầu nhờ thu nhập khẩu xuất khẩu; hơn hết, có thể tra cứu tiến độ xử lý của các giao dịch đó.
Giải pháp tài chính cho DN nhập khẩu
- Phương thức thanh toán qua dịch vụ thư tín dụng L/C: hiện đang phổ biến bởi có sự tham gia của ngân hàng DN nhập khẩu và ngân hàng DN xuất khẩu và có sự đảm bảo của 2 bên, thường được áp dụng cho đối tác mới giao dịch ở những deal đầu tiên và deal sau. Đầu tiên, UOB sẽ xem xét cấp hạn mức tín dụng, sau khi được cấp hạn mức tài trợ thương mại thì sẽ phát hành L/C dựa trên hạn mức đó, UOB sẽ kiểm tra bộ chứng từ và thông báo đến dn bộ chứng từ hợp lệ hay không, cuối cùng UOB sẽ tài trợ thanh toán bộ chứng từ cho DN nhập khẩu.
- Phương thức nhờ thu nhập khẩu: mức độ đảm bảo rủi ro thấp hơn so với L/C vì không có tín dụng thư và không có sự đảm bảo của ngân hàng. DN xuất khẩu và nhập khẩu chỉ giao dịch thông qua ngân hàng thu hộ bằng bộ chứng từ theo hợp đồng. Thường áp dụng cho đối tác lâu năm có sự tin tưởng, để giảm thiểu chi phí và nhanh chóng.
- Bảo lãnh nhận hàng: đối với những trường hợp hàng về cảng mà bộ chứng từ chưa được hoàn thiện và phải gửi sau. DN cần nhận hàng trước khi bộ chứng từ về, UOB sẽ cung cấp bảo lãnh nhận hàng trước khi bộ chứng từ về để giảm thiểu chi phí lưu kho, lưu bãi khi nhận hàng quá lâu.
Giải pháp tài chính dành cho DN xuất khẩu
- Phương thức thanh toán qua dịch vụ thư tín dụng L/C: UOB sẽ xác thực độ chính xác của thông tin trong L/C để đảm bảo tính chân thực và tu chỉnh L/C khi cần thiết. Sau khi xác thực sẽ thông báo đến DN đồng thời tư vấn những điều khoản gây bất lợi có trong L/C đối với DN. Khi hồ sơ và bộ chứng từ xuất khẩu đã hoàn thành thì DN cần đưa lên UOB để kiểm tra bộ chứng từ, đảm bảo tính hợp lệ. Đối với chứng từ hợp lệ chỉ cần 5 ngày đối tác phải thanh toán liền và không được hoãn thời hạn cho DN. Đối với khách hàng của UOB còn có thể nhận chiết khấu bộ chứng từ để nhận tiền trước để đảm bảo thanh khoản.
- Phương thức nhờ thu nhập khẩu: tương tự nhờ thu nhập khẩu, bộ chứng từ được thực hiện và gửi chi UOB để đốc thúc ngân hàng DN nhập khẩu thanh toán hợp đồng.
4. Ứng dụng công nghệ trong quản trị rủi ro vận hành và nâng cao năng lực sản xuất cho Doanh nghiệp Xuất Nhập Khẩu
Hậu đại dịch: Tăng tốc chuyển đổi số bằng Cloud ERP
Sau đại dịch thị trường hình thành các trạng thái doanh nghiệp mới: thích nghi và tăng tốc. Doanh nghiệp chưa có nền tảng công nghệ tốt trước đại dịch thì sẽ tập trung vào việc thích ứng với sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng và bắt đầu tìm kiếm công nghệ để ứng dụng hoạt động. Về phía doanh nghiệp đã có nền tảng công nghệ tốt sẽ tập trung đầu tư, đưa ra các mô hình kinh doanh tinh gọn hơn từ đó chiếm lĩnh thị phần và tăng tốc vượt qua đối thủ.
