Ở Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 95% tổng số doanh nghiệp, đóng góp cho nước ta giá trị GDP rất lớn, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này lại có những hạn chế nhất định và phụ thuộc nhiều vào chiến lược sản xuất. Trong bài viết này, Cloudify xin chia sẻ với các doanh nghiệp một số lưu ý nhỏ hỗ trợ quản lý chiến lược sản xuất để quy trình sản xuất được hiệu quả hơn
Nội dung bài viết
Chiến lược sản xuất là một hoặc một số đề xuất đã được thống nhất, mang tính khái quát và cơ bản nhằm dẫn dắt hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đạt được mục đích chung của tập thể dựa vào nguồn lực hiện tại của công ty.
Chiến lược sản xuất góp phần quan trọng quyết định thành công
Khác với thương mại và dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất cần kết hợp các yếu tố: con người, tư liệu sản xuất, đối tượng, công cụ sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ để cấu thành sản phẩm, bên cạnh đó còn cần phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, máy móc,….
Đối với doanh nghiệp sản xuất, nếu sản phẩm làm ra không tìm được thị trường tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ rất khó để chuyển sang sản xuất lĩnh vực khác bởi nguồn lực và các yếu tố tài sản dài hạn. Chính vì vậy, việc đầu tiên trước khi doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư đó là lập cho mình một chiến lược sản xuất đúng đắn, khả thi dựa vào các nguồn lực hiện tại.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có tính linh động cao do thường hướng đến các thị trường nhỏ. Tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng có thể tiêu thụ được. Hãy chọn cho doanh nghiệp của mình một cặp sản phẩm – thị trường ít cạnh tranh, phù hợp nhưng cũng đừng quá bất khả thi.
Không ít doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hoặc mất mát rất lớn vì lo chạy theo tập thể, có thể là bởi cùng một sản phẩm nhưng đối thủ có sự khác biệt lớn hơn khiến sản phẩm của mình không thể tiêu thụ. Do vậy, trước khi đầu tư vào thị trường có tính cạnh tranh cao của một sản phẩm đang được ưa chuộng, hãy cân nhắc và tính toán đến những cơ hội dài hạn và sự khác biệt của mình so với đối thủ có đủ để lôi kéo khách hàng hay không.
Cần lưu ý khi lập chiến lược sản xuất
Vấn đề thấy sản phẩm này có lời thì sản xuất, có lãi thì chạy theo đã không còn quá xa lạ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hoạt động này sẽ khiến vốn đầu tư bị dàn trải, lãng phí nguồn lực, không phát huy được tiềm năng của doanh nghiệp.
Với quy mô vừa và nhỏ, doanh nghiệp cần phải xây dựng một mục tiêu rõ ràng, bám sát đích đến để tối ưu hóa được vốn, phân bổ và ưu tiên nguồn lực vào những lĩnh vực chính để thúc đẩy sản xuất, tăng hiệu suất làm việc.
Người quản lý là đầu tàu dẫn dắt cả doanh nghiệp, theo đó là các cấp nhân viên trực tiếp, gián tiếp tham gia quá trình sản xuất kinh doanh. Nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời xây dựng một nền văn hóa nội bộ công ty vững mạnh để đoàn kết doanh nghiệp là điều cần phải thực hiện thường xuyên.
Đầu tư vào các phần mềm quản lý sẽ giúp giải hầu hết các bài toán khó trong sản xuất của doanh nghiệp. Quan trọng hơn, các phần mềm sản xuất ngày nay còn có khả năng dự báo về nhu cầu thị trường trong tương lai dựa vào doanh thu, dữ liệu khách hàng,….Đây chính là cơ sở để người quản lý vạch ra các chiến lược sản xuất kế tiếp cho doanh nghiệp của mình, nhằm tối thiểu hóa rủi ro và chi phí gặp phải trong tương lai.
Cloudify là phần mềm quản lý online từ xa, luôn tự tin đồng hành và hỗ trợ cùng các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sản xuất, thương mại, dịch vụ,…hay bất kỳ lĩnh vực nào. Liên hệ với chúng tôi qua Cloudify.vn để được tư vấn miễn phí.
Tham khảo thêm:
Phương pháp quản lý sản xuất nào phù hợp với doanh nghiệp?
“Thước đo” tiêu chuẩn để trở thành nhà quản lý sản xuất tài ba