Rủi ro trong vận hành DN XNK
- Rủi ro sản xuất: sự gián đoạn hàng hóa chuỗi cung ứng khi chi phí Logistics tăng cao
- Rủi ro quản trị kinh doanh: những thay đổi về nhân sự, cấu trúc báo cáo kinh doanh đa chiều hoặc quy trình vận hành kinh doanh, bảo mật thông tin,…
- Rủi ro lập kế hoạch và kiểm soát: dự báo và đánh giá, lập kế hoạch không đầy đủ dẫn đến quản lý kém hiệu quả
- Rủi ro giảm nhẹ và dự phòng: doanh nghiệp không có kế hoạch về hàng tồn kho tối thiểu và hàng tồn kho tối đa để đảm bảo nguồn cung ứng khi thị trường biến động.
Hiện nay, hầu hết các DN XNK phải chịu lỗ để giữ chân khách hàng vì chi phí vận chuyển hàng hóa tăng liên tục. Trong đó phương thức vận chuyển bằng đường hàng không tăng gấp 10 lần so với trước dịch.
Phần mềm Cloud ERP giúp gì trong Quản trị rủi ro Doanh nghiệp XNK
- Tăng doanh thu và năng suất lao động của cả DN: Nhờ quản lý tinh gọn và báo cáo số liệu kinh doanh theo thời gian thực trên 1 Platform, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho DN thông qua chiến lược phòng ngừa rủi ro
- Cắt giảm và tối ưu hao phí trong vận hành: Cắt bỏ những quy trình dư thừa không cần thiết, giảm tổng giá trị hàng tồn kho theo từng hợp đồng.
- Tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho DN: Hỗ trợ DN tăng năng suất của người điều phối và vận hành, xác định lãi/lỗ trên từng dịch vụ vận chuyển theo từng hợp đồng, từng phương tiện vận chuyển một cách tự động, thiết lập định mức và quản lý chi phí công việc
- Tăng tính bền vững khi có biến động thị trường: Quản lý chuỗi cung ứng, giá, thông tin thị trường khi có biến động, tìm kiếm các sản phẩm lợi nhuận cao, giảm sự phụ thuộc vào nhân sự cứng.
- Xây dựng báo cáo quản trị đa chiều để quản trị rủi ro: Báo cáo doanh thu/lợi nhuận theo thời gian thực trên Mobile/Web, báo cáo tổng giá trị tồn kho tối ưu, báo cáo và dự báo dòng tiền.
- Giải phóng lãnh đạo: tự động hóa doanh nghiệp và kiểm soát rủi ro từ xa
Lựa chọn phần mềm Cloud ERP để quản trị rủi ro
Việc lựa chọn phần mềm phù hợp và triển khai như thế nào luôn là bài toán hóc búa đối với các doanh nghiệp. Cloudify hiểu được những khó khăn trên, vì vậy Cloud ERP được thiết kế sao cho phù hợp với từng doanh nghiệp ở từng loại hình kinh doanh khác nhau. Dựa trên nền tảng SaaS ERP, Cloud ERP có 5 phần chính:
- Kiến trúc Microservices: Dựa trên giải pháp Cloud-based, đây là mô hình kiến trúc phân chia dự án phần mềm được cấu trúc thành các service riêng biệt và độc lập. Điều này đồng nghĩa với việc mọi hoạt động xử lý, lưu trữ dữ liệu đều riêng biệt đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp triển khai nhanh, loại trừ rủi ro vận hành dự án.
- Hệ thống tích hợp Open API: Kết nối với các giải pháp Chuyển đổi số (CĐS) khác để tăng khả năng phối hợp giữ nội bộ, khách hàng và đối tác
- Ứng dụng Mobile-first: Phù hợp cho người lao động phổ thông với những giao diện thân thiện và tính năng dễ sử dụng.
- Số hóa và tích hợp dữ liệu: Tất cả các phần mềm quản lý đều được đồng bộ trên một nền tảng duy nhất giúp tăng năng suất lao động thông qua việc số hóa và tự động hóa dữ liệu của doanh nghiệp.
- AI ERP: Đưa ra được bảng thống kê về số liệu, doanh số của doanh nghiệp; thậm chí còn thống kê được các chỉ số trọng yếu để chủ doanh nghiệp đưa ra quyết định ngay lập tức trong quá trình quản lý.
Hệ thống Cloud ERP là thế hệ tiếp theo tập trung vào quản trị toàn diện những quy trình trọng yếu của doanh nghiệp. Tất cả phần mềm quản trị vận hành nội bộ sẽ được tích hợp và đồng bộ trên Cloud, chỉ cần có user để đăng nhập và sử dụng.
Rào cản và những giải pháp cho doanh nghiệp chuyển đổi số
Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội mà CĐS mang lại cho doanh nghiệp là những rào cản và vấn đề mà các doanh đều sẽ gặp phải khi bắt đầu CĐS:
- Con người: Chủ doanh nghiệp chưa nắm rõ mục tiêu CĐS và chưa có lộ trình rõ ràng khi triển khai CĐS; nhân viên không đồng lòng trong việc CĐS và sợ bị đào thải khi phần mềm được ứng dụng.
- Lựa chọn cái mình thích thay vì “phù hợp”: Lựa chọn theo cảm tính, chưa có phương pháp hay kế hoạch cụ thể. Đôi khi, doanh nghiệp ưu tiên những giải pháp có tính tạm thời mà bỏ qua tính lâu dài và bền vững.
- Chưa xây dựng quy trình chuẩn: Làm khó khăn trong việc triển khai phần mềm, doanh nghiệp lựa chọn phần mềm quá cồng kềnh hoặc quá nhỏ so với quy mô doanh nghiệp hiện tại.
- Thiếu KPI rõ ràng và giám sát khi triển khai phần mềm: Điều này khiến doanh nghiệp không đánh giá được hiệu quả, năng suất của nhân viên, không theo dõi được hiệu quả của phần mềm mang lại.
Để CĐS thành công, doanh nghiệp cần phải sẵn sàng trong các công tác chuẩn bị như: quyết tâm từ các cấp lãnh đạo; đội ngũ quản lý cấp trung phải thay đổi tư duy và được đào tạo kỹ năng CĐS; có đội ngũ tiên phong giám sát để thay đổi và nâng cấp các tính năng phù hợp cho doanh nghiệp; lựa chọn công nghệ phù hợp; chuẩn hóa quy trình và cấu trúc dữ liệu theo từng phòng ban; mục tiêu CĐS phải gắn với mục tiêu doanh nghiệp như tối ưu hóa chi phí vận hành từ đó tăng doanh thu bền vững.
Phần kết Hội thảo
Phần cuối của chương trình là thời lượng Q&A – Hỏi đáp cùng chuyên gia. Các diễn giả đã trả lời trực tiếp những vấn đề thắc mắc, tình hình thực tế mà các doanh nghiệp Xuất Nhập Khẩu đưa ra. Những thông tin chia sẻ của diễn giả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và sâu hơn những băn khoăn trong quản trị rủi ro mà họ gặp phải. Đồng thời ứng dụng công nghệ, phương pháp chuyển đổi số để giúp doanh nghiệp tối ưu lợi nhuận và tăng trưởng bền vững.
Lời kết
Hy vọng rằng thông qua buổi Hội thảo này, các doanh nghiệp Xuất Nhập Khẩu đã hiểu rõ hơn về giải pháp cho việc quản trị rủi ro trong vận hành cũng như thanh toán quốc tế. Việc áp dụng phương pháp chuyển đổi số là cách thức giúp doanh nghiệp tăng trưởng kinh doanh nhanh chóng trong giai đoạn tăng tốc phát triển.
Cloudify hiện đang cung cấp nền tảng quản trị vận hành hiệu quả dành cho doanh nghiệp. Hệ thống được phát triển bằng công nghệ Cloud-Based tiên tiến nhất, sử dụng online mọi lúc mọi nơi trên tất cả các thiết bị. Cloudify hỗ trợ tư vấn miễn phí 1-1 về chiến lược vận hành doanh nghiệp và ứng dụng hệ thống Cloud ERP – Quản lý tổng thể cho doanh nghiệp. Đăng ký tư vấn tại đây.